Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 291-310 - Năm học 2020-2021

 I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.

2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.

3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.

4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm

vai, thực hành, suy ngẫm.

III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Kiến thức ngữ văn

- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Loài chim của biển cả.

- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (sả/ cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.

2. Kiến thức đời sống

- GV nắm được những kiến thức thực tế về chim hải âu. Hải âu chủ yếu sống trên mặt biển, bay trên mặt biển và nghỉ ngơi cũng trên mặt biển. Loài chim này có sải cánh dài tới 4 - 4,5 m. Sải cánh dài nhưng nhỏ và hẹp khiến chúng bay rất tài. Hải âu thường bay theo tàu biển để kiếm thức ăn. Guồng quay của con tàu làm bắn cá lên, hải âu kiếm cá ở đó. Những người lái tàu coi hải âu là điềm lành nên cũng thường lấy cá cho hải âu ăn. Do vậy, hải âu được xem là bạn của những người đi biển.

- GV có thể thu thập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long hoặc trên Internet.

3. Phương tiện dạy học

- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể SƯU tầm thêm những tranh đẹp về chim hải âu. Chuẩn bị tranh minh hoạ (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ màng.

 

docx 36 trang trithuc 18/08/2022 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 291-310 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 291-310 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 291-310 - Năm học 2020-2021
TUẦN 28
Ngày soạn: 03/04/2021 Ngày giảng: Thứ 2/05/04/2021
Tiếng việt
CHỦ ĐỀ 6. THIÊN NHIÊN KÌ THÚ
BÀI 291 + 292 + 293 + 294: LOÀI CHIM CỦA BIỂN CẢ (4 tiết)
 I. MỤC TIÊU 
1. Phát triển kĩ năng đọc: thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB thông tin đơn giản và ngắn; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến VB; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát.
2. Phát triển kĩ năng viết: thông qua hoạt động viết lại đúng câu trả lời cho câu hỏi trong VB đọc; hoàn thiện câu dựa vào những từ ngữ cho sẵn và viết lại đúng câu đã hoàn thiện; nghe viết một đoạn ngắn.
3. Phát triển kĩ năng nói và nghe: thông qua trao đổi về nội dung của VB và nội dung được thể hiện trong tranh.
4. Phát triển phẩm chất và năng lực chung: tình yêu đối với động vật và thiên nhiên nói chung, ý thức bảo vệ thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm 
vai, thực hành, suy ngẫm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. Kiến thức ngữ văn
- GV nắm được đặc điểm VB thông tin (không có yếu tố hư cấu, có mục đích chính là cung cấp thông tin) và nội dung của VB Loài chim của biển cả.
- GV nắm được nghĩa của các từ ngữ khó trong VB (sả/ cánh, đại dương, màng, dập dềnh, bão) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
2. Kiến thức đời sống
- GV nắm được những kiến thức thực tế về chim hải âu. Hải âu chủ yếu sống trên mặt biển, bay trên mặt biển và nghỉ ngơi cũng trên mặt biển. Loài chim này có sải cánh dài tới 4 - 4,5 m. Sải cánh dài nhưng nhỏ và hẹp khiến chúng bay rất tài. Hải âu thường bay theo tàu biển để kiếm thức ăn. Guồng quay của con tàu làm bắn cá lên, hải âu kiếm cá ở đó. Những người lái tàu coi hải âu là điềm lành nên cũng thường lấy cá cho hải âu ăn. Do vậy, hải âu được xem là bạn của những người đi biển.
- GV có thể thu thập thêm thông tin về hải âu trong Từ điển tranh về các con vật của Lê Quang Long hoặc trên Internet.
3. Phương tiện dạy học
- Tranh minh hoạ có trong SHS được phóng to hoặc máy tính có phần mềm phù hợp, máy chiếu, màn hình, bảng thông minh. Có thể SƯU tầm thêm những tranh đẹp về chim hải âu. Chuẩn bị tranh minh hoạ (chân vịt có màng) để giải thích nghĩa của từ màng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn và Khởi động: 
Ôn : Các em vừa học xong chủ điểm có tên là gì? Hãy nêu tên chủ điểm đó? 
+ Trong chủ điểm bài học từ cuộc sống bài nào dạy em không được nói dối? vì sao? 
+ Chủ điểm bài học từ cuộc sống gồm mấy bài?
Khởi động:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
Quan sát tranh SHS:
+ Trong tranh gồm có mấy loài vật? 
+ Hãy nêu điểm khác nhau của chim và cá?
+ Trong thế giới tự nhiên có một loài chim vừa sống trên cạn cả dưới nước có đặc điểm biết bay và bơi đó là loài chim nào? 
- GV và HS thống nhất nội dung câu trả lời, sau đó dẫn vào bài đọc Loài chim của biển cả. (VD: Nhìn chung, loài cá biết bơi thì không biết bay, còn loài chim biết bay thì không biết bơi. Nhưng có một loài chim rất đặc biệt: vừa biết bay vừa biết bơi. Mà đặc biệt hơn là ở chỗ loài chim này vừa bay giỏi, vừa bơi tài. Đó là chim hải âu.)
2. Đọc 
- GV đọc mẫu toàn VB.
- GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó: (oai, iên, iêt.....)
 + GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới khó trong bài:
+ GV đưa những từ ngữ này lên bảng và hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu lần lượt từng vần và từ ngữ chứa vần đó, HS đọc theo đồng thanh.
- Đọc câu: 
+ GV yêu cầu HS đọc từng câu nối 
tiếp lần 1.
+ GV hướng dẫn HS đọc những câu dài: 
Hải âu còn bơi rất giỏi/ nhờ chân của chúng có màng/, như chân vịt//. 
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu lần 2
- Đọc đoạn: 
+ GV chia VB thành các đoạn 
Đoạn 1: từ đầu đến có màng như chân vịt, 
Đoạn 2: phần còn lại.
+ Yêu cầu học sinh đọc đoạn nối tiếp.
- GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài: 
 sải cánh: độ dài của cánh.
đại dương: biển lớn. 
dập dềnh: chuyển động lên xuống nhịp nhàng trên mặt nước
bão: thời tiết bất thường, có gió mạnh và mưa lớn. Có thể giải thích thêm nghĩa của từ chúng trong văn bản: chúng được dùng để thay cho hải âu. Riêng từ màng (phẩn da nối các ngón chân với nhau), GV nên sử dụng tranh minh hoạ (có thể dùng tranh về chân con vịt) để giải thích.)
+ GV yêu cầu HS đọc đoạn theo nhóm.
- Đọc toàn VB:
+ GV đọc lại toàn VB và chuyển tiếp sang phần trả lời cầu hỏi.
+ Bài học từ cuộc sống
+ Chú bé chăn cừu, đùa vui đúng lúc đúng chỗ, đúng hoàn cảnh
+ 5
- Một số (2 - 3) HS trả lời câu hỏi. Các HS khác có thể bổ sung nếu câu trả lời của các bạn chưa đầy đủ hoặc có câu trả lời khác (Chủ yếu nhấn vào ý chim biết bay, cá biết bơi).
+ 2.
+ Chim bay trên bầu trời, cá sống ở dưới nước
+ Hải âu
+ HS nhắc lại đồng thanh tên bài.
- HS lắng nghe và đọc thầm toàn VB theo GV.
+ HS đọc từ khó. Cá nhân, cả lớp.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa vần mới trong bài: loài, biển, thời tiết,......
+ HS luyện đọc theo hướng dẫn: 2 - 3 HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
Đọc câu
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 1.
Nghe GV đọc và đánh dấu ngắt hơi và nghỉ hơi.
+ HS đọc câu dài. Cá nhân – cả lớp.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng câu lần 2.
Đọc đoạn.
Chia đoạn.
+ Một số HS đọc nối tiếp từng đoạn, 2 lượt. 
+ Nghe GV giải thích và kết hợp hình ảnh minh họa.
+ HS đọc đoạn theo nhóm.
+ 1 - 2 HS đọc thành tiếng toàn VB
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu VB và trả lời các câu hỏi.
+ Đọc thầm đoạn 1 và TLCH: 
a. Hải âu có thể bay xa như thế nào? 
b. Ngoài bay xa, hải ấu còn có khả năng gì? 
+ Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
c. Vì sao hải âu được gọi là loài chim 
báo bão?
 - GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- Lưu ý: GV có thể chủ động chia nhỏ câu hỏi hoặc bổ sung câu hỏi để dẫn dắt HS (nếu cần).
4. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi a và b ở mục 3. 
- GV nêu lại câu hỏi: Hải âu có thể bay xa như thế nào? Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì? 
- GV nhắc lại câu trả lời đúng cho câu hỏi a và b (có thể trình chiếu lên bảng một lúc để HS quan sát) và hướng dẫn HS viết câu trả lời vào vở 
+ Trong câu: “Hải âu có thể bay xa như thế nào? Ngoài bay xa, hải âu còn có khả năng gì? có chữ nào cần viết hoa ?
 - GV lưu ý HS viết hoa chữ cái đầu câu; đặt dấu chấm, dấu phẩy đúng vị trí.
+ GV viết mẫu chữ hoa V ( Viết mẫu cả hai kiểu chữ hoa và chữ in hoa)
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đổi về bức tranh minh hoạ và câu trả lời cho từng câu hỏi.
+ Đọc thầm và thảo luận.
a. Hải âu có thể bay qua những đại dương mênh mông; 
b. Ngoài bay xa, hải âu còn bơi rất giỏi; 
+ Đọc thầm và thảo luận.
c. Khi trời sắp có bão, hải âu bay thành 
đàn tìm chỗ trú ẩn
- Đại diện một số nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
HS đọc yêu cầu bài tập và đọc lại câu hỏi.
+ Lắng nghe.
+ HS nhắc lại.
+ HS nêu: Chữ H và chữ N cần viết hoa.
a, Hải âu có Όể bay vưĜ cả đạị dưΩg mênh mŪg 
- HS viết câu trả lời vào vở. 
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
b, Ngφài bay xa, hải âu còn bΠ ǟất giĈ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
+ HS theo dõi.
TIẾT 3
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
đại dương bay xa thời tiết
 bão đi biển
5. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
a. ít có loài chim nào có thể (..) như hải âu. 
b. Những con tàu lớn có thể đi qua các (.)
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để 
chọn từ ngữ phù hợp và hoàn thiện câu.
- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày kết quả.
- GV và HS thống nhất các câu hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu HS viết câu hoàn chỉnh vào vở.
- GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
6. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
- GV giới thiệu tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh.
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát tranh và trao đổi trong nhóm theo nội dung tranh, có dùng các từ ngữ đã gợi ý.
- GV có thể khai thác thêm ý (dành cho đối tượng HS có khả năng tiếp thu tốt): sức mạnh sáng tạo của con người thật to lớn, nhưng sự kì thú, nhiệm màu của thiên nhiên cũng rất đáng nâng niu, giữ gìn, trân trọng.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả nói theo tranh - HS hoạt động theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- GV và HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu bài.
+ Đọc từ, và câu cần hoàn thiện.
- HS làm việc theo cặp cùng thảo luận chọn từ ngữ cần điền vào câu. 
- Đại diện một số nhóm lên trình bày: 
a, Ít có lφài chim nào có Όể bay xa như hải âu. 
- Cá nhân học sinh viết câu vào vở chính tả.
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
b, Những cΪ tàu lớn có Όể đi qua các đại dưΩg.
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
HS đọc yêu cầu bài.
hải âu máy bay bay cánh 
TIẾT 4
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7. Nghe viết.
- GV đọc to cả đoạn văn: 
Hải âu là loài chim của biển cả. Chúng có sải cánh lớn, nên bay rất xa. Chúng còn bơi rất giỏi nhờ chân có màng như chân vịt.
- Đoạn văn có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào? Cuối câu có dấu gì?
Chúng có sải cánh lớn, nên bay
- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết.
+ Viết lùi vào đầu dòng. Viết hoa chữ cái đầu câu, kết thúc câu có dấu chấm.
+ Chữ dễ viết sai chính tả: loài, lớn.
- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cẩm bút đúng cách.
- Đọc và viết chính tả:
+ GV đọc từng câu cho HS viết. Mỗi câu cần đọc theo từng cụm từ : 
Hải âu/ là loài chim của biển cả./ Chúng có sải cánh lớn,/ nên bay rất xa./ Chúng còn bơi rất giỏi/ nhờ chấn có màng/ như chấn vịt.
- Mỗi cụm từ đọc 2-3 lần. GV cần đọc rõ ràng, chậm rãi, phù hợp với tốc độ viết của HS.
+ Sau khi HS viết chính tả, GV đọc lại một lần toàn đoạn văn và yêu cầu HS rà soát lỗi.
+ GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS.
a. ân hay uân?
8. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông 
đôi ch g gũi h luyện
b. im hay iêm?
lim d quý h trái t
 - GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ để hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi để tìm những vần phù hợp.
9. Trao đổi: cần làm gì để bảo vệ các loài chim?
- Đây là phần luyện nói tự do. GV có thể cho HS làm việc nhóm, sau đó gọi đại diện một vài nhóm trả lời.
- Lưu ý một số chi tiết: Không được bắn chim, bắt chim, phá tổ chim,...
10. Củng cố.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS
- HS đọc đoạn viết
- Đoạn văn có 3 câu, chữ đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu.
Hải âu là lφài chim của biển cả.
ǟất xa. Chúng cŜ bΠ ǟất giĈ nhờ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
chân có màng như chân vịt.
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ Hs đọc yêu cầu bài.
- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).
- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
a. ân hay uân?
 đôi chân gần gũi huấn luyện 
b. im hay iêm?
lim dim quý hiếm trái tim
HS đọc yêu cầu bài và trao đổi luyện nói để tăng khả năng ngôn ngữ tốt hơn.
- HS ... như chiếc ô xinh./ Sân trường rợp bóng chúng mình vui chơi? (tranh tán bàng). - GV linh hoạt tuỳ từng vùng miền có thể chủ động giới thiệu các loài cây khác.
- Cách chơi: GV chia lớp thành một số nhóm. Sau khi GV chiếu câu miêu tả, một HS đọc, đội nào có tín hiệu trả lời nhanh thì được quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì bị mất lượt trả lời tiếp, đội khác trả lời. Mỗi câu trả lời đúng thì được gắn một bông hoa. Đội nào trả lời đúng nhiều thì được nhiều hoa.
- Ý nghĩa của trò chơi: HS yêu thích thiên nhiên, cây cối; có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây cối.
10. Củng cố
- GV yêu cẩu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV chốt lại những nội dung chính.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- GV giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc một cuốn sách hoặc bài viết về thiên nhiên để chuẩn bị cho bài học sau. 
- GV cũng cần chủ động chuẩn bị một số cuốn sách và bài viết về thiên nhiên để cung cấp thêm nguồn tài liệu đọc mở 
+ HS nghe GV đọc đoạn văn
Thân cây liễu không LJo nhưng
dẻo dai. Cành liễu mềm mại, có Όể
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
chuyển động Όeo chiều gió. Vì vậy 
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
cây không dễ bị gãy
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ
+ HS đổi vở cho nhau để rà soát lỗi.
+ Kiểm tra và soát lỗi chính tả.
HS đọc yêu cầu của bài.
- Một số (2 - 3) HS lên trình bày kết quả trước lớp (có thể điền vào chỗ trống của từ ngữ được ghi trên bảng).
- Một số HS đọc to các từ ngữ. Sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
a. tr hay ch ?
chồi non đũa tre trồng trọt
b. r hay d ?
rễ cây dễ dàng mềm dẻo
phượng bàng xoan 
 xoài nhãn mận
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào).
***************************************************
Tiếng việt
BÀI 309 + 310: ÔN TẬP – ÔN LINH HOẠT
I. MỤC TIÊU 
Giúp HS : 
Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Thiên nhiên kì thú thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về thiên nhiên, thực hành đọc mở rộng một văn bản hay quan sát tranh về thiên nhiên, nói cảm nghĩ về văn bản hoặc tranh; thực hình nói và viết sáng tạo về mặt chủ điểm cho trước ( thiên nhiên ). 
- Bước đầu có khả năng khái quát hoả những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài 
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
Phương tiện dạy học Tranh ảnh, video clip về thiên nhiên, hoặc thiết bị máy chiếu để trình chiếu hình thay cho tranh in. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc. 
- Một số văn bản ( văn bản thông tin, truyện, thơ ) và tranh ảnh về thiên nhiên (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
TIẾT 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần ooc, yêt, yêng, oen, oao, oet, uênh 
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cắn tìm có thể đã học hoặc chưa học. 
- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm ( để tránh việc HS phải ăn một lần nhiều vần và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần. 
 Nhóm vần thứ nhất: các vần ooc, yêt, yêng . 
Nhóm vần thứ hai: các vần oen, oao, oet, uênh. 
HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần . 
Nhóm vần thứ nhất :
 + HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ Có tiếng chứa các vần ooc, yêt, yêng. 
+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. 
+ Một số ( 2 – 3 ) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ dọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần 
 Nhóm vần thứ hai: 
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các văn oen, oao, oet, uênh. 
+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng. 
+ Một số ( 2 - 3 ) HS đánh vần, đọc trơn trước lớp: mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
2. Xác định những bài đọc viết về con vật, viết về cây cối hoặc viết về những sự vật khác trong chủ điểm Thiên nhiên kì thú. 
- Chọn bài đọc thích nhất và nếu lí do lựa chọn. Đây là bài tập giúp HS nhớ lại và kết nối một số nội dung các em đã học. Qua đó, HS cũng có ý niệm về sự phân loại thế giới sinh vật, gồm con vật ( động vật ), cây cối ( thực vật ); và phân biệt sinh vật với những gì không thuộc sinh vật, VD: cầu vồng. GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. 
- GV có thể làm mẫu một trường hợp nếu thấy cần thiết, chẳng hạn, văn bản nói về con vật như Loài chim của biển cả ( chim hải âu). 
- GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu: Chúa tể rừng xanh ( con vật ), Cuộc thi tài năng của rừng xanh ( con vật ), Cây liệt dẻo da ( cây cối ), Cầu vồng ( không phải con vật cũng không phải cây cối )
+ Riêng câu hỏi 4 ( Em thích bài đọc nào nhất ? Vì sao ?). GV cần tôn trọng sự lựa chọn đa dạng của HS miễn là lí do lựa chọn được các em trình bầy thuyết phục ở mức độ nhất định. Chú ý khuyến khích các em có những lí giải độc đáo, khác biệt.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời đúng cho câu hỏi đầu
3. Chọn từ ngữ chỉ thiên nhiên 
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. 
GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ những sự vật, hiện tượng không do con người làm thu, tự nhiên mà có, VD: sông. 
HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ
Một số ( 2-3 ) HS trình bày kết quả trước lớp. GV và HS thống nhất phương án lựa chọn đúng. 
Những từ ngữ chỉ thiên nhiên: sông, mưa, nắng gió, rừng, biển. 
Những từ ngữ khác chỉ sản phẩm do con người làm ra, không phải từ ngữ chi thiên nhiên: Xe cộ, nhà cửa, trường học 
Những từ ngữ chỉ thiên nhiên khác, 
HS có thể nêu: bão, lụt, mặt trăng, mặt trời, núi đồi, trái đất, ...
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4. Viết vào vở 1-2 câu về thiên nhiên
- GV gắn lên bảng hay trình chiếu một số tranh ảnh về thiên nhiên, yêu cầu HS quan sát. 
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được. Nếu có điều kiện, có thể thay tranh ảnh bằng video clip.
 GV nhắc lại những ý tưởng tốt, điều chỉnh những mô tả sai lệch và có thể bổ sung những mô tả khác mà HS chưa nghĩ đến hay chưa nêu ra. 
HS quan sát .
HS làm việc nhóm đôi, trao đổi về những gì các em quan sát được
Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày trước lớp, mô tả thiên nhiên mà các em quan sát được. Một số HS khác nhận xét , đánh giá
Từng HS tự viết vào vở 1 - 2 câu về thiên nhiên theo kết quả quan sát riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã trao đổi trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp 
5. Đọc mở rộng
Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên. GV có thể chuẩn bị một số cuốn sách hoặc bài viết phù hợp ( có thể lấy từ tủ sách của lớp và cho HS đọc ngay tại lớp. Các em nói về một số điều các em đã đọc, GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi :
 Nhờ đâu em có được cuốn sách ( bài viết ) này ? 
Cuốn sách ( bài viết ) này viết về cái gì ? 
Có điều gì thú vị hay đáng chú ý trong cuốn sách ( bài viết ) này ? .. 
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS chia sẻ được những ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi. 
HS tìm đọc cuốn sách hoặc một bài viết về thiên nhiên
HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4
- Một số ( 3 – 4 ) HS nói về một số điều các em đã đọc được trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá. 
6. Củng cố 
GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
Ôn linh hoạt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1 . CHIM BIỂN CẢ
Chọn từ ngữ để hoàn thiện cấu và viết cấu vào vở GV trình chiếu các câu chưa hoàn thiện ( có nhiều chỗ trống ). 
- Con cá cần ( ... ) để bơi. 
- Con chim cần ( ... ) để bay. 
- Con hổ cần ( ... ) để ở 
- Con ong cần ( .. ) để làm mật.
- Một số HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( nước, bầu trời, rừng, hoa ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện các câu đã cho 
GV trình chiếu các câu hoàn thiện. 
Một số HS đọc thành tiếng những câu này . 
HS lựa chọn các từ ngữ gợi ý ( nước, bầu trời, rừng, hoa ) phù hợp với từng chỗ trống để hoàn thiện các câu đã cho
HS viết vào vở các câu hoàn thiện.
Bài 2. BẢY SẮC CẦU VỒNG
Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: 
- vì sao, hàng ngàn lấp lánh, trên bầu trời 
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu.
 - Một số ( 2 - 3 ) HS lên trình bày kết quả. 
GV và HS thống nhất phương án đúng. (Hàng ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời hoặc Trên bầu trời , hàng ngàn vì sao lấp lánh)
HS làm việc nhóm đôi để sắp xếp các từ ngữ thành câu
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.
Bài 3. CHÚA TỂ RỪNG XANH
Đọc đoạn văn, kết hợp từ ngữ ở A và B cho phù hợp GV trình chiều đoạn văn và cho một số ( 2 - 3 ) HS đọc thảnh tiếng đoạn văn: Mèo và hổ có nhiều điểm giống nhau . Hình dáng theo giống hình dáng một con hổ nhỏ. Mèo có tai thinh và mắt tinh như hổ. Hổ giỏi chạy nhảy và tinh vồ mồi, mèo cũng vậy. Hổ to khoẻ hơn mèo nhưng lại thua mèo ở khả năng leo trèo. 
- GV trình chiếu bảng ( không có vết nối ): 
 A B 
Hình dáng mèo có nhiều điểm giống nhau . 
Mèo và bổ giống hình dạng một con hổ nhỏ. 
Tai mèo rất tinh.
 Hổ thua mèo rất thính.
 Mắt mèo khả năng leo trèo . Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày kết quả. GV và HS thống nhất các kết nối đúng, tạo thành những câu trọn vẹn. ( Hình dáng mèo giống hình dáng một con hổ nhỏ: Mèo và hổ có nhiều điểm giống nhau; Tai mèo rất thính ; Hổ thua mèo ở khả năng leo trèo: Mắt mèo rất tinh.). 
HS đối chiếu với kết quả làm bài của mình để tự đánh giá.
- HS làm việc nhóm đôi, trao đổi để lựa chọn từ ngữ ở A kết nối với từ ngữ ở B cho phù hợp. Sau đó, mỗi HS thực hiện việc nối các từ ngữ ở A và B trong vở.
Bài 4. CUỘC THI TÀI NĂNG RỪNG XANH
Sắp xếp các từ ngữ thành cầu và viết vào vở GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu: 
+ kì thú, có, rừng xanh, nhiều điều
+ bảo vệ, cần, động vật, chúng ta, hoang dã 
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi.
HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu
Một số ( 2 – 3 ) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng.
 ( Rừng xanh có nhiều điều kì thú . / Chúng ta cần bảo vệ động vật hoang dã. ) 
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng
Bài 5. CÂY LIỀU DẺO DAI
Viết một câu nói về đặc điểm của một loài cây mà em biết
 - Đây là bài tập viết câu sáng tạo , GV cần chú ý có sự hỗ trợ phù hợp để giúp HS làm được bài tập này. GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi để tìm ý tưởng, GV có thể nêu câu hỏi gợi ý: 
Có loài cây nào khiến em chú ý không?
 Em thấy nó ở đâu ? ( Chẳng hạn: ở vườn nhà em, trên đường đi học, trong sân trường, trên phim ảnh, trên Internet, ... ) Loài cây đó có gì đáng chú ý ? ... 
 GV có thể gợi ý thêm về đặc điểm của một số loài cây. ( Chẳng hạn : Cây phượng có hoa đỏ rực, Cây bàng có tán lá xoè ra rất rộng Cây tre có thân vươn cao, Cây hoa hồng có nhiều gai nhọn, ... )
Một số ( 2 - 3 ) HS trình bày kết quả , 
- HS viết vào vở các câu sáng tạo dựa vào kết quả làm việc nhóm hoặc có thể tham khảo ý kiến của các HS khác đã trình bày trước lớp hay của GV

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx