Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Trinh Phú 3
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
Yêu nước: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài.
2. Năng lực chung:
Tự chủ và tự học : HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân.
3. Năng lực đặc thù :
Năng lực ngôn ngữ:
- HS nhận biết và đọc đúng các vần uôi,uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- HS viết đúng các vần uôi, uôm ; viết đúng các tiếng, từ có vần uôi, uôm.
- Phát triển ngôn ngữ nói về việc đi lại trên biển.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần uôi, uôm đoạn văn ứng dụng “ Buổi sớm mai .tàu cá nối đuôi nhau vào bờ” viết trên bảng phụ.
- HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
1.Khởi động( TGDK3 phút)
a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập
b.Cách tiến hành:
- Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 4 HS nối tiếp nhau đọc).
- HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét.
2. Khám phá ( TGDK: 20 phút).
* Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút).
a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uôi, uôm phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh.
b Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 144), GV hỏi:
+ Em thấy những gì trong trong tranh ?
- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nói lại câu thuyết minh Thuyền buồm xuôi theo chiều gió.
- GV đọc câu thuyết minh.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên.
- HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học uôi, uôm.
- GV ghi bảng tên bài.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo CV2345 - Tuần 15 - Năm học 2020-2021 - Trường TH Trinh Phú 3
TUẦN : 15 Thứ hai, ngày 14 tháng 12 năm 2020 MÔN: TIẾNG VIỆT Bài 66 : uôi, uôm ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Yêu nước: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn đọc và các hình ảnh trong bài. 2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học : HS tự hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần uôi,uôm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần uôi, uôm; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần uôi, uôm ; viết đúng các tiếng, từ có vần uôi, uôm. - Phát triển ngôn ngữ nói về việc đi lại trên biển. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần uôi, uôm đoạn văn ứng dụng “ Buổi sớm mai.tàu cá nối đuôi nhau vào bờ” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài Ôn tập b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại từ và câu tiết ôn tập ( 4 HS nối tiếp nhau đọc). - HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uôi, uôm phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 144), GV hỏi: + Em thấy những gì trong trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Thuyền buồm xuôi theo chiều gió. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học uôi, uôm. - GV ghi bảng tên bài. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần uôi, uôm tiếng, từ ngữ có chứa các vần uôi, uôm. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - Vần uôi + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu : u - ô- i- uôi. . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uôi . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. - Vần uôm + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu : u - ô- m- uôm. . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uôm . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + So sánh vần: . Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. . HS so sánh, trả lời. .GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có âm đôi uô. Khác nhau chữ cuối i, m. + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: x uôi xuôi + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : muối, muỗi, nguội, tuổi; buồm, muỗm, nhuốm, nhuộm. + Cho HS tìm các vần uôi , uôm, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: con suối, buổi sáng, quả muỗm. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. GV kết hợp giải nghĩa từ quả muỗm, quả muỗm hay còn gọi là quả xoài hôi. - HS tìm tiếng có vần uôi, uôm đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uôi, uôm, con suối, quả muỗm cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần uôi, uôm. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ con suối, quả muỗm. kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uôi, uôm vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HSđọc được đoạn văn có chứa các vần uôi, uôm cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống trên biển thông qua đoạn văn được đọc, hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Buổi sớm mai, nối đuôi nhau vào bờ” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần uôi, uôm - HS đánh vần tiếng có vần uôi, uôm, sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Buổi sớm mai, mặt biển được miêu tả như thế nào ? + Có thể nhìn thấy những gì trên trời và trên biển vào lúc đó ? + Có thể thể nhìn thấy những gì trên trời và dưới biển lúc đó ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS quan sát và nói được tình huống trong tranh. Phát triển ngôn ngữ nói về các phương tiện đi lại trên biển. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 145). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Các em nhìn thấy những phương tiện gì trong tranh ? + Em có biết tên những phương tiện đó không ? + Em có biết các phương tiện này di chuyển bằng cách nào không? + Theo em, phương tiện nào đi nhanh hơn ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét. 3. Củng cố: - Cho HS đọc lại các vần uôi, uôm. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - GV nhận xét, ưu khuyết điểm của tiết học. -------------------------------------------- Thứ ba , ngày 15 tháng 12 năm 2020 Bài 67 : uôc, uôt ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Nhân ái : Thông qua đoạn đọc, nói HS cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm và sự chăm sóc của mẹ dành cho con. 2. Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Thông qua phần luyện nói, phát triển cho HS kỹ năng nói lời chúc mừng sinh nhật bạn. 3. Năng lực đặc thù : Năng lực ngôn ngữ: - HS nhận biết và đọc đúng các vần uôc, uôt; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các vần uôc, uôt; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc. - HS viết đúng các vần uôc, uôt ; viết đúng các tiếng, từ có vần uôc, uôt. - Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Đi sinh nhật bạn. II. CHUẨN BỊ: - GV: Nắm vững đặc điểm phát âm ; cấu tạo và quy trình viết các vần uôc, uôt đoạn văn ứng dụng “ Mẹ cho Hà đi công viên.ăn ăn mặc gọn gàng, lịch sự” viết trên bảng phụ. - HS: bảng con ; phấn; bộ đồ dùng; vở Tập viết; SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động( TGDK3 phút) a. Mục tiêu: Củng cố cho HS bài uôi, uôm b.Cách tiến hành: - Cho HS đọc uôi, uôm, buồm, nhuộm, muỗi và câu ứng dụng. - 4 HS đọc, HS nhận xét bạn đọc. - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uôi, uôm phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 146), GV hỏi: + Em thấy những ai trong trong tranh ? + Mẹ đang làm gì? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Mẹ vuốt tóc và buộc nơ cho Hà. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học uôc, uôt - GV ghi bảng tên bài uôc, uôt * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần uôm, uôt & các tiếng, từ ngữ có chứa các vần uôi, uôm. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - Vần uôc + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uôc . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. - Vần uôt + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần uôt . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + So sánh vần: . Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. . HS so sánh, trả lời. .GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có âm đôi uô. Khác nhau chữ cuối t, c + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: b uôc buộc + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : cuốc, luộc, ruốc, thuộc; buốt, muốt, ruột, tuột. + Cho HS tìm các vần uôi , uôm, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: ngọn đuốc, viên thuốc, con chuột. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần uôc, uôt đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uôc, uôt, ngọn đuốc, con chuột cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần uôc, uôt. + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ ngọn đuốc, con chuột, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được uôc, uôt, ngọn đuốc, con chuột vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, có từ ngữ chứa vần uôc, uôt, thông qua đoạn đọc, HS cảm nhận được tình cảm gia đình, nhất là tình cảm và sự chăm sóc của mẹ dành cho con. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Mẹ cho Hà đi công viên, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần uôc, uôt. - HS đánh vần tiếng có vần uôc, uôt sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Mẹ cho Hà đi đâu ? +Từ ngữ nào thể hiện Hà rất vui? + Hà mặc gù khi đi chơi ? + Theo mẹ Hà, khi đi chơi ... - GV nhận xét. 2. Khám phá ( TGDK: 20 phút). * Hoạt động 1: Nhận biết (TGDK 5 phút). a. Mục tiêu: HS nhận biết vần uôn, uông phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh. b Cách tiến hành: - HS quan sát tranh (nhận biết SHS trang 150), GV hỏi: + Em thấy gì trong tranh ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nói lại câu thuyết minh Chim khướu biết bắt chước tiếng người. - GV đọc câu thuyết minh. - HS đọc cá nhân, đồng thanh theo giáo viên. - HS quan sát câu vừa đọc, rút ra vần mới học ươi, ươu. - GV ghi bảng tên bài ươi, ươu. * Hoạt động 2: Luyện đọc ( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS đọc được các vần ươi, ươu & các tiếng, từ ngữ có chứa các vần ươi, ươu. b Cách tiến hành: 2.1 Đọc vần ( TGDK 3 phút) - Vần ươi + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần ươi . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. - Vần ươu + Đánh vần vần: .GV đánh vần mẫu . . HS nối tiếp nhau đánh vần. . Lớp đọc đồng thanh. + Đọc trơn vần ươu . HS đọc cá nhân, đồng thanh. + So sánh vần: . Cho HS so sánh vần để tìm ra điểm giống và khác nhau. . HS so sánh, trả lời. .GV nhận xét, thống nhất câu trả lời : Các vần giống nhau đều có âm đôi ươ. Khác nhau chữ cuối I, u. + Ghép chữ cái tạo vần. . HS dùng bộ chữ ghép vần, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh. . HS nhận xét, GV nhận xét. 2.2 Đọc tiếng: (TGDK 5 - 7phút) - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu: ng ưoi người + HS đánh vần tiếng. + HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa. - Đọc tiếng trong SHS + GV lần lượt đưa các tiếng : bưởi, cười, lưới, mười; bướu, hươu, khướu, rượu + Cho HS tìm các vần ươi, ươu, HS tìm và nêu, đánh vần các tiếng. + HS đánh vần cá nhân, đồng thanh các tiếng. + HS đọc trơn các tiếng . + HS đọc cá nhân, đồng thanh. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. 2.3 Đọc từ ngữ (TGDK 5 phút) - GV lần lượt đưa tranh minh họa cho từng từ ngữ: tươi cười, quả bưởi, ốc bươu. Sau mỗi lần đưa tranh GV nêu câu hỏi để rút ra từ mới. - HS trả lời, GV nhận xét, kết hợp ghi bảng từng từ. - HS tìm tiếng có vần ươi, ươu đánh vần, đọc trơn tiếng, từ. - HS nhận xét bạn đọc. - GV đọc mẫu. 3. Hoạt động 3: Viết bảng( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ươi, ươu từ tươi cười, ốc bươu cỡ chữ vừa vào bảng con. b. Cách tiến hành: - Viết vần: + GV lần lượt viết mẫu các vần ươi, ươu + HS viết vào bảng con. + GV nhận xét, chinh sửa cho HS. Viết từ ngữ + GV lần lượt viết bảng từ tươi cười, ốc bươu, kết hợp hướng dẫn quy trình viết. + HS viết vào bảng con. + HS nhận xét chữ viết của bạn. + GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. TIẾT 2 * Khởi động : Cho cả lớp hát vui. *Hoạt động 4: Viết vở( TGDK 15 phút) a. Mục tiêu: HS viết được ươi, ươu; tươi cười, ốc bươu vào vở Tập viết cỡ chữ vừa. b. Cách tiến hành: - Cho HS đọc lại các vần cần viết. - GV nhận xét và nêu yêu cầu viết. - HS thực hành viết vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng quy trình. - HS nhận xét bài viết của bạn. - GV nhận xét và chỉnh sửa bài cho HS. * Hoạt động 5: Đọc đoạn( TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: HS đọc đoạn văn, có từ ngữ chứa vần ươi, ươu, phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Lợi ích của vật nuôi. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn “ Lạc đà là con vật đặc biệt những vùng sa mạc khô cằn” và đọc mẫu. - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm tiếng có vần ươi, ươu - HS đánh vần tiếng có vần ươi, ươu sau đó đọc trơn tiếng (cá nhân, đồng thanh). - HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh từng câu văn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV cho HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc, GV hỏi: + Lạc đà có bộ phần gì đặc biệt ? Bộ phận đó nằm ở đâu ? +Vì sao lạc đà có thể sống nhiều ngày mà không cần ăn uống ? + Lạc đà có lợi ích gì đối với con người ? - Vài HS trả lời, các HS khác nhận xét. - GV thống nhất câu trả lời của HS. Hoạt động 6: Nói theo tranh (TGDK 10 phút) a. Mục tiêu: Phát triển cho HS kĩ năng quan sát tranh & phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Lợi ích của vật nuôi. b. Cách tiến hành: - HS quan sát tranh phần Nói trong SHS( trang 151). - GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: + Em nhìn thấy những con vật nào trong tranh ? + Em có biết những con vật trong tranh có lợi ích gì không ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét. GV nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: ( TGDK 3 - 5 phút) - Cho HS đọc lại các vần ươi, ươu. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà. - HS nhận xét, GV nhận xét, ưu khuyết điểm của tiết học, Thứ năm , ngày 17 tháng 12 năm 2020 ÔN TẬP ( 2 tiết buổi chiều) I. MỤC TIÊU: Qua tiết học giúp HS: Củng cố lại các vần đã được đọc, viết trong tuần. HS hoàn thành các bài tập viết trong tuần. II. CHUẨN BỊ: - GV: nắm lại các bài viết & các vần mà các em chưa nắm vững đã học trong tuần - HS: bảng con , phấn, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 1. Khởi động: GV cho cả lớp cùng hát vui. 2. Ôn tập: a. Đọc - GV cho HS nhắc lại tất cả các vần đã học trong tuần. - HS nêu, GV kết hợp ghi bảng. - HS đọc cá nhân, đồng thanh các vần - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV tăng cường luyện đọc lại cho các em còn quên vần. - GV chỉnh sửa, động viên cho HS đọc tốt hơn. - GV viết bất kì tiếng, từ, cụm từ hoặc câu có chứa các vần đã học, chỉ định bất kì cho HS đọc. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS về tư thế khi đứng đọc, giọng đọc. - HS nhận xét. Tiết 2 b. Viết - GV cho HS viết bảng con một số vần các em còn chưa nắm vững cách viết. - HS nhận xét chữ viết của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV nhận xét, chỉnh sửa chữ viết cho HS. - HS đọc các chữ vừa viết. - Cho HS viết hoàn thành các bài tập viết từ bài 66 đến bài 70. - GV quan sát, nhắc nhở và chỉnh sửa cho HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Củng cố: - GV nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài học tuần sau. ------------------------------------ Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2020 Bài 70 : ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU: 1. Phẩm chất: Chăm chỉ : HS biết theo dõi GV, bạn kể câu chuyện và kể được từng đoạn câu chuyện, cả câu chuyện. 2. Năng lực chung: Tự chủ: Thông qua câu chuyện kể giúp học sinh trân trọng trong cuộc sống tự do, tự chủ và yêu quý những gì do chính mình làm ra. 3. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ: + HS nắm đọc chính xác các vần uôi, uôm, uôc, uôt, uôn, uông, ươi, ươu, và các tiếng, từ ngữ, câu có các vần ôn tập. + HS phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có chứa một số âm - vần đã học. + HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Chuột nhà và chuột đồng và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. II. CHUẨN BỊ: - GV: Tranh minh họa nội dung câu chuyện Chuột nhà và chuột đồng; Bảng phụ có kẻ ô ; các băng giấy ghi các từ như trong SHS (trang 153) ; đoạn văn viết trên bảng phụ; thẻ ghi các từ như trong SHS; - HS: bảng con , phấn, bộ đồ dùng, vở Tập viết, SHS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 1.Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế phấn khởi cho HS vào đầu tiết học. b. Cách tiến hành: GV bắt nhịp cho cả lớp cùng hát 1 bài hát. 2. Khám phá: 2.1 Hoạt động 1: Đọc vần, từ ngữ a. Mục tiêu: HS đọc chính xác các vần uôi, uôm, uôc, uôt, uôn, uông, ươi, ươu từ có chứa các vần đã học. b Cách tiến hành: . Đọc vần - HS kể tên các vần đã được học trong tuần GV kết hợp ghi bảng các vần. - HS đọc trơn các vần. - HS đọc cá nhân, đồng thanh. . Đọc tiếng, từ - Đọc tiếng : GV treo bảng các tiếng ( ở phần đọc trong SHS), HS tìm các vần vừa ôn, đọc từng tiếng, các HS khác nhận xét, GV nhận xét. - Đọc từ ngữ: + HS tìm các vần vần vừa ôn tập, đánh vần, sau đó đọc trơn từng từ ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). + GV nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho HS. + GV đọc lại các từ. + HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ. 2.2 Hoạt động 2: Đọc đoạn a. Mục tiêu: HS đọc và trả lời chính xác câu ứng dụng có chứa âm đã học và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc. b. Cách tiến hành: - GV treo bảng đoạn văn : Ông trồng nhiều cây ăn tráisưởi nắng bên thềm, HS đánh vần các tiếng vừa tìm được. - GV đọc mẫu cả đoạn văn. - HS đọc tiếng có vần vừa ôn, đánh vần tiếng, sau đó đọc cá nhân, đồng thanh từng câu. - Các HS khác nhận xét bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. - GV hỏi HS về nội dung đoạn đọc: + Ông trồng những loại cây nào ? + Các loài cây ấy đang ở vào thời điểm nào ? + Ông nuôi những con vật gì ? + Những con vật ấy có gì đặc biệt ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. 2.3 Hoạt động 3: Viết a. Mục tiêu: HS viết được câu Đàn chim khướu hát vang Tập viết 1, tập một. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc câu sắp viết ( HS đọc cá nhân, đồng thanh). - GV hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết 1, tập một. GV lưu ý HS chữ đầu câu viết hoa, cách nối nét giữa các chữ cái, vị trí các dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ. - HS viết vào vở tập viết. - GV quan sát, chỉnh sửa tư thế ngồi, cách cầm bút của HS khi viết. - GV nhận xét, chỉnh sửa một số bài viết của HS. TIẾT 2 * Khởi động: HS hát vui . * Hoạt động 4: Kể chuyện 4.1 GV kể chuyện a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. b. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh ( SHS trang 153), nêu nội dung từng tranh. - GV giới thiệu câu chuyện. - GV kể toàn bộ câu chuyện lần 1 - GV kể từng đoạn câu chuyện lần 2, kết hợp đặt câu hỏi cho từng đoạn chuyện : - HS thảo luận theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm trả lời. + Đoạn 1: Từ đầu đến bỏ quê lên thành phố, GV hỏi HS : . Khi chuột nhà đến chơi , chuột đồng đã thết đãi chuột nhà những gì ? . Vì sao chuột nhà rủ chuột đồng lên thành phố ? + Đoạn 2: Từ Tối đầu tiên đi kiếm ăn đến ta sẽ đi lối khác kiếm ăn . GV hỏi HS : . Tối đầu tiên đi kiếm ăn trên TP, chúng ta gặp phải chuyện gi ? . Thất bại trong lần đầu đi kiếm ăn, chuột nhà đã an ủi chuột đồng thế nào ? + Đoạn 3: Từ Lần này đến cái bụng đói meo, GV hỏi HS: . Chuyện gì xảy ra khi chuột nhà và chuột đồng mò đến kho thực phẩm? ? + Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết, GV hỏi HS: . Sau rất nhiều chuyện xảy ra, chuột đồng quyết định lám gì ? . Chia tay chuột nhà, chuột đồng nói gì ? - HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, cùng HS thống nhất câu trả lời. 4.2 HS kể chuyện: a. Mục tiêu: HS phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe và kể câu chuyện Chuột nhà và chuột đồng và trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện. b. Cách tiến hành: - HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý của GV. - HS nhận xét, GV nhận xét, khen ngợi HS nhớ nội dung câu chuyện, kể hấp dẫn. - HS nhận xét, GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt. - GD học sinh biết trân trọng trong cuộc sống tự do, tự chủ và yêu quý những gì do chính mình làm ra. 3. Củng cố, dặn dò: - GV cho HS đọc lại toàn bài ôn. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS ôn lại bài ở nhà; kể lại câu chuyện Chuột nhà và chuột đồng cho người thân nghe. ------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc