Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-7 - Năm học 2021-2022
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
B. Khám phá:
* Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai?
+ Mọi người đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì nghỉ hè.
- YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường học.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
C. Luyện tập:
- HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè,
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 1-7 - Năm học 2021-2022
TUẦN 1 Ngày soạn: 28/8/2021 Thời gian thực hiện: Thứ hai 30/8/2021 Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT DƯỚI CỜ Tham gia lễ khai giảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV tổ chức cho HS tham gia Lễ khai giảng theo kế hoạch của nhà trường. - GV nhắc nhở HS nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong buổi lễ khai giảng năm học mới, chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đình. - GV cho đội văn nghệ của lớp chuẩn bị biểu diễn tiết mục văn nghệ chào mừng - GV hỗ trợ HS trong quá trình di chuyển lên bục biểu diễn và trở về chỗ ngồi của mình sau khi biểu diễn xong - GV nhắc nhở những HS nói chuyện, làm việc riêng, gây ảnh hưởng tới những bạn xung quanh. - GV đặt câu hỏi: Khi tham gia Lễ khai giảng, em thích nhất điều gì? - HS tham gia lễ khai giảng Tổ chức tại lớp. - HS ngồi vào vị trí của mình, giữ trật tự, lắng nghe. - HS về chia sẻ với người thân về ấn tượng buổi khai giảng - Đội văn nghệ chuẩn bị biểu diễn - Đội văn nghệ biểu diễn trước lớp, cả lớp cổ vũ nhiệt tình. - HS tiếp thu lời nhắc nhở, ngồi nghiêm túc. - HS chia sẻ. ________________________________________ Tiết 2+3: Tiếng Việt TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. - Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2. - Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện. - Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng? + Cảm xúc của em như thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. B. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. - HDHS chia đoạn: (3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp. + Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn. + Đoạn 3: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, - Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái.; - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. C. Luyện tập * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. - Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11. - YC HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4. - Tuyên dương, nhận xét. - Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. D. Vận dụng: - Hôm nay em học bài gì? - Qua bài đọc em rút ra được bài học gì cho bản thân? - Em sẽ làm gì để xứng đáng là một học sinh lớp 2? - Nhận xét chung một giờ học. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS thực hiện theo nhóm ba. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Đáp án đúng: a, b, c. C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy. C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cô, trường lớp, C4: Thứ tự tranh: 3-2-1. - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. _____________________________________________ Tiết 4: Toán LUYỆN TẬP – TRANG 6 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, số bé nhất, số lớn nhất. Đọc, viết, so sánh được các số đến 100. - Nhận biết được số chục, số đơn vị của số có hai chữ số; - Nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tranh, hình vẽ,... năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ - HS: Bộ đồ đùng học Toán 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi toán học B. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - GV HDHS thực hiện lần lượt các YC: - GV hướng dẫn mẫu: + Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ ? + Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào ? Viết thế nào ? - Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng . a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị ? Viết số tương ứng b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc số tương ứng c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị ? Đọc, Viết số tương ứng - GV hỏi : + Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau ? + Khi viết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n ? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Hướng dẫn HS phân tích mẫu. + Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu ? + Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Nối với chú thỏ nào ? + YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HDHS phân tích mẫu : - HD HS phân tích bảng : + Những cột nào cần hoàn thiện ? - GV cho HS làm bài vào phiếu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét. - GV chốt, chiếu đáp án. - Nhận xét, đánh giá bài HS. C. Vận dụng: Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. - GV thao tác mẫu. - GV cho HS thảo luận nhóm ba. - Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về vận dụng - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 2-3 HS trả lời: + Đáp án 51. + Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu. + Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm. - 2-3 HS trả lời: - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. - HS thảo luận nhóm 3. - 2 Nhóm lên thi tiếp sức. - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. _____________________________________________ CHIỀU Tiết 3: Tự nhiên và Xã hội BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ. - Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ. - PTNL giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu học tập (sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ). - HS: Tranh (ảnh) về gia đình mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nên lung linh. - Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình. - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. B. Khám phá: *Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa - YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi: ? Tranh vẽ cảnh gia đình Hoa đang đi đâu? ? Gia đình Hoa có những ai? ? Vậy gia đình Hoa có mấy người? ? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiểu tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? ? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống. Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống - GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. - GV giải nghĩa cụm từ “thế hệ” là những người cùng một lứa tuổi. - YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau: ? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương. - GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. ? Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào? ? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy thế hệ chung sống? *GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa) ? Những gia đình hai thế hệ thường có những ai? - GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời. C. Thực hành: Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu HS giới thiệu về gia đình mình. (qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau: + Gia đình em có mấy người? Đó là những ai? + Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai? + Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ? + Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì? - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. *GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế hệ? (hoặc Em biết gia đình nào có bốn thê hệ) - GV đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Cách xưng hô giữa các thế hệ rong gia đình như thế nào? + Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thé hệ thứ nhất là gì? - GV nhận xét, tuyên dương. D. Vận dụng: - GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình (có 2; 3; 4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình. - Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ. - GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình. + Giới thiệu về tên mình. + Gia đình mình có mấy thế hệ? + Giới thiệu về từng thế hệ. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2 (hoặc 3 thế hệ). - GV nhận xét tiết học. - HS thực hiện. - HS chia sẻ. - HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2. - 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - HS đọc. - HS nghe. - HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV. - HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp. - Hs nghe - HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con. - HS trả lời: - HS nghe. - HS trả lời. - 2HS đọc. - HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu. - 2HS đại diện nhóm lên trình bày. - HS trả lời. - HS quan sát và trả lời theo ý hiểu. - HS quan sát và lựa chọn sơ đồ. - HS làm việc cá nhân. - HS lên chia sẻ. __________________________________________________ Ngày soạn: 29/8/2021 Thời gian thực hiện: Thứ ba 31/8/2021 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP – trang 7 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị (dạng: 35 = 30 + 5). - Biết sắp xếp theo thứ tự, lập được số có hai chữ số. ... OẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Khám phá: * Hoạt động 1: Tìm đọc một câu chuyện về trường học. - GV HD các em tìm trên sách báo nhi đồng rồi đọc ngay tại lớp. - YC HS thảo luận nhóm 4. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - YC 2- 3 nhóm trình bày kết quả - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 2: Nói về nhân vật em thích. - Gọi HS đọc YC bài. Bài YC làm gì? - HDHS làm bài: chọn một nhân vật mà em thích trong câu chuyện đã đọc (theo gợi ý) + Câu chuyện có mấy nhân vật? Tên nhân vật em thích là .... Điều khiến em thích nhất ở nhân vật này là.... C. Vận dụng: - Hôm nay em học bài gì? - GV nhận xét giờ học. - Tìm đọc cá nhân - Thảo luận N4, HS trả lời. - HS nối tiếp trả lời - 1-2 HS đọc. 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách làm. - HS lên trước lớp chia sẻ.. - HS chia sẻ bài. ___________________________________________________ Ngày soạn: 13/10/2021 Thời gian thực hiện: Thứ sáu 15/10/2021 Tiết 1+2: Tiếng Việt BÀI 15: CUỐN SÁCH CỦA EM (Tiết 1+2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc đúng rõ ràng một văn bản thông tin ngắn, nhận biết đặc điểm của văn bản thông tin. Hiểu nội dung bài: Các đơn vị xuất bản sách thiếu nhi, cấu trúc một cuốn sách, các công đoạn để tạo ra một cuốn sách. - Giúp hình thành và phát triển năng lực: nhận biết được các thông tin trên bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản. - Biết giữ gìn sách vở gọn gàng, ngăn nắp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. Máy tính, máy chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV y/c HS đoán: + Cuốn sách viết về điều gì? + Nhân vật chính trong cuốn sách là ai? + Câu chuyện sẽ diễn biến ra sao, kết thúc thế nào? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. B. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. - Luyện đọc câu dài: Tên sách/ là hàng chữ lớn ở khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng/ rất nhiều ý nghĩa. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: nhà xuất bản, mục lục. - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến viết về điều gì. + Đoạn 2: Tiếp cho đến phía dưới bìa sách. + Đoạn 4: Từ phần lớn các cuốn sách đến hết. - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi. * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.64. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. C. Luyện tập * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - HS đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật. - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.32. - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.64. - HDHS nói tiếp để hoàn thành câu. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. D. Vận dụng - Hôm nay em học bài gì? Chia sẻ cảm xúc của em ? - GV nhận xét giờ học. - Vận dụng bài học vào việc đọc sách mỗi ngày. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. - Cả lớp đọc thầm. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. - HS chia đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn. - HS thực hiện theo nhóm đôi. - HS lần lượt đọc. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến: C1: Tên sách – thường chứa đựng nhiều ý nghĩa. Tác giả - người viết sách báo. Nhà xuất bản – nơi cuốn sách ra đời. Mục lục - thể hiện các mục chính và vị trí của chúng. C2: GV có thể mở rộng, mang cho HS một cuốn sách mới, cho HS quan sát, nhận ra tên sách, đặt câu hỏi giúp HS dự đoán về nội dung sách: Tên sách là gì? Qua tên sách em biết được điều gì? C3: 1-c; 2-a; 3-d; 4-b C4: a. Phần 2 của cuốn sách có các mục Xương rồng, Thông, Đước. b. Để tìm hiểu về cây xương rồng, em phải đọc trang 25 - HS lắng nghe, đọc thầm. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó - 1-2 HS đọc. - HS hoạt động nhóm 4, thực hiện theo yêu cầu. - 4-5 nhóm lên bảng. - HS chia sẻ. ______________________________________________ Tiết 3: Toán GIẢI BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN MỘT SỐ ĐƠN VỊ - LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nhận biết được bài toán về ít hơn một số đơn vị. - Biết cách giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn một số đơn vị. - Củng cố thêm về bài toán nhiều hơn một số đơn vị. - Phát triển năng lực tính toán; kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ. Máy tính, máy chiếu nội dung bài. - HS: SGK. Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động: - Trò chơi "chuyền hoa" B. Khám phá: - GV cho HS quan sát tranh sgk/tr 51: - Gọi HS đọc bài toán. - HDHS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - HDHS viết tóm tắt bài toán: Mai gấp được : 8 cái thuyền Nam gấp được ít hơn Mai: 2 cái thuyền Nam: . cái thuyền? - HDHS quan sát hình vẽ để biết Nam gấp bao nhiêu thuyền ? Làm thế nào em biết Nam có 6 thuyền? - YCHS nêu phép tính và bài giải - Nhận xét, tuyên dương. - GV: Vậy số thuyền của Nam ít hơn là 2 thuyền nên ta lấy số thuyền của Mai là 8 - 2 . Đây chính là bài toán về ít hơn một số đơn vị. - GV lấy ví dụ về ít hơn và yêu cầu hs trả lời miệng (nêu phép tính). *** Để giải bài toán về ít hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?. - GV chốt cách làm bài toán về ít hơn một số đơn vị. C. Hoạt động – Thực hành: - Gọi HS đọc bài toán - HDHS tìm hiểu bài toán: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + YCHS nêu tóm tắt bài toán - YC hs làm bài cá nhân: điền số vào dấu “?” + Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn + Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. D. Luyện tập Bài 1: Giải bài toán theo tóm tắt sau - Gọi HS đọc nội dung bài toán qua tóm tắt. HDHS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - YCHS làm bài vào vở ô li- đổi chéo vở kiểm tra bài – Đọc bài làm trước lớp và chia sẻ cách làm bài. - Nhận xét, tuyên dương. - GV: Bài toán trên là bài toán gì đã học? Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. + Gọi HS đọc bài toán? _ HDHS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + YCHS nêu tóm tắt bài toán - YC hs làm bài cá nhân - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn + Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn + Đọc bài và chia sẻ cách làm bài trước lớp - GV: Bài toán trên là bài toán gì đã học? - Đánh giá, nhận xét bài HS. - Hôm nay em học bài gì? + Để giải bài toán về nhiều hơn/ ít hơn một số đơn vị ta làm phép tính gì?. - Nhận xét giờ học. - Bạn hãy cho biết đối với bài toán về nhiều hơn ta phải làm phép tính gì ? - Quan sát tranh. - 1 HS đọc. - HS TLCH hướng dẫn + Bài toán cho biết ... + Bài toán hỏi ... - HS trả lời từng câu hỏi của GV. Lên bảng điền số vào chỗ trống theo HD của GV + Có 6 thuyền. Đếm và bớt đi 2 thuyền + 1 HS lên bảng trình bày Bài giải + HS lắng nghe - HS trả lời miệng (nêu phép tính). - HSTL: Phép trừ. - HS lắng nghe, nhắc lại. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời - HS nêu - HS điền vào dấu “?” lần lượt là : 9, 3, 6. - 1-2 HS trả lời. - HS làm bài. - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS nêu. - HS chia sẻ. + Bài toán về nhiều hơn một số đơn vị - 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra. - HS nêu. - HS chia sẻ. + Bài toán về ít hơn một số đơn vị _____________________________________________ Tiết 4: Toán LUYỆN TẬP - Trang 53 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. - Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ. - Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. - Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn. - Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phiếu bài tập - HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Khởi động - Trò chơi "Chuyền hoa" B. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. Bài YC làm gì? - GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau. - Gọi các cặp lên chữa bài (1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả). - GV lưu ý học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng (8 + 7, 7+ 8 ). - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. Bài YC làm gì? - GV hỏi: + Có mấy chuồng chim? Trên mỗi chuồng ghi số nào? + Có mấy con chim? Nêu từng phép tính ứng với con chim đó? - Gv yêu cầu HS tính kết quả của các phép tính ghi trên các con chim rồi tìm chuồng chim cho mỗi con chim. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. Bài YC làm gì? - GV hỏi : Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? + Muốn biết trên giá có tất cả bao nhiêu quyển sách và vở ta làm phép tính gì? - GV cho học sinh làm bài vào vở. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS chia sẻ bài làm. - Nhận xét, đánh giá bài HS. C. Vận dụng Trò chơi “ Ai nhanh ai đúng” - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - GV gắn phiếu bài 4 lên bảng, chia lớp làm 3 tổ (mỗi tổ cử 3 bạn lên lần lượt điền kết quả vào ô trống) - Tổ nào điền nhanh điền đúng tổ đó thắng. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Nhận xét giờ học. - Trả lời câu hỏi: Để giải bài toán về ít hơn ta phải làm phép tính gì nào? - 2 -3 HS đọc. 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện lần lượt các YC. - 1-2 HS trả lời. 2 -3 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn. + Chuồng của các con chim ghi 8 + 5 và 6 + 7 là chuồng ghi số 13. + Chuồng của các con chim ghi 6 + 9 và 7 + 8 là chuồng ghi số 15. + Chuồng của các con chim ghi 17 – 8 và 14 – 5 là chuồng ghi số 9. - HS chia sẻ. - 2 -3 HS đọc. 1-2 HS trả lời. - HS thực hiện chia sẻ. Bài giải Số quyển sách và quyển vở trên giá là: 9 + 8 = 17 ( quyển) Đáp số: 17 quyển vở và sách - HS lắng nghe. - HS quan sát hướng dẫn. - HS thực hiện chơi. ______________________________________________ Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT LỚP Thực hành những cách bảo vệ bản thân HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua. - GV tổ chức cho HS diễn tập theo nhóm theo một trong hai tình huống sau: + Từ chối nhận quà của người lạ. + Hét thật lớn khi bị người lạ tiếp cận. - GV tổ chức cho từng nhóm HS lên diễn tập những cách bảo vệ bản thân mà nhóm thống nhất. - GV nhắc nhở HS về nhà trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc, yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này để trong tiết Sinh hoạt lớp của tuần tiếp theo sẽ chia sẻ về kết quả trao đổi với bố mẹ trước lớp. - GV tổng kết hoạt động. - GV tổng kết thi đua tuần học và phổ biến kế hoạch tuần mới. - Cán bộ lớp tổng kết thi đua các tổ trong tuần học vừa qua. - HS diễn tập theo nhóm theo một trong hai tình huống - HS lên diễn tập những cách bảo vệ bản thân mà nhóm thống nhất. - HS về nhà trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuo.doc