Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Phần mềm máy tính - Võ Nhật Trường

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

-Giải thích được sơ lượt chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành.

-Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

-Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.

-Giải thích được phần mở rộng của tên tệp, cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.

2. Về năng lực:

-2.1. Năng lực chung

+Năng lực tự chủ, tự học: HS có khả năng tự đọc SGK và kết hợp với gợi ý của GV để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,.

+Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.

+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phân biệt được sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

2.2. Năng lực Tin học

+Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

+Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.

3. Về phẩm chất:

-Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.

-Nhận ra được trong một tổ chức, các thành viên có vai trò, vị trí khác nhau để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó tự giác, củng cố ý thức tổ chức kỉ luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.

2. Học liệu:

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.

 

docx 18 trang Khánh Đăng 27/12/2023 4440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Phần mềm máy tính - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Phần mềm máy tính - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 2: Phần mềm máy tính - Võ Nhật Trường
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ:Toán tin
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Bài 2. PHẦN MỀM MÁY TÍNH
Môn: Tin học lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
-Giải thích được sơ lượt chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành.
-Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
-Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.
-Giải thích được phần mở rộng của tên tệp, cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.
2. Về năng lực:
-2.1. Năng lực chung
+Năng lực tự chủ, tự học: HS có khả năng tự đọc SGK và kết hợp với gợi ý của GV để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,..
+Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.
+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS phân biệt được sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
2.2. Năng lực Tin học
+Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
+Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.
3. Về phẩm chất: 
-Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.
-Nhận ra được trong một tổ chức, các thành viên có vai trò, vị trí khác nhau để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó tự giác, củng cố ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 3’)
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
7A6
7A7
7A8
7A9
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
7A6
7A7
7A8
7A9
2. Kiểm tra bài cũ: (Dự kiến thời lượng 8’)
Câu hỏi
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày về thiết bị vào? Thiết bị ra? Nêu ví dụ?
-Thiết bị vào: được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính. Ví dụ: Chuột, bàn phím, micro, camera, 
-Thiết bị ra: gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được. Ví dụ: Màn hình, loa, máy in, 
-Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau. Ví dụ: Màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng, bộ điều khiển game, 
Câu hỏi
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày quy tắt an toàn khi sử dụng thiết bị máy tính?
-Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị. 
-Kết nối các thiết bị đúng cách. 
-Giữ gìn nơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
3. Các hoạt động dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 3’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học:
+ Hệ điều hành
+ Phần mềm ứng dụng
Giúp học sinh định hướng được bài học:
+Nếu không có chương trình máy tính (phần mềm), thành phần thiết bị chỉ là khối vật chất không phản hồi.
+Xác định hai loại phần mềm để tìm hiểu trong hai mục của bài học: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
+Học sinh phân biệt được hoạt động có tính chất điều hành và những hoạt động khác. Qua đó có thể liên hệ với đặc điểm của hệ điều hành.
b) Nội dung: 
-Cho hs quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) và trả lời câu hỏi: 
c) Sản phẩm: Đáp án: b, d, f.
d) Tổ chức thực hiện
-Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
-GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 56’)
Hoạt động 1: Hệ điều hành (Dự kiến thời lượng 21’)
a) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được hệ điều hành với các phần mềm khác. Chỉ ra được các chức năng cơ bản của hệ điều hành.
b) Nội dung: Tìm hiểu vai trò, chức năng của hệ điều hành. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập (1,2), bài tập củng cố.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là gì?
Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là:
-Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. 
-Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giao diện giữa người sử dụng và máy tính. 
-Cung cấp, quản lý môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
PHIẾU SỐ 2
Em hãy trình bày những hiểu biết về hệ điều hành?
-Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
-Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac, OS, Linux,  và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như IOS, Android, .
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập 1,2
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là:
-Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. 
-Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giao diện giữa người sử dụng và máy tính. 
-Cung cấp, quản lý môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
-Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
-Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac, OS, Linux,  và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như IOS, Android, .
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 1 – D	2 – B
Hoạt động 2: Phần mềm ứng dụng (Dự kiến thời lượng 35’)
a) Mục tiêu: HS phân loại được một số tệp dữ liệu theo phần mở rộng của chúng.
Học sinh xác định được kiến thức về phần mềm ứng dụng và loại tệp?
b) Nội dung: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập (3,4,5,6), bài tập củng cố
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh 
PHIẾU SỐ 3
Câu hỏi: Em hãy ghép mỗi loại tệp ở cột bên trái với một phần mở rộng tệp phù hợp ở cột bên phải.
Loại tệp
Phần mở rộng
Kết quả
1. Tài liệu Word
a) .jpg; .png; .bmp
1+ f
2. Chương trình viết bằng Scratch
b) .exe; .com; .bat; .msi
2+ c
3. Hình ảnh
c) .sb; .sb2; .sb3
3+ a
4. Ứng dụng
d) .ppt; .pptx
4+ b
5. Trang web
e) .htm; .html
5+ e
6. Bài trình bày PowerPoint
f) .doc; .docx
6+ d
PHIẾU SỐ 4
Em hãy trình bày những hiểu biết về phần mềm ứng dụng và loại tệp?
-Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
-Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó
PHIẾU SỐ 5
Em hãy nêu sự khác nhau giữa HĐH và PM ứng dụng?
*Sự khác nhau:
-Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng để quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.
-Phần mềm ứng dụng được dùng để thực hiện yêu cầu xử lí thông tin cụ thể của người sử dụng.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy so sánh chi tiết sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng theo từng tiêu chí sau:
Tiêu chí
Hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
1. Tương tác với phần cứng
Trực tiếp quản lí và vận hành phần cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in,..
Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
2. Sự cần thiết
Phải cài đặt đầu tiên để máy tính có thể hoạt động được.
Có thể cài đặt hoặc không tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng
3. Phụ thuộc
Tạo môi trường để cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng
Chạy trong môi trường hệ điều hành. Được lựa chọn phù hợp với HĐH.
Ví dụ
Windows, Linux, MacOS,  (cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng).
Mind Maple, Mind Manager,.. (PM SĐTD), MS Word, Writer,  (PM STVB), MS Paint, Draw, Photoshop, 
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập 3,4,5,6
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
-Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó
*Sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng:
-Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng để quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.
-Phần mềm ứng dụng được dùng để thực hiện yêu cầu xử lí thông tin cụ thể của người sử dụng.
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 
Câu 1: B, D, E	
Câu 2: A, C, D
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Dự kiến thời lượng 12’)
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học về hệ điều hành và phần mềm ứng dụng để trả lời câu hỏi
b) Nội dung: -Hs làm bài tập luyện tập, các phiếu số 7
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 7 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
a. Windows 7 b. Windows 10. c. Windows Explorer. d. Windows Phone.
C
Câu 2. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
a./ Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa. b./ Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
c./ Điều khiển các thiết bị vào - ra. d./ Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
B
Câu 3. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng dụng trong các phương án sau:
A./ Linux. B./ Gmail. C./ UnikeyNT. 
D./ Windows 8. E./ ... 
b) Phần mềm ứng dụng phụ thuộc vào hệ điều hành. 
c) Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc nhau theo cả hai chiều.
d) Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng độc lập, không phụ thuộc gì nhau.
Câu 17. Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?
A./ Sửa nội dung của sơ đồ tư duy. B./ Sửa ngày giờ của máy tính. 
C./ Sửa hiệu ứng của tệp trình chiếu. D./ Sửa định dạng của bảng trong tệp văn bản.
Câu 18. Phương án nào sau đây là những ví dụ về hệ điều hành?
A./ Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint.
B./ Google Docs, Google Sheets, Google Slides. 
C./ Writer, Calc, Impress.
D./ Windows, Linux, iOS.
Câu 19. Việc nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
A./ Sao chép tệp văn bản CaDao.docx từ ổ cứng sang USB.
B./ Tìm kiếm từ “quê hương" trong tệp văn bản CaDao.docx.
C./ Đổi tên tệp CaDao.docx trên USB thành CaDao-DanCa.docx
D./ Xóa tệp dữ liệu CaDao.docx khỏi ổ đĩa cứng.
Câu 20. Hệ điều hành có chức năng?
A./ Quản lý các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B./ Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính. 
C./ Chạy các phần mềm ứng dụng.
D./ Tất cả các chức năng trên.
Câu 21. Loại tệp không sử dụng được với Windows Media Player là:
A./ .mp3 B./ .jpg C./ .avi D./ .mp4
Câu 22. Máy tính có thể cái đặt được mấy hệ điều hành?
A./ Không cần cài đặt hệ điều hành B./ Có thể cài đặt nhiều hệ điều hành
C./ Chỉ cài đặt được một hệ điều hành. D./ Chỉ cài đặt được tối đa hai hệ điều hành
Câu 23. Chức năng nào dưới đây là phần mềm ứng dụng?
A./ Sao chép tệp phông chữ từ thẻ nhớ vào thư mục Download của máy tính.
B./ Sao chép tệp phông chữ từ thư mục Download sang thư mục Fonts.
C./ Xóa một tệp phông chữ khỏi thư mục Download của máy tính.
D./ Đổi phông chữ cho một đoạn văn bản từ Times New Roman sang Arial.
Câu 24. Phần mềm cần cài đặt đầu tiên vào máy tính để máy tính hoạt động được có thể là:
A./ MS Word B./ MS PowerPoint
C./ Window 10 D./ Google Chrome
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây thuộc về phần mềm ứng dụng?
A./ Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
B./ Cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện công việc trên máy tính.
C./ Chạy trong môi trường của hệ điều hành.
D./ Tất cả các đáp án trên.
Câu 26. Đâu không phải là tên của hệ điều hành?
A./ Scratch 3.0. B./ Window 10. C./ IOS. D./ Linux.
PHIẾU SỐ 8
Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em?
////////////////////////THE END.////////////////////
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là gì?
Những chức năng cơ bản của hệ điều hành là:
-Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau. 
-Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giao diện giữa người sử dụng và máy tính. 
-Cung cấp, quản lý môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
PHIẾU SỐ 2
Em hãy trình bày những hiểu biết về hệ điều hành?
-Hệ điều hành là phần mềm hệ thống quản lí và điều khiển hoạt động chung của máy tính, quản lí dữ liệu, cung cấp cho con người môi trường tương tác với máy tính và chạy các phần mềm ứng dụng.
-Có những hệ điều hành dành cho máy tính như Windows, Mac, OS, Linux,  và những hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như IOS, Android, .
PHIẾU SỐ 3
Câu hỏi: Em hãy ghép mỗi loại tệp ở cột bên trái với một phần mở rộng tệp phù hợp ở cột bên phải.
Loại tệp
Phần mở rộng
Kết quả
1. Tài liệu Word
a) .jpg; .png; .bmp
1+ f
2. Chương trình viết bằng Scratch
b) .exe; .com; .bat; .msi
2+ c
3. Hình ảnh
c) .sb; .sb2; .sb3
3+ a
4. Ứng dụng
d) .ppt; .pptx
4+ b
5. Trang web
e) .htm; .html
5+ e
6. Bài trình bày PowerPoint
f) .doc; .docx
6+ d
PHIẾU SỐ 4
Em hãy trình bày những hiểu biết về phần mềm ứng dụng và loại tệp?
-Phần mềm ứng dụng là các chương trình máy tính cho phép người sử dụng thực hiện những công việc cụ thể và thường xử lí những loại dữ liệu cụ thể.
-Loại tệp được nhận biết nhờ phần mở rộng, gồm những kí tự sau dấu chấm cuối cùng trong tên tệp. Loại tệp cũng cho biết phần mềm ứng dụng nào có thể được dùng với nó
PHIẾU SỐ 5
Em hãy nêu sự khác nhau giữa HĐH và PM ứng dụng?
*Sự khác nhau:
-Hệ điều hành là phần mềm được sử dụng để quản lí các thành phần của máy tính và điều khiển máy tính hoạt động.
-Phần mềm ứng dụng được dùng để thực hiện yêu cầu xử lí thông tin cụ thể của người sử dụng.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy so sánh chi tiết sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng theo từng tiêu chí sau:
Tiêu chí
Hệ điều hành
Phần mềm ứng dụng
1. Tương tác với phần cứng
Trực tiếp quản lí và vận hành phần cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in,..
Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
2. Sự cần thiết
Phải cài đặt đầu tiên để máy tính có thể hoạt động được.
Có thể cài đặt hoặc không tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng
3. Phụ thuộc
Tạo môi trường để cài đặt và chạy phần mềm ứng dụng
Chạy trong môi trường hệ điều hành. Được lựa chọn phù hợp với HĐH.
Ví dụ
Windows, Linux, MacOS,  (cho điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng).
Mind Maple, Mind Manager,.. (PM SĐTD), MS Word, Writer,  (PM STVB), MS Paint, Draw, Photoshop, 
PHIẾU SỐ 7 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
a. Windows 7 b. Windows 10. c. Windows Explorer. d. Windows Phone.
C
Câu 2. Chức năng nào sau đây không phải của hệ điều hành?
a./ Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa. b./ Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
c./ Điều khiển các thiết bị vào - ra. d./ Quản lí giao diện giữa người sử dụng và máy tính.
B
Câu 3. Em hãy chỉ ra các phần mềm ứng dụng trong các phương án sau:
A./ Linux. B./ Gmail. C./ UnikeyNT. 
D./ Windows 8. E./ Zalo. F./ Windows Media Player.
BCEF
Câu 4. Em hãy chỉ ra các loại tệp sử dụng được với Windows Media Player?
A. .mp3	B. .jpg C. .avi D. .mp4 E. .txt
ACD
Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành
C
Câu 6. Đâu không phải phần mềm ứng dụng trong các phương án sau:
A. Linux. B. Gmail. C. UnikeyNT. D. Windows Media Player.
A
Câu 7. Việc nào sau đây không thuộc chức năng của hệ điều hành?
A. Khởi động phần mềm trình chiếu. B. Soạn thảo nội dung trình chiếu.
C. Sao chép tệp trình chiếu đến vị trí khác. D. Đổi tên tệp trình chiếu.
B
Câu 8. Phương án nào là phần mở rộng của tệp trình chiếu?
A. .docx. B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
B
Câu 9. Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?
a./ Khởi động phần mềm đồ hoạ máy tính. b./ Vẽ hình ngôi nhà mơ ước của em.
c./ Vẽ thêm cho ngôi nhà một cửa sổ. d./ Tô màu đỏ cho mái ngói.
A
Câu 10. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp chương trình máy tính?
a./ .docx .rtf .odt b./ .pptx .ppt .odp c./ .xlsx .csv .ods d./ .com .exe .msi
D
Câu 11. Em dùng phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả các hoạt động của em trong ngày Chủ nhật. Phương án nào sau đây không phải là chức năng của phần mềm ứng dụng?
a./ Khởi động phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả hoạt động của em trong ngày Chủ nhật.
b./ Thêm hoạt động “Nấu cơm” vào sơ đồ tư duy.
c./ Sửa hoạt động “Nấu cơm” thành “Chuẩn bị bữa ăn gia đình”.
d./ Xoá hoạt động “Đến chơi nhà bạn Khoa” khỏi sơ đồ tư duy.
A
Câu 12. Phương án nào sau đây là phần mở rộng của tệp dữ liệu âm thanh?
a./ sb3. b./ .mp3. c./ .avi. d./ .com.
B
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là sai?
a./ Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng. 
b./ Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành. 
c./ Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
d./ Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành
C
Câu 14. Phương án nào là phần mở rộng của tệp hình ảnh?
a./ .html. b./ .jpg. c./ .docx. d./ .xlsx.
B
Câu 15. Phương án nào chứa một phần mềm không phải là hệ điều hành?
a./ Android, Windows, Linux. b./ Windows, Linux, macOS.
c./ Windows, Google Chrome, Linux. d./ iOS, Android, Windows Phone.
C
Câu 16. Em hãy chọn phương án đúng nói về quan hệ phụ thuộc giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
a) Hệ điều hành phụ thuộc vào phần mềm ứng dụng. 
b) Phần mềm ứng dụng phụ thuộc vào hệ điều hành. 
c) Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc nhau theo cả hai chiều.
d) Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng độc lập, không phụ thuộc gì nhau.
B
Câu 17. Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?
A./ Sửa nội dung của sơ đồ tư duy. B./ Sửa ngày giờ của máy tính. 
C./ Sửa hiệu ứng của tệp trình chiếu. D./ Sửa định dạng của bảng trong tệp văn bản.
B
Câu 18. Phương án nào sau đây là những ví dụ về hệ điều hành?
A./ Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint.
B./ Google Docs, Google Sheets, Google Slides. 
C./ Writer, Calc, Impress.
D./ Windows, Linux, iOS.
D
Câu 19. Việc nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
A./ Sao chép tệp văn bản CaDao.docx từ ổ cứng sang USB.
B./ Tìm kiếm từ “quê hương" trong tệp văn bản CaDao.docx.
C./ Đổi tên tệp CaDao.docx trên USB thành CaDao-DanCa.docx
D./ Xóa tệp dữ liệu CaDao.docx khỏi ổ đĩa cứng.
B
Câu 20. Hệ điều hành có chức năng?
A./ Quản lý các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau.
B./ Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin giữa người sử dụng và máy tính. 
C./ Chạy các phần mềm ứng dụng.
D./ Tất cả các chức năng trên.
D
Câu 21. Loại tệp không sử dụng được với Windows Media Player là:
A./ .mp3 B./ .jpg C./ .avi D./ .mp4
B
Câu 22. Máy tính có thể cái đặt được mấy hệ điều hành?
A./ Không cần cài đặt hệ điều hành B./ Có thể cài đặt nhiều hệ điều hành
C./ Chỉ cài đặt được một hệ điều hành. D./ Chỉ cài đặt được tối đa hai hệ điều hành
B
Câu 23. Chức năng nào dưới đây là phần mềm ứng dụng?
A./ Sao chép tệp phông chữ từ thẻ nhớ vào thư mục Download của máy tính.
B./ Sao chép tệp phông chữ từ thư mục Download sang thư mục Fonts.
C./ Xóa một tệp phông chữ khỏi thư mục Download của máy tính.
D./ Đổi phông chữ cho một đoạn văn bản từ Times New Roman sang Arial.
D
Câu 24. Phần mềm cần cài đặt đầu tiên vào máy tính để máy tính hoạt động được có thể là:
A./ MS Word B./ MS PowerPoint
C./ Window 10 D./ Google Chrome
C
Câu 25. Đặc điểm nào sau đây thuộc về phần mềm ứng dụng?
A./ Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
B./ Cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện công việc trên máy tính.
C./ Chạy trong môi trường của hệ điều hành.
D./ Tất cả các đáp án trên.
D
Câu 26. Đâu không phải là tên của hệ điều hành?
A./ Scratch 3.0. B./ Window 10. C./ IOS. D./ Linux.
A
PHIẾU SỐ 8
Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, tại sao cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính của em?
Khi tải và cài đặt bất cứ phần mềm nào (kể cả Scratch), ta cần phải chọn phiên bản phù hợp tương thích với hệ điều hành máy tính thì phần mềm mới có thể hoạt động trơn tru và tương thích với máy tính. Nếu tải Scratch không phù hợp với hệ điều hành của máy tính thì sẽ không thể hoạt động được, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến máy tính của em.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.docx