Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thiết bị vào – ra - Võ Nhật Trường

Chủ đề 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Bài 1. THIẾT BỊ VÀO - RA

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

-Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6

-Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau

-Biết được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

-Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

 Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

 Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.

 Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Về phẩm chất:

 Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.

 Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

 Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

 

doc 29 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thiết bị vào – ra - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thiết bị vào – ra - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng - Bài 1: Thiết bị vào – ra - Võ Nhật Trường
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ:Toán tin
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Bài 1. THIẾT BỊ VÀO - RA
Môn: Tin học lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
-Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6
-Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau 
-Biết được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
-Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Về phẩm chất: 
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.
Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 2’)
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
7A6
7A7
7A8
7A9
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Các hoạt động dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (KHÁM PHÁ) (Dự kiến thời lượng 3’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học:
+Thiết bị vào – ra
+ An toàn thiết bị
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.
b) Nội dung: 
-Cho hs quan sát và tìm hiểu đoạn văn bản trong sách giáo khoa (bài giảng điện tử) và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản 
d) Tổ chức thực hiện
-Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
-GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 50’)
Hoạt động 1: Thiết bị vào – ra (Dự kiến thời lượng 25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thiết bị vào, thiết bị ra. HS nhận ra được thiết bị vào – ra có nhiều loại nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng
b) Nội dung: Tìm hiểu thiết bị vào- ra, học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập (1,2,3), bài tập củng cố.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 1.1 và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu hỏi:
Trả lời:
1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng thông tin nào?
1.Micro và loa trong hình làm việc với thông tin dạng âm thanh.
2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển vào máy tính?
2.Micro thu nhận âm thanh và chuyển vào máy tính để mã hoá thành dữ liệu số.
3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra bên ngoài?
3.Loa nhận dữ liệu từ máy tính, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng âm thanh mà chúng ta có thể nghe thấy.
PHIẾU SỐ 2
Câu 1. Mỗi thiết bị vào – ra trong Hình 1.2. làm việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào có cả hai chức năng vào và ra?
Thiết bị
Dạng thông tin
Thiết bị vào
Chuột
Văn bản, con số
Micro
Âm thanh
Camera
Hình ảnh
Bàn phím
Văn bản, con số
Đĩa
Âm thanh, hình ảnh
Màn hình cảm ứng
VB, con số, âm thanh, hình ảnh
Thiết bị ra
Màn hình TV/ Máy tính
VB, con số, âm thanh, hình ảnh
Màn hình cảm ứng
VB, con số, âm thanh, hình ảnh
Tai nghe
Âm thanh
Máy in
Văn bản, hình ảnh
Loa
Âm thanh
Câu 2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? Máy chiếu làm việc với dạng thông tin nào?
2. Máy chiếu là thiết bị ra và làm việc dưới dạng thông tin văn bản hoặc hình ảnh.
Câu 3. Bộ điều khiển game là thiết bị vào hay thiết bị ra?
3. Bộ điều khiển game (Hình 1.3a) là thiết bị vào.
Câu 4. Màn hình cảm ứng là thiết bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng vào và ra?
4. Màn hình cảm ứng (Hình 1.3b) có cả hai chức năng vào và ra.
PHIẾU SỐ 3
Em hãy trình bày về thiết bị vào? Thiết bị ra? Nêu ví dụ?
-Thiết bị vào: được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính. Ví dụ: Chuột, bàn phím, micro, camera, 
-Thiết bị ra: gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được. Ví dụ: Màn hình, loa, máy in, 
-Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau. Ví dụ: Màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng, bộ điều khiển game, 
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập 1,2,3
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Thiết bị vào: được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính. Ví dụ: Chuột, bàn phím, micro, camera, 
-Thiết bị ra: gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được. Ví dụ: Màn hình, loa, máy in, 
-Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau. Ví dụ: Màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng, bộ điều khiển game, 
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 1 – B	2 – D
Hoạt động 2: An toàn thiết bị (Dự kiến thời lượng 25’)
a) Mục tiêu: HS biết thao tác lắp ráp đúng cổng kết nối và đúng trình tự để không gây sự cố cho thiết bị. HS biết cách sử dụng, lắp ráp thiết bị máy tính an toàn. 
b) Nội dung: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập (4,5,6), bài tập củng cố
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh 
PHIẾU SỐ 4
Một máy tính để bàn có các cổng kết nối như H1.5. 
1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng cổng của nó bằng cách ghép mỗi chữ cái với số tương ứng:
Thiết bị
Cổng số
a) Bàn phím
7
b) Dây mạng
6
c) Chuột
7
d) Màn hình
3
e) Tai nghe
4
f) Dây nguồn
8
Câu 2.Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện trước hay sau các kết nối trên? Tại sao?
*Việc cung cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối khác để tránh bị điện giật hoặc xung điện làm hỏng thiết bị.
PHIẾU SỐ 5
Em hãy nêu một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính?
Nên làm
Không nên làm
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị
Thao tác tuỳ tiện, không theo hướng dẫn.
Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính.
Để đồ uống gần chuột, bàn phím, thẻ nhớ, 
Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
Tác động lên màn hình bằng các vật sắc, nhọn.
Sử dụng nút lệnh Shut down để tắt máy tính
Tắt máy tính bằng cách ngắt điện đột ngột.
Rút điện trước khi lau dọn máy tính
Chạm vào phần kim loại của máy tính.
Đóng mọi tài liệu và ứng dụng trước khi tắt máy tính.
Nối máy tính với máy in khi một trong hai máy đang bật nguồn.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy trình bày quy tắt an toàn khi sử dụng thiết bị máy tính?
-Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị. 
-Kết nối các thiết bị đúng cách. 
-Giữ gìn nơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập 4,5,6
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
-Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị. 
-Kết nối các thiết bị đúng cách. 
-Giữ gìn nơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: 
Câu 1: B	
Câu 2: Không nên vừa ăn vừa sử dụng máy tính vì cách làm việc đó không những ảnh hưởng đến cả tiêu hoá và công việc mà còn có thể gây ra mất an toàn cho thiết bị do đồ ăn, uống rơi, đổ vào thiết bị.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Dự kiến thời lượng 10’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm, phân biệt thiết bị vào – ra; cách sử dụng thiết bị an toàn.
b) Nội dung: -Hs làm bài tập luyện tập, các phiếu số 7, 8
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 7
Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu. 
Thao tác:
Thứ tự đúng
a) Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính. 
1+ D
b) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.
2+ B
c) Chọn “Safe To Remove Hardware” để ngắt kết nối với thẻ nhớ.
3+ C
d) Lưu lại nội dung của tệp.
4+ A
PHIẾU SỐ 8 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
a. Con số b. Văn bản. c. Hình ảnh d. Âm thanh
C
Câu 2. Thiết bị nào chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?
a./ Máy ảnh. b./ Micro. c./ Màn hình d./ Loa.
D
Câu 3. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn? 
A./ Sử dụng nút lệnh Restart của Windows. B./ Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
C./ Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây. D./ Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
B
Câu 4. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào.	 B. Thiết bị ra. 
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Không phải thiết bị vào – ra.
C
Câu 5. Máy qu ... iết bị vào? Thiết bị ra? Nêu ví dụ?
-Thiết bị vào: được dùng để nhập dữ liệu và mệnh lệnh vào máy tính. Ví dụ: Chuột, bàn phím, micro, camera, 
-Thiết bị ra: gửi thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được. Ví dụ: Màn hình, loa, máy in, 
-Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau. Ví dụ: Màn hình cảm ứng, tấm cảm ứng, bộ điều khiển game, 
PHIẾU SỐ 4
Một máy tính để bàn có các cổng kết nối như H1.5. 
1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng cổng của nó bằng cách ghép mỗi chữ cái với số tương ứng:
Thiết bị
Cổng số
a) Bàn phím
7
b) Dây mạng
6
c) Chuột
7
d) Màn hình
3
e) Tai nghe
4
f) Dây nguồn
8
Câu 2.Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện trước hay sau các kết nối trên? Tại sao?
*Việc cung cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối khác để tránh bị điện giật hoặc xung điện làm hỏng thiết bị.
PHIẾU SỐ 5
Em hãy nêu một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng máy tính?
Nên làm
Không nên làm
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng thiết bị
Thao tác tuỳ tiện, không theo hướng dẫn.
Giữ bàn tay khô, sạch khi sử dụng máy tính.
Để đồ uống gần chuột, bàn phím, thẻ nhớ, 
Gõ phím dứt khoát nhưng nhẹ nhàng.
Tác động lên màn hình bằng các vật sắc, nhọn.
Sử dụng nút lệnh Shut down để tắt máy tính
Tắt máy tính bằng cách ngắt điện đột ngột.
Rút điện trước khi lau dọn máy tính
Chạm vào phần kim loại của máy tính.
Đóng mọi tài liệu và ứng dụng trước khi tắt máy tính.
Nối máy tính với máy in khi một trong hai máy đang bật nguồn.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy trình bày quy tắt an toàn khi sử dụng thiết bị máy tính?
-Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị. 
-Kết nối các thiết bị đúng cách. 
-Giữ gìn nơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
PHIẾU SỐ 7
Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu. 
Thao tác:
Thứ tự đúng
a) Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính. 
1+ D
b) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.
2+ B
c) Chọn “Safe To Remove Hardware” để ngắt kết nối với thẻ nhớ.
3+ C
d) Lưu lại nội dung của tệp.
4+ A
PHIẾU SỐ 8 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính?
a. Con số b. Văn bản. c. Hình ảnh d. Âm thanh
C
Câu 2. Thiết bị nào chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra ngoài?
a./ Máy ảnh. b./ Micro. c./ Màn hình d./ Loa.
D
Câu 3. Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn? 
A./ Sử dụng nút lệnh Restart của Windows. B./ Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows.
C./ Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây. D./ Rút dây nguồn khỏi ổ cắm.
B
Câu 4. Một bộ tai nghe có gắn micro sử dụng cho máy tính là loại thiết bị gì?
A. Thiết bị vào.	 B. Thiết bị ra. 
C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Không phải thiết bị vào – ra.
C
Câu 5. Máy quét ảnh trong Hình là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
A
Câu 6. Tai nghe trong Hình 1.2 là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
B
Câu 7. Đĩa cứng trong Hình là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
D
Câu 8. Bộ điều khiển game trong Hình là loại thiết bị nào?
A. Thiết bị vào B. Thiết bị ra. C. Thiết bị vừa vào vừa ra. D. Thiết bị lưu trữ.
A
Câu 9. Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra?
a./ Máy vẽ. b./ Máy in. c./ Màn hình. d./ Máy quét.
D
Câu 10. Thuật ngữ nào sau đây dùng để chỉ các thiết bị vào – ra của hệ thống máy tính?
a./ Màn hình b./ Phần mềm. c./ Phần cứng d./ Tài nguyên dùng chung
C
Câu 11. Thiết bị phổ biến nhất được sử dụng để nhập dữ liệu số và văn bản vào máy tính là gì?
a./ Máy vẽ đồ thị b./ Bàn phím c./ Máy in. d./ Máy quét.
B
Câu 12. Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào?
a./ Micro, máy in b./ Máy quét, màn hình 
c./ Máy ảnh kĩ thuật số, loa. d./ Bàn phím, chuột
D
Câu 13. Khi đang gọi điện thoại video cho bạn, em không nghe thấy tiếng, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào?
a./ Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro b./ Bật loa của mình và nhắc bạn bật micro 
c./ Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa d./ Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa
B
Câu 14. Phương án nào sau đây là thiết bị vào, được dùng thay thế ngón tay, để chọn đối tượng trên màn hình?
a./ Bàn phím. b./ Bút cảm ứng. c./ Nút cuộn chuột. d./ Màn hình
B
Câu 15. Đâu là chức năng của loa?
a./ Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
b./ Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình. 
c./ Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu.
d./ Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài
D
Câu 16.Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu.
a) Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính. b) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ.
c) Chọn "Safe To Remove Hardware" để ngắt kết nối với thẻ nhớ.
d) Lưu lại nội dung của tệp.
A./ a - b - d – c B./ d - b - c – a C./ d - c - b – a D./ c - d - a - b
B
Câu 17. Thiết bị nào dưới đây có thể làm thiết bị đầu ra?
A./ Màn hình. B./ Micro. C./ Bàn phím D./ Webcam
A
Câu 18. Đâu là chức năng của máy chiếu?
A./ Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B./ Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình. 
C./ Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu. 
D./ Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài.
C
Câu 19. Thiết bị nào dưới đây không thể làm thiết bị đầu vào?
A./ Máy quét. B./ Màn hình cảm ứng. C./ Máy in đa năng. D./ Loa.
D
Câu 20. Một máy tính để bàn có các cổng nối như hình vẽ Em hãy lắp thiết bị a) bàn phím vào đúng cổng của nó bằng cách ghép chữ cái với số tương ứng:
A./ 1. B./ 2. C./ 5. D./ 7.
D
Câu 21. Đâu là chức năng của tấm cảm ứng?
A./ Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính.
B./ Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình. 
C./ Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu
D./ Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài
B
Câu 22. Vai trò của thiết bị vào là:
A./ Để xử lý thông tin. B./ Đưa thông tin ra ngoài
C./ Để tiếp nhận thông tin vào. D./ Thực hiện truyền thông tin giữa các bộ phận.
C
Câu 23. Một máy tính để bàn có các cổng nối như hình vẽ Em hãy lắp thiết bị b) Dây mạng vào đúng cổng của nó bằng cách ghép chữ cái với số tương ứng:
A./ 1. B./ 3. C./ 6. D./ 7.
C
Câu 24. Vai trò của thiết bị ra là:
A./ Để xử lý thông tin. B./ Đưa thông tin ra ngoài
C./ Để tiếp nhận thông tin vào. D./ Thực hiện truyền thông tin giữa các bộ phận.
B
Câu 25. Quy tắc nào không đảm bảo sử dụng máy tính an toàn
A./ Giữ trật tự, không gây ồn ào khi sử dụng phòng máy tính.
B./ Giữ gìn phòng máy luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.
C./ Ăn uống trong phòng máy tính.
D./ Phải tắt máy trước khi rời khỏi phòng.
C
Câu 26. Một máy tính để bàn có các cổng nối như hình vẽ Em hãy lắp thiết bị e) Tai nghe vào đúng cổng của nó bằng cách ghép chữ cái với số tương ứng:
A./ 4. B./ 4. C./ 5. D./ 7.
B
PHIẾU SỐ 9
Trên màn hình theo dõi, em thấy một người đứng trước camera an ninh. Người đó có biết em đang theo dõi không? Tại sao?
Qua màn hình theo dõi, em thấy có một người đứng trước camera an ninh. Họ không biết em đang theo dõi họ. Đó là vì camera an ninh chỉ là thiết bị vào mà không phải thiết bị ra. Nó thu hình ảnh trước ống kính và gửi đến nơi em đang theo dõi mà không cho người đứng trước ống kính biết nó gửi thông tin đi đâu, cho ai.
PHIẾU SỐ 10
Máy in của em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này là do virus gây ra. Em cần phải diệt virus ở máy in hay máy tính? Tại sao?
Em cần diệt virus ở máy tính vì hoạt động của máy in thường do máy tính điều khiển, bộ nhớ của máy in thường chỉ lưu trữ một số ít thông tin cố định để hoạt động nên ít bị Virus tấn công.
PHIẾU SỐ 11
Em hãy đề xuất một số quy tắc để giúp các bạn sử dụng phòng máy tính an toàn và hiệu quả.
Một số quy tắc để giúp các bạn sử dụng phòng máy tính an toàn là:
- Không mang đồ ăn, thức uống vào trong phòng máy tính.
- Không đi giày, dép vào trong phòng máy tính.
- Phải tắt máy trước khi rời khỏi phòng.
- Giữ gìn phòng máy luôn sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp.
- Giữ trật tự, không gây ồn ào khi sử dụng phòng máy tính.
- Không tự ý tháo lắp các thiết bị trong phòng máy.
PHIẾU SỐ 12
Minh kể với An: “Khi chơi một game chiến thuật trên máy tính, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt đến mức màn hình của tớ rung lên bần bật". An bảo Minh: “Màn hình không thể rung lên thế được!”. Em hãy giải thích tại sao bạn An có thể kết luận như vậy.
Màn hình tuy là thiết bị ra nhưng dữ liệu ra là hình ảnh. Màn hình không được thiết kế phần cơ khí để giải mã sự kiện rung lắc. Vì vậy, màn hình không thể rung lên vì những sự kiện trong game.
PHIẾU SỐ 13
Khoa kể với Minh: “Tớ nghĩ chiếc loa thông minh có thể ghi âm tiếng động xung quanh và chuyển tín hiệu đến một địa chỉ khác”. Minh: “Đó là điều không thể xảy ra được!”. Em hãy cho biết, bạn nào có lí? Tại sao?
Bạn Khoa nói có lí vì loa thông minh có gắn micro (để nghe mệnh lệnh qua trợ lí ảo). Mặt khác, nó có kết nối với bên ngoài nên khả năng nó ghi âm điện và gửi dữ liệu đi hay không chỉ phụ thuộc phần mềm. Bạn Khoa nói “có thể” xảy ra điều đó là có lí.
PHIẾU SỐ 14
Câu hỏi: Điện thoại thông minh có nhiều điểm tương đồng với máy tính. Em hãy cho biết bộ phận nào của điện thoại thông mình là thiết bị vào – ra?
Điện thoại thông minh có thể xử lí thông tin như một chiếc máy tính. Màn hình cảm ứng của nó là thiết bị vừa vào, vừa ra. Điện thoại thông minh dùng bàn phím ảo
PHIẾU SỐ 15
Câu hỏi: Thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lí và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra. Tại sao nó vẫn không được xem là tương đồng với máy tính như điện thoại thông minh?
Mặc dù thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lí và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra nhưng nó vẫn chỉ được xem là một thiết bị vào. Đó là vì nó chỉ xử lí một loại dữ liệu với chức năng mã hoá hình ảnh và nhận dạng kí tự. Người sử dụng không thể yêu cầu nó thực hiện các nhiệm vụ khác bằng những phần mềm mới, cài đặt vào máy.
PHIẾU SỐ 16
Câu hỏi: Em hãy mô tả chức năng của kính thông minh. Kính thông minh chỉ là một thiết bị vào — ra hay được coi là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động
Kính thông minh (smart glasses) là thiết bị có tính năng như một chiếc điện thoại thông minh. Nó được trang bị một màn hình nhỏ dùng để trình chiếu nội dung trước mặt người sử dụng. Nếu người sử dụng không cần đọc thì màn hình cũng không cản trở đến tầm nhìn phía trước của họ. Kính thông minh còn được trang bị micro để nghe lệnh qua trợ lí ảo. Tuy không có tai nghe nhưng nó có bộ phát âm thanh để nghe bằng điện thoại qua bluetooth. Kính thông minh có thể được cài đặt phần mềm bổ sung để tăng tính năng. Đó là một thiết bị đa chức năng giống như điện thoại di động được điều khiển bằng giọng nói

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.doc