Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet - Võ Nhật Trường
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
-Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.
-Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.
-Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.
-Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
-Năng lực tự chủ, tự học: tự học, tự tìm hiểu một số chức năng của phần mềm ứng dụng. Tự chủ trong việc sử dụng mạng xã hội.
-Năng lực giao tiếp và hợp tác: hình thành năng lực giao tiếp xã hội ngay cả trên không gian mạng một cách an toàn và có trách nhiệm.
2.2. Năng lực Tin học
-Ứng xử phù hợp trong môi trường số
-Giao tiếp, hợp tác trong môi trường kĩ thuật số
-Ứng dụng mạng xã hội trong học và tự học
3. Về phẩm chất:
-Rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và xã hội trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số, cụ thể là mạng xã hội.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm, và trao đổi thông tin - Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet - Võ Nhật Trường
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Kèm theo Công văn số 1677 /SGDĐT-GDTrH ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Sở GDĐT tỉnh Bình Định) Trường: THCS Tam Quan Bắc Tổ: TIN-GDTC-LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ Họ và tên giáo viên: Võ Nhật Trường CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM, VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN BÀI 4: MẠNG XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN INTERNET Môn: Tin học lớp: 7 Thời gian thực hiện: (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: -Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội. -Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin. -Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó. -Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực chung -Năng lực tự chủ, tự học: tự học, tự tìm hiểu một số chức năng của phần mềm ứng dụng. Tự chủ trong việc sử dụng mạng xã hội. -Năng lực giao tiếp và hợp tác: hình thành năng lực giao tiếp xã hội ngay cả trên không gian mạng một cách an toàn và có trách nhiệm. 2.2. Năng lực Tin học -Ứng xử phù hợp trong môi trường số -Giao tiếp, hợp tác trong môi trường kĩ thuật số -Ứng dụng mạng xã hội trong học và tự học 3. Về phẩm chất: -Rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và xã hội trong việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số, cụ thể là mạng xã hội. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học: - Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành. 2. Học liệu: - GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập. - HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 4’) a. Mục tiêu: -Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học: + Mạng xã hội – kênh trao đổi thông tin phổ biến trên internet + Thực hành: Sử dụng mạng xã hội -Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: mạng xã hội. b) Nội dung: -Cho hs quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó. c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản. d) Tổ chức thực hiện -Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. -GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Dự kiến thời lượng 46’) Hoạt động 1: 1. Mạng xã hội – kênh trao đổi thông tin phổ biến trên internet (Dự kiến thời lượng 21’) a) Mục tiêu: -Nhận dạng một số kênh trao đổi thông tin trên Internet -Điểm tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. b) Nội dung: Tìm hiểu về “Mạng xã hội – kênh trao đổi thông tin phổ biến trên internet”. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 1,2, 3,4, bài tập củng cố. c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh. Sản phẩm dự kiến: PHIẾU SỐ 1 CD2B4 Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: Câu 1. Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet đã nhận và gửi thông tin. Đó là cách nào? Ở lớp 6 em đã biết sử dụng Internet đã nhận và gửi thông tin. Đó là sử dụng Thư điện tử (email). Câu 2. Em có biết cách trao đổi thông tin nào trên Internet đang được sử dụng nhiều nhất không? Tại sao? -Trên Internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,... đang được sử dụng nhiều nhất. -Trên mạng xã hội mọi người có thể tương tác với nhau, không giới hạn người dùng và cũng có thể gọi điện trò chuyện ngay cả khi không ở gần nhau. PHIẾU SỐ 2 Mục đích và ví dụ Mô tả Giao lưu với bạn bè Cho phép người sử dụng tạo hồ sơ cá nhân, kết nối bạn bè. Người sử dụng có thể chia sẻ suy nghĩ và ý kiến cá nhân cũng như hình ảnh, âm nhạc, video, ... Chia sẻ video Người sử dụng có thể xem, chia sẻ, bình luận các video hoặc tải lên video của riêng họ. Chia sẻ ảnh Cho phép người sử dụng tải lên, sắp xếp và chia sẻ các hình ảnh của mình Mọi người có thể khám phá những bức ảnh hay các phòng trưng bày kĩ thuật số. Diễn đàn học tập, thảo luận Nơi mọi người có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ kiến thức về một chủ đề nào đó. Là hình thức thảo luận không trực tiếp, bài viết hoặc ý kiến của bạn có thể nhận được phản hồi ngay, cũng có khi vài ngày hoặc lâu hơn. PHIẾU SỐ 3 -Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia. -Em hãy nêu một số quan điểm nên và không nên khi tham gia mạng xã hội? Nên Không nên NÊN tận dụng mạng xã hội để kết nối bạn bè, tiếp nhận thông tin và học hỏi kiến thức, kĩ năng hay bày tỏ quan điểm cá nhân,... KHÔNG NÊN sử dụng mạng xã hội và thông tin vào mục đích sai trái như đăng thông tin giả, thông tin đe doạ, bắt nạt,... gây hậu quả cho người khác hoặc cho chính bản thân mình. PHIẾU SỐ 4 Em hãy trình bày những hiểu biết về kênh trao đổi thông tin và mạng xã hội? Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, ... là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet. -Tham gia mạng xã hội là tham gia một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách. -Mạng xã hội thường được tổ chức dưới dạng các website. Mỗi mạng xã hội thường có mục đích nhất định như: thảo luận, chia sẻ ảnh, video, ... -Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm. -Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet. d) Tổ chức thực hiện: -Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ +Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập, bài tập +HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 1, 2, 3, 4 +GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. -Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả + HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn. + HS cùng GV thảo luận nội dung. - Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức +HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học. Kiến thức: Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội, ... là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet. -Tham gia mạng xã hội là tham gia một cộng đồng trực tuyến, nơi mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách. -Mạng xã hội thường được tổ chức dưới dạng các website. Mỗi mạng xã hội thường có mục đích nhất định như: thảo luận, chia sẻ ảnh, video, ... -Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm. -Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet. Bài tập củng cố kiến thức: Gợi ý đáp án: 1 – C 2 – A Hoạt động 2: 2. THỰC HÀNH: SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI (Dự kiến thời lượng 25’) a) Mục tiêu: HS tạo được 1 tài khoản mạng xã hội, trao đổi thông tin trên mạng xã hội. b) Nội dung: Tạo một tài khoản mạng xã hội (Facebook). c) Sản phẩm: Tài khoản trên mạng xã hội. Phiếu học tập của học sinh Sản phẩm dự kiến: PHIẾU SỐ 5 Em hãy trình bày các bước tạo tài khoản Facebook? Tạo tài khoản Facebook Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com. Bước 2. Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt Bước 3. Nháy chuột vào ô Tạo tài khoản mới. Bước 4. Nhập đầy đủ thông tin vào các ô theo hướng dẫn. Bước 5. Nháy chuột vào nút Đăng ký PHIẾU SỐ 6 Em hãy trình bày sử dụng một số chức năng của tài khoản Facebook? Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com. Bước 2. Đăng nhập vào tài khoản. Bước 3. Cập nhật ảnh đại diện và các thông tin cá nhân nếu muốn. Bước 4. Chia sẻ một nội dung trên trang Facebook của mình. d) Tổ chức thực hiện: -Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ +GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. +Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập, bài tập +HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 5,6 +GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. +GV hướng dẫn HS tạo tài khoản, trao đổi thông tin trên mạng xã hội (có thể là Facebook) -Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập. +HS tạo tài khoản, trao đổi thông tin theo sự hướng dẫn của giáo viên. +HS đã có tài khoản thì tổ chức để hướng dẫn cho HS khác. + GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần +GV nhận xét, đánh giá về phần thực hành - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả + HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn. + HS cùng GV thảo luận nội dung. - Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá + GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức +HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học. Kiến thức: Tạo tài khoản Facebook Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com. Bước 2. Lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Việt Bước 3. Nháy chuột vào ô Tạo tài khoản mới. Bước 4. Nhập đầy đủ thông tin vào các ô theo hướng dẫn. Bước 5. Nháy chuột vào nút Đăng ký Sử dụng một số chức năng của tài khoản Facebook: Bước 1. Truy cập trang www.facebook.com. Bước 2. Đăng nhập vào tài khoản. Bước 3. Cập nhật ảnh đại diện và các thông tin cá nhân nếu muốn. Bước 4. Chia sẻ một nội dung trên trang Facebook của mình. Củng cố kiến thức: C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Dự kiến thời lượng 15’) a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học trong bài để trả lời câu hỏi. b) Nội dung: -Hs làm bài tập luyện tập, các phiếu số 7,8,9 c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh. Sản phẩm dự kiến: PHIẾU SỐ 7 Các câu nói về mạng xã hội sau đây đúng hay sai? Đúng Sai a.Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt. Đ b.Tất cả các website đều là mạng xã hội. S c.Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết. Đ d.Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội. S PHIẾU SỐ 8 Em hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai? Đ/S a) Dùng chim bồ câu đưa thư, gửi thư qua bưu điện, sử dụng điện báo, điện thoại,... là các cách trao đổi thông tin. Đ b) Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet là các kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay. Đ c) Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau. Đ d)Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website. Đ e) Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu. Đ f) Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt. S g) Cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia vào MXH Đ h) Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí. S PHIẾU SỐ 9 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng Câu hỏi: Đáp án: Câu 1. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây? a. Giao lưu với bạn bè. b. Học hỏi kiến thức. c. Bình luận xấu về người khác. d. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình. C Câu 2. "Đưa thông tin sai ... hập vào tài khoản. Bước 3. Cập nhật ảnh đại diện và các thông tin cá nhân nếu muốn. Bước 4. Chia sẻ một nội dung trên trang Facebook của mình. PHIẾU SỐ 7 Các câu nói về mạng xã hội sau đây đúng hay sai? Đúng Sai a.Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt. Đ b.Tất cả các website đều là mạng xã hội. S c.Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trò chuyện với người mình quen biết. Đ d.Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội. S PHIẾU SỐ 8 Em hãy cho biết các phát biểu sau đúng hay sai? Đ/S a) Dùng chim bồ câu đưa thư, gửi thư qua bưu điện, sử dụng điện báo, điện thoại,... là các cách trao đổi thông tin. Đ b) Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet là các kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay. Đ c) Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau. Đ d)Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website. Đ e) Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu. Đ f) Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt. S g) Cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia vào MXH Đ h) Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí. S PHIẾU SỐ 9 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng Câu hỏi: Đáp án: Câu 1. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây? a. Giao lưu với bạn bè. b. Học hỏi kiến thức. c. Bình luận xấu về người khác. d. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình. C Câu 2. "Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thông tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật". Theo em điều đó là: a./ Đúng. b./ Sai. c./ Chưa có quy định của pháp luật. d./ Vừa đúng vừa sai A Câu 3. Mạng xã hội là gì? A./ Một cộng đồng cùng chung sở thích. B./ Một cộng đồng trực tuyến. C./ Một cộng đồng cùng chung mục đích. D./ Đáp án khác. B Câu 4. Chọn các phương án không đúng. A. Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tuỳ ý. B. Thông tin trên mạng có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẻ tuỳ tiện. C. Sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật D. Đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe dọa bắt nạt,... gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào các mục đích sai trái. A Câu 5. Đâu không phải ưu điểm của mạng xã hội là: A. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè. B. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập. C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp. D. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả. C Câu 6. Những hạn chế của mạng xã hội đó là? A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân D. Tất cả các phương án trên D Câu 7. Ưu điểm của mạng xã hội là: A. Lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp. B. Được sử dụng để lấy cắp dữ liệu. C. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của người sử dụng. D. Là môi trường lí tưởng cho việc bắt nạt và đe doạ trực tuyến. A Câu 8. Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể làm gì? A. Mua hàng online B. Học trực tuyến C. Tương tác với nhau D. Cả A, B và C D Câu 9. Muốn sử dụng Internet an toàn và hiệu quả, cũng như tránh những tác hại a./ Hạn chế sử dụng Internet vào những công việc vô ích như chơi game, xem phim hay theo dõi các chương trình truyền hình. Việc này không những làm mất thời gian mà còn gây ảnh hưởng đến thần kinh và mắt của học sinh b./ Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm hiệu quả nguồn dữ liệu trên Internet và tham gia các nhóm học tập tích cực, tiến bộ để tránh bị lôi kéo vào các cuộc bàn luận vô bổ c./ Nên truy cập những trang web có nội dung bạo lực, đồi trụy, phản động. Cần có chính kiến rõ ràng để không bị lôi kéo bởi các nhóm, tổ chức không minh bạch để tránh bị lợi dụng d./ Cả A, B và C D Câu 10. Mạng xã hội nào cho phép người sử dụng tải lên, sắp xếp và chia sẻ các hình ảnh của mình? a./ Youtube b./ Instagram c./ Facebook d./ Tiktok B Câu 11. Một số mạng xã hội quy định độ tuổi tối thiểu được phép tham gia tối thiểu là bao nhiêu? a./ Từ 13 tuổi trở lên. b./ Từ 15 tuổi trở lên c./ Từ 18 tuổi trở lên d./ Từ 10 tuổi trở lên A Câu 12. Ý kiến nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng xã hội? a./ Mạng xã hội có sự tham gia trực tiếp của nhiều người trên cùng một web b./ Mạng xã hội là một website kín c./ Mạng xã hội là một website mở d./ Mạng xã hội có nội dung của website được xây dựng bởi thành viên tham gia B Câu 13. Là một học sinh, chúng ta nên làm gì trên mạng xã hội? a./ Xúc phạm, miệt thị người khác. b./ Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn. c./ Bán hàng kém chất lượng để kiếm lời. d./ Khoe mẽ sự giàu có của bản thân. B Câu 14. Mục đích của mạng xã hội là gì? a./ Chia sẻ, học tập. b./ Chia sẻ, học tập, tương tác. c./ Chia sẻ, học tập, tiếp thị. d./ Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị. D Câu 15. Cách để giữ an toàn trên mạng xã hội? a./ Chia sẻ mọi thông tin cá nhân. b./ Dùng nhiều tài khoản. c./ Kết bạn không chọn lọc. d./ Không cung cấp thông tin cho người lạ. D Câu 16. Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào sau đây? a) Giao lưu với bạn bè. b) Học hỏi kiến thức. c) Bình luận xấu về người khác. d) Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình. C Câu 17. Một ứng dụng giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, là bất kỳ ai thông qua dịch vụ internet, giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những thông tin cần thiết với nhau là nội dung của khái niệm nào sau đây? A./ Mạng xã hội B./ Hệ điều hành windows. C./ Phần mềm Zoom. D./ Tất cả các ứng dụng trên web. A Câu 18. Học sinh chỉ nên chia sẻ những gì trên mạng xã hội? A./ Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó. B./ Thông tin cá nhân. C./ Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác. D./ Điều bức xúc, khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó. A Câu 19. Phát biểu nào sau đây là đúng? A./ Tất cả các website đều là mạng xã hội. B./ Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội. C./ Mạng xã hội được tạo ra để trao đổi thông tin, tương tác,... do đó nó luôn tốt. D./ Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt. D Câu 20. Thông tin trao đổi trên kênh mạng xã hội có dạng? A./ Văn bản. B./ Hình ảnh. C./ Video. D./ Cả A, B và C. D Câu 21. Những kênh nào sau đây là kênh trao đổi thông tin trên internet? A./ Thư điện tử. B./ Diễn đàn. C./ Mạng xã hội. D./ Cả A, B và C. D Câu 22. Trong các trang web dưới đây, trang web nào là mạng xã hội? A./ https://www.facebook.com B./ https://www.youtube.com C./ https://www.instagram.com D./ Cả A, B và C. D Câu 23. Trong lớp em có bạn Oanh đăng bài nói xấu về bạn Bình. Em sẽ làm gì? A./ Chia sẻ bài đăng đó để mọi người cùng biết. B./ Không quan tâm. C Khuyên bạn Oanh nên gỡ bài đã đăng. D./ Bình luận cùng các bạn khác về bài đăng đó. C Câu 24. Phát biểu nào sau đây là sai? A./ Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet là các kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay. B./ Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website. C./ Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí. D./ Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau. C Câu 25. Sắp xếp thứ tự đúng theo các bước tạo tài khoản Facebook: (1)Nháy chuột vào ô Tạo tài khoản mới. (2)Truy cập trang www.facebook.com. (3)Lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt bằng cách nháy chuột vào liên kết Tiếng Việt ở phía dưới màn hình. (4)Nhập đầy đủ thông tin vào các ô theo hướng dẫn. (5) Nhảy chuột vào nút “Đăng ký” A./ (2) – (3) – (1) – (4) – (5) B./ (2) – (3) – (1) – (4) – (5) C./ (2) – (1) – (3) – (4) – (5) D./ (3) – (2) – (1) – (5) – (4) A Câu 26. Khi tham gia mạng xã hội Youtube người tham gia có thể? A./ Xem các video. B./ Chia sẻ các video hoặc tải lên video của riêng mình. C./ Bình luận các video. D./ Cả A, B và C D PHIẾU SỐ 10 Em hãy nêu tên ba kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet. Ba kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet: Facebook, Zalo, Instagram PHIẾU SỐ 11 Em hãy Tìm hiểu về mạng xã hội Zalo, và điền các thông tin chính vào bên dưới: Chức năng chính -Nhắn tin và gọi điện miễn phí cho người dùng Zalo khác, bất kể ở đâu trên thế giới. -Kết nối với người dùng khác qua tính năng kết bạn thông qua số điện thoại, username, ID người dùng, gợi ý kết bạn dựa trên vị trí,... -Chuyển tiền bằng ZaloPay. Đối tượng tham gia Người dùng đủ 13 tuổi thì có thể sử dụng. Cách thức tham gia Tải phần mềm trên các hệ điều hành của điện thoại như IOS hoặc Android, hệ điều hành máy tính Windows, dùng trực tiếp trên web. Lưu ý khi tham gia -Thường xuyên cập nhật ứng dụng để tận hưởng những tính năng mới. -Hạn chế kết bạn với người lạ, tránh trường hợp lừa đảo qua mạng xã hội Zalo. -Dùng một số tính năng bảo mật như ẩn thông tin cá nhân, chặn người lạ kết bạn,... để tránh lộ thông tin cá nhân. -Chỉ đăng nhập tài khoản trên các thiết bị của mình, nếu dùng máy khác đăng nhập thì phải đăng xuất sau khi dùng. -Khi dùng tính năng chuyển tiền trên ZaloPay cần cẩn thận bảo mật thông tin tài khoản. PHIẾU SỐ 12 Em hãy tìm hiểu thêm những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để cùng phòng tránh. Những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái: -Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội vào lúc dịch bệnh gây hoang mang dư luận, vu khống, xuyên tạc uy tín của một người, một cơ quan, một tổ chức nào đó. -Những thông tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của họ. -Những thông tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân. PHIẾU SỐ 13 Em hãy nêu các lợi ích và rủi ro khi tham gia vào mạng xã hội. Theo em học sinh phổ thông có nên sử dụng mạng xã hội không? Vì sao? Lợi ích của mạng xã hội đối với người sử dụng: Việc kết nối với xã hội rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lí của lứa tuổi học sinh. Bằng cách kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội, em có thể: -Phát triển các kĩ năng xã hội tốt hơn. -Cảm thấy bớt bị cô lập. -Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới. -Gắn kết với bạn bè. -Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè. -Được trang bị tốt hơn các kiến thức *Mạng xã hội có nhiều ưu điểm vượt trội mang đến các lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên nó cũng có các nhược điểm có thể gây rủi ro, ảnh hưởng xấu nếu người sử dụng không có kiến thức và bất cẩn, nhất là các em học sinh. *Học sinh phổ thông vẫn nên sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên cần trang bị cho mình các kiến thức cần thiết khi tham gia. Các em cần có sự hỗ trợ và cho phép của cha mẹ, thầy cô giáo khi sử dụng mạng xã hội vì các em vẫn là trẻ vị thành niên, thể chất và tinh thần của các em chưa phát triển toàn diện, do đó rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
File đính kèm:
- giao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_2_to.doc
- CD2B4. Tin 7 KNTT Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet.pdf