Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nhận biết và đọc đúng âm a.

- Viết đúng chữ a. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.

2. Kĩ năng

- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cấn nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).

3. Thái độ

- Thêm yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất).

- Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a.

- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,.). - Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a. a.".

 

docx 43 trang trithuc 17/08/2022 6460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 2 - Năm học 2020-2021
 TUẦN 2 
 Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2020 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
*****
 TIẾNG VIỆT
 BÀI 1 A, a
MỤC TIÊU
Kiến thức
HS nhận biết và đọc đúng âm a.
 Viết đúng chữ a. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi. 
Kĩ năng
 Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cấn nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).
Thái độ
Thêm yêu thích môn học
CHUẨN BỊ 
Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). 
Nắm vững cấu tạo, cách viết chữ a. 
 Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,..). - Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a... a.".
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại các nét "cong kín", “nét móc xuôi" những nét cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín, nét móc xuôi.
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai?
Nam và Hà đang làm gi? 
Hai bạn và cả lớp có vui không? 
Vì sao em biết? 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh 
- GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. 
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. 
- GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lấn: Nam và Hà ca hát)''. Lưu ý, nói chung, HS không tự đọc được những câu nhận biết này; vi vậy, GV cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước. 
- GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV: Chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đếu chứa chữ a, âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a. 
- GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng. 
3. Đọc HS luyện đọc âm a
-GV đưa chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học. 
- GV đọc mẫu âm a. Gv yêu cầu Hs đọc lại.
- GV sửa lỗi phát âm của HS (nếu cần thiết). 
- GV có thể kể câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a, Tóm tắt câu chuyện như sau
Thỏ và cá sấu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lấn nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ, khi đang đứng chơi ở bờ sông, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu ngậm thỏ trong miệng rói rít lên qua kẽ răng: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “Anh kêu “hu hu hu", tôi chẳng sợ dâu. Anh phải kêu “ha ha ha" thi tôi mới sợ cơ” Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!", thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát.
Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu
"Ha! Ha! Ha!", miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bể chạy thoát.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nếu quy trình và cách viết chữ a.
-GV yêu cầu Hs viết bảng
Hs chơi
- Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. 
- Nam và Hà đang ca hát.
- Các bạn trong lớp rất vui.
- Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..)
- HS nói theo.
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
- Hs lắng nghe
- Hs quan sát
- Hs lắng nghe	
-Một số (4 5) HS đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe và quan sát
- Hs lắng nghe
- Hs viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, Chú ý liên kết các nét trong chữ a.
TIẾT 2
5. Viết vở
- GV hướng dẫn HS tô chữ a HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a.
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- GV nhận xét và sửa bài của một số HS
6. Đọc
- GV yêu cầu HS đọc thầm a.
- GV đọc mẫu a.
- GV cho HS đọc thành tiếng a (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. (Chú ý đọc với ngũ diệu vui tươi, cao và dài giọng.) 
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: 
Tranh 1
 Nam và các bạn đang chơi trò chơi gi? 
 Vì sao các bạn vỗ tay reo a"? 
Tranh 2
 Hai bố con đang vui chơi ở đâu? 
 Họ reo to "a" vì điều gì?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Nam và các bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích thú vỗ tay reo "a" khi thấy diều của Nam bay lên cao (tranh 1). Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước: Họ reo to "a" vì trò chơi rất thú vị phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé (tranh 2).
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. 
- GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: 
Tranh 1
 Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 Những người trong tranh đang làm gì? Theo em, khi vào lớp Nam sẽ nói gi với bố? Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? Tranh 2
 Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp? 
 Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào?
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh trường học. Bố chở Nam đến
trường học và đang chuẩn bị rời khỏi trường. Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “Con chào bố ạ!", "Con chão bó, con vào lớp ạ!", "Bó ơi, tạm biệt ből", "Bố ơi, bố về nhé!", .(tranh 1). Nam nhìn thấy cô giáo. Nam có thể chào cô:
"Em chào cô ạ!” “Thưa cô, em vào lớp!"..(tranh 2).
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp).
- Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét.
8. Củng cố 
- GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a.
 - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. 
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp.
- HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một.
- Hs viết
- Hs nhận xét
- HS đọc thẩm a.
- HS lắng nghe.
- HS đọc 
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Hs thực hiện
- Hs đóng vai, nhận xét
- Hs lắng nghe
 *****
. TOÁN
 BÀI 2: CÁC SÔ 6, 7, 8, 9, 10.
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU :
1. Phát triển các kiến thức.
- Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Xúc sắc, mô hình vật liệu......
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
- Hát
- Lắng nghe
2. Khám phá
- GV cho HS quan sát tranh:
? Trong bức tranh có những đồ vật gì?
GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10
Giới thiệu: Có 6 con ong. 
Viết số 6 lên bảng
- GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại.
- HS quan sát
3.Hoạt động
* Bài 1: Tập viết số.
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV chấm các chấm theo hình số lên bảng 
- GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK.
- GV cho HS viết bài
- HS theo dõi
- HS quan sát
- Theo dõi hướng dẫn của GV
- HS viết vào vở BT
* Bài 2: Số ?
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả 
- Gv nhận xét , kết luận
- HS nhắc lại y/c của bài
- HS quan sát đếm 
- HS nêu miệng
- HS nhận xét bạn
Bài 3: Đếm số
Nêu yêu cầu bài tập
HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng
HS nêu
HS trả lời
3.Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
..
 Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2020
THỂ DỤC
Bài 2: Tập hợp đội hình hang dọc, hàng ngang
 *****
TIẾNG VIỆT
 Bài 2: B, b, dấu \
MỤC TIÊU
Kiến thức
Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyến; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
 - Viết đúng chữ b, dấu huyển; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ bị dấu huyển.
 - Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
 - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.
 2. Kỹ năng
 - Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đỉnh: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tinh yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình sum họp, đám ẩm...). 
3.Thái độ
Thêm yêu thích môn học
Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
CHUẨN BỊ 
GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi mói. 
 GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b. 
Hiểu về một số sự vật: 
+ Búp bê: đó chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vài, bông, nhựa..
 + Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rủa nhưng mềm, dẹt, phủ da, không vẩy.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động 
- HS ôn lại chữ a. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ a.
- HS viết chữ a
2. Nhận biết 
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? 
Bà cho bé đồ chơi gi? 
Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao?
 - GV và HS thống nhất cầu trả lời. 
- GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. 
-GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. 
GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê. GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b.
3. Đọc : HS luyện đọc âm b
a. Đọc âm
- GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học.
- GV đọc mẫu âm b (lưu ý: hai môi mim lại rồi đột ngột mở ra).
- GV yêu cầu HS đọc.
- GV có thể giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng đều mở đầu bằng phụ âm b).
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu :
+ GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS) ba, bà. 
+ GV yêu cầu HS đánh vẫn tiếng mẫu ba, bà (bờ a ba; bờ a ba huyển bà). 
+ Một số (4-5) HS đọc trơn Ghép chữ cái tạo tiếng 
.
+ GV yêu cầu 3, 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ba, bà, ba ba. 
-Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ba (số 3), GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. 
- GV cho từ ba xuất hiện dưới tranh. 
