Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

- Ôn lại các vần đã học

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12, 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,

III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vấn; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (àm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xe ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn gờ một chữ gờ kép gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).

 

docx 92 trang trithuc 18/08/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021
TUẦN 18
Ngày soạn: 02/01/2021 Ngày dạy: Thứ hai/04/01/2021
Tiếng việt
BÀI 181 + 182 : ÔN TẬP – Trang 174
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12, 15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vấn; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (àm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xe ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn gờ một chữ gờ kép gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật
- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe, nhận xét.
3. Đọc 
 Tết đang vào nhà
Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng. Sân nhà đây nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối. Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa.
(Nguyễn Hồng Kiên)
- Gv yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng.
- GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong bài thơ: Những câu thơ nào có tiếng chứa vần ơi? Những tiếng nào chứa vần ơi? 
- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.
- GV giải thích nghĩa từ câu đối (nếu cần) bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? +Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
+Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? 
+Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
TIẾT 2
4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần di, ao, anh.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
5. Viết chính tả
- Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ. HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ. GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố, dặn dò
- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.
-Hs chơi
-HS thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- HS đọc
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs đọc
- HS trả lời
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
-HS thực hiện
-HS trình bày kết quả
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe, viết
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
*******************************************************
Ngày soạn: 03/01/2021 Ngày dạy: Thứ ba/05/01/2021
Tiếng việt
BÀI 183 + 184: ÔN TẬP – Trang 176
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 -15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm, vần; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi âm, vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này như lấm tấm (có nhiều hạt nhỏ xuất hiện trên bề mặt. Ví dụ: trán lấm tấm mồ hôi); trám ngâm (đang suy nghĩ về một việc gì đó. Ví dụ: vẻ mặt trầm ngâm).
- Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm "cờ" được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ, gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng, ngh (ngờ đơn ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Viết
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Tìm từ 
-Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV
 có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.
4. Luyện chính tả
Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp (đoc tiếng tìm được, phân tích cấu tạo của tiếng).
- Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
-GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
5. Đọc
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn? 
Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng van với nhau
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng van với nhau.
- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau: 
Những câu nào có tiếng chứa vấn giống nhau? 
Những tiếng nào có vấn giống nhau? 
Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lâm và tấm... 
GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.
7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang
- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vẫn anh? Những câu nào có vấn ang? Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần anh/ ang
+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.
+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để điều chỉnh, bổ sung số lượng tiếng có vần anh, ang của nhóm mình.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
8. Củng cố
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.
-Hs chơi
-HS đọc
-HS viết
-HS lắng nghe
- HS tìm
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs đọc
- HS thảo luận	
-Hs trình bày
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đọc
- HS trả lời
- HS lắng nghe .
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS phân tích
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
-Hs lắng nghe
************************************************
Ngày soạn: 03/01/2021 Ngày dạy: Thứ tư/06/01/2021
Tiếng việt
BÀI 185 + 186: ÔN TẬP – Trang 178
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 -15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của những vấn đã học; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi những vấn này. Chú ý hiện tượng một vần (cũng như âm) được ghi bằng nhiều con chữ. Bên cạnh đó, GV cần có kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nhân vật và hành động của nhân vật trong truyện) để hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?
2. Đọc câu chuyện sau
 VOI, HỔ VÀ KHỈ
Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khi bày mưu giúp voi. Khi cưỡi voi đi gặp hổ. Đến điểm hẹn, khỉ quát lớn:
 Hổ ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
 Thưa ông, hổ sắp tới rồi ạ.
Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
- GV đọc toàn bộ câu chuyện,
- 5- 6 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu.
3. Trả lời câu hỏi
Hình thức tổ chức: nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
TIẾT 2
4. Đọc 
 Nắng xuân hồng
- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhẩm theo.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không (nếu cán): khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
- 5 -6 HS đọc nối tiếp.
- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ,
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? 
+Tìm từ ngữ miêu tả bảy chim. Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? Hai
tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau? 
+Hai tiếng trong từ "lung linh"
có điểm gì giống và khác nhau (giống: giống nhau về âm r/k khác nhau về vần và dấu thanh).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Viết chính tả
- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ  ... i gian quy định nhưng chưa tìm được đáp án.
- Trò chơi được tổ chức thành hai vòng. Mỗi nhóm quan sát một tranh.
- HS chơi TC đúng luật và chơi vui vẻ.
7.Củng cố. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hổi của HS vê' bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về trường học để chuẩn bị cho bài học sau. 
-GV chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện về trường học để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở rộng cho HS.
- HS nêu ý kiến về bài học.
***********************************************************
Ngày soạn: 
 Ngày giảng: Thứ .....ngày: 
Bài : ÔN TẬP( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái trường mên yêu thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một câu chuyện hay hát bài hát về trường học, nói cảm nghĩ về bài thơ, câu chuyện hoặc bài hát; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (nhà trường).
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Phương tiện dạy học:
- Một số bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ điểm nhà trường (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS đọc hoặc tập hát ngay tại lớp.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần yêm, iêng, eng, uy, oay.
GV nêu nhiệm vụ chủ yếu tìm trong các văn bản đã học.
GV nên chia các vần này thành 2 nhóm để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần, và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.
- Nhóm vần thứ nhất:
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ. 
+ HS nêu những từ ngữ tìm được. 
- GV viết những từ ngữ này lên bảng.
+ Gọi 2 – 3 HS đánh vẩn, đọc trơn.
đổng thanh một số lần.
- Nhóm vần thứ hai:
+ Cho đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uy, oay.
+ HS nêu những từ ngữ tìm được.
 GV viết những từ ngữ này lên bảng.
+ Lớp đọc tất cả các vần vừa tìm đượctừ hai nhóm vần.
- HĐ nhóm.
- Các nhóm tìm tiếng chứa các vần yêm, iêng, eng. 
+ HS nêu vần.
- Đồng thanh- CN.
- Đọc CN-ĐT
- HS nêu vần.
+ HS đánh vẩn, đọc trơn
- lớp đọc. đồng thanh một số lần.
2.Tìm từ ngữ về trường học. 
- Cho HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.
- GV gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những người làm việc ở trường? 
- Từ ngữ nào chỉ đồ vật dùng để dạy và học?
- Từ ngữ nào chỉ không gian, địa điểm trong trường?...
- Gọi 2-3 HS trình bày kết quả. 
- GV và HS thống nhất phương án đúng. 
- Những từ ngữ nào chỉ sự vật, hoạt động có ở trường.
- Thầy giáo, cô giáo, hiệu trưởng
- Bút, vở, sách, bảng. 
- Lớp học, 
- Cây bàng, cửa sổ, ghế đá, vui chơi,... 
3.Kể về một ngày ở trường của em. 
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
GV có thể gợi ý: 
+Em thường đến trường lúc mấy giờ?
+Rời khỏi trường lúc mấy giờ?
+Ở trường, hằng ngày, em thường làm những việc gì?
 + Việc gì em thấy thú vị nhất?...
-YC- HS trình bày trước lớp, nói về một ngày ở trường của mình. 
- Gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách kể hấp dẫn, nêu được những chi tiết thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi
- HĐ nhóm đôi và TLCH:
- HS - TL
- HS - TL
- HS - TL
- HS - TL
TIẾT 2
4.Viết 1-2 câu về trường em. 
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh vẽ ngôi trường và trao đổi với nhau về những gì quan sát được.
- GV yêu cầu HS trình bày những gì đã trao đổi vê' ngôi trường trong tranh và nói về ngôi trường của mình.
- Gọi HS tự viết 1-2 câu vê' trường theo suy nghĩ riêng của mình. 
- GV và một số bạn đã trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo.
- HĐ nhóm đôi.
- QS và trình trao đổi về ngôi trường của mình.
- Đại diện nhóm lên viết câu trả lời.
5. Đọc mở rộng. 
- Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện vê' trường học. 
- GV cũng có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp và cho HS đọc ngay tại lớp.
- HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện hay nói vê' bài thơ, câu chuyện mới đọc được cho bạn nghe.
- Gọi 3 - 4 HS đọc thơ, kể chuyện hoặc chia sẻ ý tưởng vê' bài thơ, truyện kể đã đọc trước lớp. 
- Một số HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi những HS đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
6.Củng cố. 
GV tóm tắt lại nội dung chính; 
- Nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HĐ nhóm 4
- Đại diện Đọc thơ và kể chuyện đã tìm được.
- Các nhóm khác NX.
LUYỆN TẬP ( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS:
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Tôi đi học , Đi học, Hoa yêu thương, Cây bàng, Bác trống trường, Giờ ra chơi.Ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về nhà trường; thực hành đọc mở rộng một bài thơ; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (nhà trường).
 - Biết sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
- Phương tiện dạy học:
- Một số bài thơ, câu chuyện, bài hát về chủ điểm nhà trường (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS đọc hoặc tập hát ngay tại lớp.
- Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1.TÔI ĐI HỌC
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ tôi, đi học, hôm nay
+ củng, nhớ, ngày đầu, ai, đến trường
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. 
Bài 2. ĐI HỌC
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu: điều hay, cô giáo, chúng tôi, nhiều, dạy.
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Cố giáo dạy chúng tôi nhiều điều hay.)
HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.
Bài 3. HOA YÊUTHƯƠNG
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ cả lớp, cô giáo, vẽ, dạy, con mèo
+ lên, tranh, chúng tôi, treo, tường
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. 
HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
-Hôm nay tôi đi học. 
- Ai cũng nhớ ngày đầu đến trường. HS cũng có thể viết: Tôi đi học hôm nay./ Ngày đầu đền trường, ai cũng nhớ.)
-HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.
HS làm việc nhóm đôi. Một số nhóm trình bày kết quả.
- Cố giáo dạy chúng tôi nhiều điều hay.
HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
- Có giáo dạy cả lớp vẽ con mèo.
- Chúng tôi treo tranh lên tường.
- HS đọc câu hoàn chỉnh
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng
Tiết 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 4. CÂY BÀNG VÀ LỚP HỌC
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu: tán lá, như, xoè ra, một chiếc ô, bàng.
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Tán lá bàng xoè ra như một chiếc ô.)
HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.
Bài 5. BÁC TRỐNG TRƯỜNG
1.Kết hợp từ ngữ ở A và B
GV yêu cầu HS kết hợp từ ngữ ở A và B
A
B
Anh chuông điện
có thân hình mập mạp.
Tiếng trống
thay bác trống báo giờ học.
Bác trống trường
dõng dạc vang lên trong ngày khai trường.
GV hướng dẫn HS tìm sự phù hợp giữa từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B.
2 - 3 HS trình bày.
GV và HS nhận xét.
- GV và HS thống nhất đáp án
- Có thể chuyển bài tập trên sang hình thức trò chơi để giờ học thêm sinh động, HS dễ hiểu bài, dễ hình thành kĩ năng tạo câu.
Vd trò chơi Kết bạn: 
Có 2 đội chơi. 6 HS/1 đội, đứng thành 2 bên (A và B), mỗi bên 3 HS. Bên A, mỗi HS cầm 1 bảng, trên từng bảng ghi “Anh chuông điện”, “Tiếng trống”, “Bác trống trường”. Bên B, mỗi HS cầm 1 bảng, trên từng bảng ghi “thay bác trống báo giờ học”, “dõng dạc vang lên trong ngày khai trường”, “có thân hình mập mạp”. Khi quản trò hô “Kết bạn!”, HS bên A và B, nếu thấy 2 bảng từ ngữ trên tay mình và bạn có thể kết hợp thành câu thì lại gần nhau, đứng chụm vào nhau. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất là đội chiến thắng.
2.Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu:
+ bàn ghế, mùi, còn, gỗ, thơm.
+ người bạn, là, trống trường, của chúng tôi, thân thiết.
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.
- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. 
- HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.
Bài 6. GIỜ RA CHƠI
1.Viết đúng chính tả một khổ thơ trong bài Giờ ra chơi vào vở
- GV trình chiếu đoạn thơ
Chống báo dờ ra chơi 
Từng đàn chim áo chắng
Sếp xách vở mau thôi
Ùa ra ngoài sân lắng.
và yêu cầu HS chú ý đến những từ được tô đậm.
Một số (2 - 3) HS cho biết hình thức viết đúng chính tả của những từ được tô đậm. GV và HS thống nhất phương án đúng. GV viết những từ đúng chính tả lên bảng hoặc trình chiếu đoạn thơ với những từ đã được chỉnh sửa.
Củng cố
- Nhắc lại nội dung bài ôn/
- Về đọc lại các bài tập đọc vừa ôn.
- “Anh chuông điện”- “thay bác trống báo giờ học”
- “Tiếng trống” - “dõng dạc vang lên trong ngày khai trường”, 
- “Bác trống trường” -“có thân hình mập mạp”.
- HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.
- Bàn ghế còn thơm mùi gỗ.
- Trống trường là người bạn thân thiết của chúng tôi hoặc Người bạn thân thiết của chúng tôi là trống trường.
- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. 
- HS viết vào vở câu đã được sắp xếp đúng.
- HS làm việc nhóm đôi để trao đổi xem những từ được tô đậm viết sai như thế nào, viết lại thế nào thì đúng.
Trống báo giờ ra chơi 
Từng đàn chim áo trắng
Xếp sách vở mau thôi
Ùa ra ngoài sân nắng
Lưu ý, các lỗi chính tả ở đây chủ yếu là của HS ở miền Bắc, nhất là ở những địa phương không phân biệt được ch/tr, s/x và cả n/ỉ. Riêng trường hợp dờ là do đặc điểm của chữ Quốc ngữ, dùng hai hình thức chữ viết khác nhau để ghi cùng một âm (âm /z/ vừa được ghi bằng chữ d như trong dật dờ, dở dang, vừa được ghi bằng chữ gi như trong giờ (học), giống (nhau),...)
HS viết vào vở đoạn thơ đã được sửa lỗi chính tả.
Trống báo giờ ra chơi Từng đàn chim áo trắng Xếp sách vở mau thôi Ùa ra ngoài sân nắng.
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong dòng sau thành câu: đang, Dương, đọc, và, Tân, truyện
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một sò (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Dương và Tân đang đọc truyện hoặc Tấn và Dương đang đọc truyện.)
HS viết vào vở đã được sắp xếp đúng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx