Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ2,3,4,5)

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. Tìm

 đúng các câu, tiếng có chứa vần oi, ao, ăng. (HĐ1, 2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Củng cố về các âm, vần ơi, ao, ăng và mở rộng vốn từ ( thông qua

 những từ ngữ chỉ loài vật) có trong bài học. Có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội. (HĐ2, HĐ4.)

+ Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài thơ Tết đang vào nhà có chứa âm, vần đã học ( HĐ3, HĐ4.)

+ Củng cố kĩ năng chép chính tả khổ thơ cuối bài Tết đang vào nhà( có độ dài 12 chữ.(HĐ5)

- Năng lực văn học:

 + Trả lời được các câu hỏi: Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết? Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết? (HĐ3)

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)

- Yêu nước: Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống. (HĐ2, HĐ3, HĐ4)

II. Đồ dùng dạy học:

1. GV: Ti vi, máy tính, sách giáo khoa Tiếng Việt 1.

2. HS: Bộ thẻ chữ, sách giáo khoa Tiếng Việt 1, vở tập viết, bảng con.

 

doc 29 trang trithuc 16/08/2022 7201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán và Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỚP 1A2
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Tuần 18: Từ ngày 10/1/2022 đến 14/1/2022. 
Thứ
Tiết
Môn học
Tên bài dạy -Tuần 18
Ghi chú
BA
1
Toán
Bài 18: Ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 - Tiết 2
2
T. Việt
Bài 81: Ôn tập - Tiết 1 
3
T. Việt
Bài 81: Ôn tập - Tiết 1 
4
 TC T. Việt
Ôn bài 81: Ôn tập - Tiết 2
5
T. Việt
Ôn đọc bài: Chuyện ở lớp
TƯ
1
Toán
Bài 19: Ôn tập hình học
2
 TC Toán
Em vui học Toán
3
Tiếng Việt
Bài 82: Ôn tập 
4
Tiếng Việt
Bài 82: Ôn tập 
5
TCT.Việt
Ôn Bài 82: Ôn tập 
NĂM
1
Toán
Bài 20: Ôn tập chung
2
TC Toán
Trải nghiệm
3
Tiếng Việt
Kiểm tra, Đánh giá đọc cuối kì - Tiết 1
4
Tiếng Việt
Kiểm tra, đánh giá đọc cuối kì - Tiết 2 
5
Tiếng Việt
Kiểm tra, đánh giá đọc cuối kì - Tiết 3
 SÁU
1
Toán
Kiểm tra, đánh giá cuối kì 1
2
TC Toán
Kiểm tra, Đánh giá cuối kì 1 
3
Tiếng Việt
Bài 83: Ôn tập 
4
Tiếng Việt
Bài 83: Ôn tập 
5
Tiếng Việt
 TUẦN 18
Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2022
Tiết 1: TOÁN- Bài 18: ÔN TẬP PHÉP CỘNG,
PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 (TIẾT 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
+ Năng lực chung: - Ôn tập, củng cố thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 10, Thực hiện tính nhẩm ( qua bảng cộng trừ ). Vận dụng nêu được phép tính thích hợp với tình huống thực tế liên quan trong thực tế có vấn đề cần giải quyết; biết tham gia trò chơi. ( Năng lực giải quyết vấn đề).
+ Năng lực đặc thù: - Học sinh nhìn vào đồ vật , tranh ,ảnh nói, viết được kết quả đồ vật ,con vật tương ứng trong tranh(năng lực mô hình hóa toán học; công cụ phương tiện) (MHH; CCPT)
-Quan sát tranh, phép tính HS tính nhẩm được ,điền được dấu >,<,= ,từ các dấu +, -, = và các số cho trước HS viết được các phép tính theo yêu cầu (Năng lực tư duy và lập luận toán học).(TDLL); phát triển tư duy logic(TDLG).
- Thông qua hoạt động nhóm học sinh thảo luận nói kết quả;Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi hoàn thành BT theo yêu cầu,... ( năng lực giao tiếp toán học) (GT)
2. Phẩm chất:
 - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
 - Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: - Bộ đồ dùng dạy Toán 1 của GV, ti vi, máy tính.
2. HS:- Bộ đồ dùng học Toán 1 của HS, bảng con
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của gìáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu
*Cách tiến hành: 
-Gv tổ chức trò chơi tìm ra đi tìm thợ mỏ bằng cách trả lời các câu hỏi
-GV giới thiệu bài
-HS chơi
-HS lắng nghe
2. Hoạt động luyện tập
a)Cách tiến hành.
Bài 1. Tìm kết quả phép tính ghi ở mỗi toa tàu. 
-Gv nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm làm bài.
-Gv kết luận. Yêu cầu học sinh đọc to kết quả đúng.
-HS nêu yêu cầu của bài.
- HS thảo luận nhóm làm bài.
- Đại diện vài nhóm lên trình bày kết quả và chia sẻ cách làm bài của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lại kết quả. ( CN – ĐT)
Bài 2. Số ?
-Gv nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm bảng con.
-Gv kết luận: 7 – 3 = 4
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS làm bảng con.
- Vài học sinh lên trình bày kết quả, chia sẻ cách làm bài của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lại kết quả. ( CN – ĐT)
Bài 3. Số ? 
-Gv nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
-Gv kết luận: 4 + 2 = 6
-HS nêu yêu cầu của bài.
-HS làm vào vở 
- Vài học sinh lên trình bày kết quả, chia sẻ cách làm bài của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc lại kết quả. ( CN – ĐT)
Trò chơi : Bắt gà 
-Gv nêu cách chơi. ( SGK) 
- Chia nhóm và tổ chức học sinh chơi.
-Gv kết luận.
-HS tham gia trò chơi.
-HS chiến thắng chia sẻ cảm xúc và cách chơi trước lớp.
3. Hoạt động: Vận dụng:
- Nhắc lại kiến thức đã học.
- Chia sẻ các hoạt động mà em thích nhất. Vì sao?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
-Về nhà làm bài trong VBT 
- Nhận xét tiết học.
-Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
IV – Điều chỉnh sau bài dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................—&™.................................
Tiết 3, 4: Tiếng Việt 
BÀI 81: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ2,3,4,5)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. Tìm
 đúng các câu, tiếng có chứa vần oi, ao, ăng. (HĐ1, 2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Củng cố về các âm, vần ơi, ao, ăng và mở rộng vốn từ ( thông qua
 những từ ngữ chỉ loài vật) có trong bài học. Có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội. (HĐ2, HĐ4.)
+ Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài thơ Tết đang vào nhà có chứa âm, vần đã học ( HĐ3, HĐ4.)
+ Củng cố kĩ năng chép chính tả khổ thơ cuối bài Tết đang vào nhà( có độ dài 12 chữ.(HĐ5)
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi: Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết? Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết? (HĐ3)
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Yêu nước: Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống. (HĐ2, HĐ3, HĐ4)
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách giáo khoa Tiếng Việt 1. 
2. HS: Bộ thẻ chữ, sách giáo khoa Tiếng Việt 1, vở tập viết, bảng con...
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1 
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- GV cho HS đọc bài 80 SHS
- GV nhận xét. 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Diệt con vật có hại”
- HS đọc cá nhân 
- HS chơi trò chơi 
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng liền nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS thảo luận nhóm đôi: đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng liền nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật.
- Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình về loài vật mà cá nhân yêu thích.
- HS trình bày kết quả thảo luận: lợn, lạc đà, rùa, khỉ, nhím, chó, mèo, hổ, gấu, cá, sói.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành.
2. Đọc Tết đang vào nhà.
 - GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng. 
- GV cho HS đánh vần và đọc trơn từng tiếng.
- GV nêu câu hỏi.
+ Những câu thơ nào chứa tiếng có vần ơi? 
+ Những câu thơ nào chứa tiếng có vần ao? 
+ Những câu thơ nào chứa tiếng có vần ăng? 
- GV giải thích nghĩa từ câu đối bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.
- GV đọc mẫu.
- GV cho HS đọc theo nhóm đôi.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+ Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. 
+ Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
+ Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? 
+ Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV nhận xét.
- HS đọc thầm bài thơ và tìm tiếng: phơi, trời, đào, vào, trắng, nắng.
- HS đánh vần + đọc trơn CN + ĐT.
- HS trả lời.
+ Những câu thơ chứa tiếng có vần ơi là: Mẹ phơi áo hoa. Đất trời nở hoa.
+ Những câu thơ chứa tiếng có vần ao là: Hoa đào trước ngõ. Tết đang vào nhà.
+ Những câu thơ chứa tiếng có vần ăng là: Lung linh cánh trắng. Sân nhà đầy nắng.
- HS đọc theo nhóm đôi cả bài.
- HS đọc đồng thanh cả bài.
+ Loài hoa được nói tới trong bài thơ là hoa đào, hoa mai
+ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó là: Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng.
+ Để chuẩn bị đón Tết gia đình bạn nhỏ làm: Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối.
+ Còn gia đình em thường dọn dẹp nhà cửa, mua hoa về trang trí, lắp bóng điện nhấp nháy để chuẩn bị đón Tết
+ Em rất thích tết. Vì em được đi chơi, được nhận lì xì, 
- HS nhận xét.
TIẾT 2
 Hoạt động 4: Vận dụng
3.Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần ơi, ao, ăng.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV nhận xét, đánh giá.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS đọc trong nhóm 4.
- HS tìm tiếng có vần ơi, ao, ăng viết vào phiếu.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- HS nhận xét.
Hoạt động 5:Vận dụng sáng tạo.
4. Chép vào vở khổ thơ cuối.
- GV hướng dẫn HS chép bài vào vở.
Xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ và viết chữ nhỏ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà. GV khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.
- HS lắng nghe.
- HS chép bài vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV – Điều chỉnh sau bài dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ......................................&.......................................
 Tiết 5: Tiếng Việt ôn tập: LUYỆN ĐỌC BÀI THƠ: CHUYỆN Ở LỚP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, đúng yêu cầu. 
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài thơ: Chuyện ở lớp có chứa âm, vần đã học. 
+ Củng cố và mở rộng vốn từ ( thông qua những từ ngữ chỉ hoạt động ) có trong bài học. Từ chứa tiếng có vần uôt, uôc. 
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi: Bạn nhỏ kể cho mẹ nghe chuyện gì ở lớp? Mẹ nói gì với bạn nhỏ? 
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. 
- Nhân ái: Thấy được sự quan tâm chia sẻ tình cảm gia đình giữa mẹ và con. 
II. Đồ dung dạy học: 1. GV: Ti vi, máy tính 2. HS: vở.
III. Các hoạt động dạy học, chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Con thỏ con thỏ”
- GV cho HS xem tranh.
+ Tranh vẽ gì?
 ... , trừ trong phạm vi 10.
- HS 2 đội quan sát tranh,suy nghĩ và trả lời nhanh hình tương ứng.
-HS quan sát tranh cùng bạn nêu bài toán, phép tính tương ứng
-Đại diện vài cặp chia sẻ 
 ...........................................................................................
TIẾT 2: TC TOÁN: TRẢI NGHIỆM
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực:
 1.1. Năng lực chung:
 - Tự chủ- tự học:Tự thực hiện các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu
 - Giao tiếp hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm 
1.2 Năng lực đặc thù:
 - Năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc tìm kết quả phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10. 
 - Năng lực mô hình hóa 
2. Phẩm chất: 
 - Chăm chỉ: Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy chiếu, laptop
HS: Bộ đồ dùng học toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Mử đầu
- Cùng hát và giơ ngón tay biểu diễn phép tính
- GV hướng dẫn HS thực hiện
 B. Hoạt động 2: Luyện tập
Cùng nhau xếp hình
- GV khuyến khích HS xếp hình sáng tạo
-GV nhận xét, tuyên dương
C.Hoạt động Vận dụng: Cùng nhau 
- GV khuyến khích HS xếp hình sáng tạo
- GV nhận xét, tuyên dương
.
- Học sinh hát vận động theo bài hát “Một với một là hai”
-HS đọc phép tính, giơ ngón tay biểu diễn phép tính vừa đọc theo cặp
- HS cùng bạn xếp que tính thành các hình mình thích
-Đại diện vài nhóm chia sẻ, các nhóm khác theo dõi, lắng nghe.
- HS cùng bạn xếp các phép tính mình thích
-Đại diện vài nhóm chia sẻ, các nhóm khác theo dõi, lắng nghe.
..................................................................................................................................
TIẾT 3, 4, 5: THI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT
A. KIỂM TRA ĐỌC: 
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
 a, Đọc vần: 
 an ăm ui im ot
 ip êch ông iêng uông
 b, Đọc từ: 
 củ sắn gặp gỡ vâng lời nét chữ xanh biếc 
 c, Đọc đoạn văn: 
 Tết đã qua từ độ nào. Cái rét dắt díu nhau đi hết. Hè về kéo theo các trận mưa rào. Mưa sầm sập, sấm sét ì ầm. Mưa làm mát trời mát đất. Cóc nhái reo vui ì ọp, ì ộp.
2. Đọc - hiểu: (4 điểm) 
 Dựa vào nội dung đoạn văn trên em hãy khoanh tròn chữ cái trước ‎ câu trả lời đúng: 
 a, Đoạn văn trên có mấy câu? 
 A. 6 câu B. 5 câu C. 4 câu 
 b, Thời gian ở đây là  ... 
 A. tết B. mùa thu C. mùa hè 
 c, Hè về kéo theo các trận mưa ....
 A. mưa phùn B. mưa rào C. mưa ngâu 
 d, Cóc nhái reo vui ...
 A. ụt ịt, ụt ịt
 B. ríu ra ríu rít
 C. ì ọp, ì ộp
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Viết chính tả (6 điểm)
 Học sinh nhìn bảng tập chép mỗi vần, từ ngữ, câu 1 dòng.
 a, Viết vần: iêm , uông 
 b, Viết từ: bạn thân , quả gấc , nhà tầng 
 c, Viết câu: em giúp bố mẹ nhặt rau	
2. Bài tập: (4 điểm)
a, Điền: g, gh, ng hay nh? 
 ......à trống . ......ế gỗ chùm . o bắp .. ô	
 b, Nối tranh vẽ với từ thích hợp:
quả táo
 . 
đôi dép
cái kéo
búp sen
............................................................................................................................
 Thứ sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2022
Tiết 1, 2: THI TOÁN CUỐI HỌC KÌ 1 
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Câu 1: Số ? 
Câu 2: Viết số còn thiếu vào ô trống: 
 9 gồm 4 và 7 gồm 3 và 
Câu 3: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: 
a,
 A. 8	 B. 9 C. 10	
b,	 
 A. >	 B. < C. =
Câu 4: Quan sát hình vẽ và điền số thích hợp vào ô trống: 
 a, Hàng trên cùng có viên gạch. 
 b, Hàng dưới cùng có viên gạch.
 c, Hàng giữa có viên gạch.
 d, Cả ba hàng có viên gạch.
Câu 5: Điền dấu > < = thích hợp vào ô trống: (1điểm – M2)
 3 + 4 8 10 - 5 9 - 4 
Câu 6: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng: (1điểm – M2) 
 ? 
 A B C 
Câu 7: Trong hình vẽ bên: (1điểm – M1) 
Có ..... khối lập phương 
Có ..... khối hộp chữ nhật 
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 8: Tính: 
 6 + 3 = .... 9 – 4 = ....
 2 + 8 = .... 10 – 7 = ....	 	 
Câu 9: Tính: 
 5 + 5 - 4 = ... 10 – 3 + 2 = .... 
Câu 10: Viết Phép tính thích hợp với hình vẽ: 
...................................................................................................................
Tiết 3, 4: Tiếng Việt 
 BÀI 83: ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập. (HĐ2,3,4, 5)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc với các bạn trong nhóm. (HĐ1, HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, viết đúng yêu cầu. (HĐ1,2, 3,4, 5)
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng câu chuyện: Voi, hổ và khỉ và bài thơ: Nắng xuân hồng có chứa âm, vần đã học (HĐ2, HĐ4)
+ Củng cố kĩ năng viết đúng chính tả câu ca dao: Làng tôi có lũy tre xanh, Có dòng song nhỏ uốn quanh xóm làng. (HĐ5)
+ Củng cố và mở rộng vốn từ ( thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, đặc điểm) có trong bài học. (HĐ2, HĐ3, HĐ4 )
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi: Vì sao voi phải nộp mạng cho hổ? Những từ ngữ nào chỉ vóc dáng của voi và của khỉ? Trong câu chuyện trên, em thích con vật nào nhất? Vì sao? Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? Tìm từ ngữ miêu tả bầy chim. Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? (HĐ3, HĐ4)
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
- Yêu nước: Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh. (HĐ2, HĐ3, HĐ4, HĐ5)
II. Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Ti vi, máy tính, sách giáo khoa Tiếng Việt 1. 
2. HS: sách giáo khoa Tiếng Việt 1, 
III. Các hoạt động dạy học, chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TIẾT 1 
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Con thỏ con thỏ”
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào?
+ Voi là con vật thế nào?
+ Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khỉ và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?
- HS chơi trò chơi.
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Hổ là con vật hung dữ. 
+ Voi to khoẻ. 
+ Khỉ nhanh nhẹn, thông minh, trèo cât giỏi.
- Em thấy khỉ ngồi trên lưng voi oai phong. Hổ đang bỏ chạy.
 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
2.Đọc câu chuyện: Voi, Hổ và Khỉ:
- GV đọc toàn bộ câu chuyện.
- GV cho HS đọc phân vai
- GV gọi 2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS đọc nối tiếp câu.
- HS đọc phân vai.
- HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành:
3. Trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 về 3 câu hỏi trong SHS. 
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Vì sao voi phải nộp mạng cho hổ?
+ Những từ ngữ nào chỉ vóc dáng của voi và của khỉ?
+ Trong câu chuyện trên, em thích con vật nào nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Voi phải nộp mạng cho hổ vì thua hổ trong một cuộc thi tài.
+ Từ ngữ chỉ vóc dáng của voi là to lớn, từ ngữ chỉ vóc dáng của khỉ là nhỏ bé.
+ Trong câu chuyện trên, em thích con vật khỉ nhất. Vì khỉ thông minh.
- HS nhận xét.
TIẾT 2
 Hoạt động 4: Vận dụng
4. Đọc bài:Nắng xuân hồng.
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không: khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+ Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? 
+ Tìm từ ngữ miêu tả bầy chim. 
+Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? 
+ Hai tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau? 
+ Hai tiếng trong từ "lung linh" có điểm gì giống và khác nhau? 
- GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS đọc nối tiếp câu.
- 2 HS đọc toàn bài. 
- HS đọc đồng thanh cả bài.
+ Những cảnh vât được nói tới trong bài thơ là cây cối, bầy chim, lúa non, nắng, con đường.
+ Từ ngữ miêu tả bầy chim là: Chim gọi bầy xây tổ, Rộn rã dậy từng không.
+Từ "lung linh” dùng để miêu tả nắng.
+ Giống nhau về âm r, khác nhau về vần và dấu thanh.
+ Giống nhau về âm l, khác nhau về vần
- HS nhận xét.
Hoạt động 5:Vận dụng sáng tạo.
5. Viết chính tả.
- GV yêu cầu HS chép câu ca dao vào vở.( GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu tiên của câu; khoảng cách giữa các chữ, cỡ chữ. )
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
- GV nhận xét bài viết của HS.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- GV nêu một số từ trong bài Nắng xuân hồng: lung linh, rộn rã, hớn hở cho HS đặt câu.
- HS chép bài vào vở: 
 Làng tôi có lũy tre xanh
Có dòng song nhỏ uốn quanh xóm làng.
 ......................................&.......................................
Tiết 5: Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC BÀI THƠ: LŨY TRE
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm
 việc với các bạn trong nhóm. 
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đọc, đúng yêu cầu. 
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài thơ: Lũy tre có chứa âm, vần đã học. 
+ Củng cố và mở rộng vốn từ ( thông qua những từ ngữ chỉ vật) có trong bài học. Từ chứa tiếng có vần iêng. 
- Năng lực văn học: 
 + Trả lời được các câu hỏi: Những câu thơ nào tả lũy tre buổi sớm? Buổi trưa trâu làm gì? 
2. Phẩm chất: Chăm chỉ: Có hứng thú và ham thích học bài
-Yêu nước: Thấy được vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên của làng quê Việt Nam.
II. Đồ dung dạy hoc: 1. GV: Ti vi, máy tính 2. HS: vở.
III. Các hoạt động dạy hoc, chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Ôn và khởi động 
- GV cho HS chơi trò chơi: “Đèn xanh đèn đỏ”
- GV cho HS xem tranh trâu nằm dưới bụi tre.
+ Tranh vẽ gì?
- Đây là tranh vẽ con trâu đang nằm nghỉ dưới bụi tre. Đây cũng là hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam.
- HS chơi trò chơi.
- HS quan sát tranh và trả lời.
+ Trâu đang nằm dưới bụi tre.
 HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
2. Đọc bài thơ: Lũy tre.
 Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao.
 Những trưa đồng đầy nắng
 Trâu nằm nhai bóng râm
 Tre bần thần nhớ gió
 Chợt về đầy tiếng chim.
 Nguyễn Công Dương
- GV đọc toàn bộ bài thơ.
- GV gọi HS đọc cả bài thơ
- GV nhận xét.
NGHỈ GIỮA TIẾT
- HS đọc nối tiếp dòng thơ.
- HS đọc nối tiếp khổ thơ.
- HS đọc cả bài thơ.
- HS nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập – thực hành:
3. Trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 về 2 câu hỏi:
- GV cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
+ Những câu thơ nào tả lũy tre buổi sớm
+ Buổi trưa trâu làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
4. HĐ vận dụng
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày kết quả thảo luận.
+ Những câu thơ tả lũy tre buổi sớm:
 Mỗi sớm mai thức dậy
 Lũy tre xanh rì rào
 Ngọn tre cong gọng vó
 Kéo mặt trời lên cao.
+ Buổi trưa trâu nằm dưới bụi tre mồm liên tục nhai.
 - HS nhận xét.
IV- Điều chỉnh sau bài học:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................—&™..................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_toan_va_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.doc