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ba, đọc trơn từ ba. 
-GV thực hiện các bước tương tự đối với bà, ba ba. 
- HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. 
 - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ b và hướng dẫn HS quan sát. 
- GV viết mẫu và nêu cách viết chữ b. 
- HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ b và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ba khi viết bà. 
- HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. 
- GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. 
- Hs chơi
- Hs viết
- Hs trả lời
- Hs trả lời
- Hs trả ... .................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 18 tháng 9 năm 2020
TIẾNG VIỆT
TIẾT 11+12: ÔN LUYỆN TUẦN 2.
LUYỆN VIẾT A a, B b
I.MỤC TIÊU:
Củng cố về đọc viết các âm A a, B b đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
a, b ,ba bà
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
a, b, ba bà. Mỗi chữ 3 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 1 nộp vở.
-HS lắng nghe
TIẾT 2
LUYỆN ĐỌC, VIẾT C c, E e, Ê ê
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố về đọc, viết các âm c, e, ê đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở tập viết, vở ô ly.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
c, e, ê, bé, bê, ca 
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
c, e, ê, bé, bê, ca . Mỗi chữ 2 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.
- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS viết vở ô ly.
- Dãy bàn 2, 3 nộp vở.
 .*****
TIẾNG VIỆT(TC)
ÔN LUYỆN B, b
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ,câu có âm b, thanh huyền.
Viết đúng chữ b, thanh huyền; viết đúng tiếng, từ ngữ có chữ b, thanh huyền
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ có âm b và thanh huyền.
Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa qua các tình huống.
Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
GV:- VBT, tranh ảnh.
HS: - VBT, bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
GV cho HS hát.
2.Bài cũ.
- GV cho HS viết bảng con chữ “b”
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
- GV yêu cầu HS mở vở BT Tiếng Việt
Bài 1:
GV nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn: Các em hãy nối bức tranh chứa tiếng có âm “ b”với chữ “ b”cho sẵn trong vở.
GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn: các em hãy tô màu bất kì vào quả bóng chứa âm “ a” nhé.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn: các em hãy quan sát tranh vẽ gì rồi chọn “a” hoặc “b” điền vào chỗ chấm để được từ ngữ phù hợp với bức tranh nhé.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc viết lại chữ “ b” và thanh huyền vào bảng con.
- Dặn HS về đọc lại bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS hát
HS viết bảng con
-HS lắng nghe
- HS làm cá nhân.
- HS thực hiện vào VBT
-HS lắng nghe
- HS làm phiếu nhóm đôi.
- 2 nhóm lên dán bảng, các nhóm nhận xét.
Đáp án: ca, cá, bà.
-HS lắng nghe
- HS làm phiếu nhóm.
- Đại diện ba nhóm lên điền trên bảng lớn, các nhóm khác nhận xét.
Đáp án: Tranh 1: bà
 Tranh 2: ba ba
 Tranh 3: ba
-HS thực hiện vào bảng con và đọc đồng thanh.
HS lắng nghe.
 *****
SINH HOẠT LỚP.
LÀM QUEN NỀN NẾP HỌC TẬPVÀ SINH HOẠT Ở TRƯỜNG.
 I.Mục tiêu
Sau chủ đề giúp HS:
-Chia sẻ được với bạn về những điều em có thể làm.
-Làm quen được với bạn mới và các hoạt động nền nếp của trường.
 * Năng lực:
- Năng lực tự nhận thức bản thân thông qua việc xác định được một số nhiệm vụ bản thân được giao phó.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc làm quen với bạn mới.
 * Phẩm chất: phẩm chất trách nhiệm của bản than thể hiện qua việc bầu chọn lớp trưởng, lớp phó 
 II.Chuẩn bị:
 III.Các hoạt động giáo dục
Sơ kết các hoạt động trong tuần
 a. Đạo đức: Ngoan ngoãn, biết vâng lời cô, đoàn kết với bạn bè
b. Học tập: Nhiều bạn rất chăm chỉ như Bảo Thy, Bảo Châu, Hậu
 c.Thể dục vệ sinh: Đã biết tự phục vụ bản than, ăn mặc đúng quy định
Hoạt động trải nghiệm: 
*GV phổ biến cho HS về các nền nếp cần thực hiện trong học tập và sinh hoạt ở trường:
+ Cách giơ tay, giơ bảng con, các kí hiệu GV sử dụng trong giờ học, cách đứng lên khi đọc bài
+ Nền nếp giữ gìn sách vở, đồ dung học tập, 
+ Nền nếp vệ sinh cá nhân, rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh,
*GV tổng kết hoạt động.
 3.Phương hướng tuần tới – Phát động thi đua
Thực hiện hền nếp học tập.
Rèn luyện chăm sóc bản thân.
 BUỔI CHIỀU
 TIẾNG VIỆT(TC)
TIẾT 1
 BÀI 3: C c /
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết và đọc đúng âm c; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm c, thanh sắc.
Viết đúng chữ c, thanh sắc; viết đúng tiếng, từ ngữ có chữ c, thanh sắc.
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ có âm c và thanh sắc.
Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa qua các tình huống.
Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
GV:- VBT, tranh ảnh.
HS: - VBT, bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
GV cho HS hát.
2.Bài cũ.
- GV cho HS viết bảng con chữ “c”
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
- GV yêu cầu HS mở vở BT Tiếng Việt
Bài 1:
GV nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn: Các em hãy nối bức tranh chứa tiếng có âm “ c” với chữ “ c” cho sẵn trong vở.
GV nhận xét, sửa bài.
Bài 2:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn: các em khoanh vào chữ cái và dấu thanh cho sẵn để tạo thành tên vật đúng theo tranh.
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn: các em hãy quan sát tranh vẽ gì rồi chọn “c” hoặc “b” điền vào chỗ chấm để được từ ngữ phù hợp với bức tranh nhé.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc viết lại chữ “ c” và thanh sắc vào bảng con.
- Dặn HS về đọc lại bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS hát
HS viết bảng con
-HS lắng nghe
- HS làm cá nhân.
- HS thực hiện vào VBT
-HS lắng nghe
- HS làm phiếu nhóm đôi.
- 2 nhóm lên dán bảng, các nhóm nhận xét.
Đáp án: Tranh 1: cá
 Tranh 2: cà
-HS lắng nghe
- HS làm phiếu nhóm.
- Đại diện ba nhóm lên điền trên bảng lớn, các nhóm khác nhận xét.
-HS thực hiện vào bảng con và đọc đồng thanh.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
BÀI 4: E e, Ê ê
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết và đọc đúng âm c; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm E, Ê
Viết đúng chữ e, ê viết đúng tiếng, từ ngữ có chữ e, ê, 
Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ có âm e, ê.
Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
Phát triển kĩ năng quan sát nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh họa.
II. CHUẨN BỊ:
GV:-VBT, tranh ảnh.
HS: - VBT, bảng con.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
GV choHS hát
2.Bài cũ.
- GV cho HS viết bảng con chữ “e,ê”
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
- GV yêu cầu HS mở vở BT TiếngViệt
Bài 1:
GV nêu yêu cầu bài tập.
GV Các em hãy nối bức tranh chứa tiếng có âm“ e” và âm “ê” với chữ “ e”, “ê”cho sẵn.
GV nhận xét, sửa bài.
Bài 2:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn: các em hãy điền :e” hoặc “ê” vào chỗ chấm bên dưới mỗi bức tranh cho phù hợp với nội dung từng tranh.
 -GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn :các em hãy ghép các chữ cái và dấu thanh trong ba giỏ để tạo thành tiếng cho đúng. Sau đó viết lại tiếng đó ra phiếu nhé.
GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV cho HS đọc viết lại chữ “e”, “ê”và vào bảng con.
- Dặn HS về đọc lại bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS hát
HS viếtbảng con
-HS lắng nghe
- HS làm cá nhân.
- HS thực hiện vào VBT
- 1,2 HS đọc tên tranh vẽ gì.
-HS lắngnghe
- HS làm phiếu cá nhân.
- 2 em lên dán bảng, các bạn khác nhận xét.
Đápán: Tranh 1: bê
Tranh 2: bè
Tranh 3: bé
-HS lắngnghe
- HS làm phiếu nhóm.
-Đại diện ba nhóm lên điền vào phiếu lớn trên bảng, các nhóm khác nhận xét.
Đápán: bé, bè, bế, bề...
-HS thự chiện vào bảng con và đọc đồng thanh.
-HS lắngnghe.
*****
TOÁN(TC)
Bài 2: Ôn các số 6, 7, 8, 9, 10( Tiết 3)
MỤC TIÊU: Giúp HS: 
HS nhận biết và viết được các số trong phạm vi10.
HS đếm và vẽ được các số trong phạm vi10.
Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
CHUẨN BỊ:
GV: Tranh, ảnh/ 14,15.
HS: VBT, bảng con.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động( 7’)
Khởi động: HS hát 
Bài cũ:
GV tổ chức cho HS chơi “xì điện”.
Luật chơi: Người đầu tiên đếm 0, xì người bất kì trong lớp đọc đến số 5. HS phải đọc nhanh số tiếp theo, ai đọc chậm hoặc không đọc được bị phạt.
GV cho HS chơi thử
GV tổ chức cho HS chơi
GV nhận xét, tuyên dương HS.
HS hát
HS tham gia
Luyện tập ( 25’)
GV yêu cầu HS mở VBT toán.
Bài 1/ 14
GV đọc yêu cầu
HS Làm việc theo cặp.
GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 2/ 14
GV đọc yêu cầu
HSquan sát tranh và trả lời cá nhân.
GV hỏi HS gia đình em có mấy người?
GV nhận xét HS.
Bài 3/14
GV đọc yêu cầu
GV cho HS thảo luận nhóm đôi theo tổ, mỗi tổ một loại quả( quả táo, quả dứa, quả xoài, cam) 
GV nhận xét HS, tuyên dương.
Bài 1:
HS lắng nghe và thực hiện
HS vẽ thêm
Hình 2: vẽ thêm 4 chấm tròn
Hình 3: vẽ thêm 5 chấm tròn
Hình 4: vẽ thêm 4 chấm tròn
HS nhận xét bài bạn
Bài 2: 
HS lắng nghe và trả lời
+ Gia đình trong bức tranh có 6 người.
-Từng HS trả lời và ghi vào VBT.
+ Gia đình em có .. người (Tùy HS)
HS nhận xét
Bài 3: 
HS lắng nghe và thực hiện
Qủa cam: 7 quả
Qủa dứa: 6 quả
Qủa táo: 9 quả
Qủa xoài: 8 quả
HS nhận xét
Vận dụng (3’)
4. Củng cố, dặn dò:
- HS cho HS đọc, viết lại các số.
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thiện các BT chưa hoàn thành vào VBT, chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
HS lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_va_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.docx