Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.
I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
1. Nhận biết hoá chất
- Nhận biết hoá chất: Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng.
- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.
- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.
- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.
II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng
Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn tập Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm 1. Nhận biết hoá chất - Nhận biết hoá chất: Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan. 2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm - Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng. - Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. - Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí. - Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ 2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm - Ống nghiệm: + Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm. + Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (khoảng 2/3 ngọn lửa từ dưới lên), không để đáy ống nghiệm sát vào bấc đèn cồn. - Ống hút nhỏ giọt: + Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. + Khi lấy chất lòng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóp cao su để hút chất lỏng lên. + Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm. III. Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng 1. Thiết bị đo pH - Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho điện cực của thiết bị vào dung dịch cần đo pH. giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo. 2. Huyết áp kế - Huyết áp kế dùng để đo huyết áp gồm huyết áp kế đồng hồ, huyết áp kế thuỷ ngân.. 3. Thiết bị diện và cách sử dụng a) Thiết bị cung cấp điện (nguồn điện) - Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện là pin 1,5 V. Để có bộ nguồn 3 V thì dùng hai pin, để có bộ nguồn 6 V thì dừng bán pin. b) Biến áp nguồn - Biến áp nguồn là thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm c) Thiết bị đo điện - Thiết bị đo điện bao gồm ampe kế và vôn kế, trong đó ampe kế đo cường độ dòng điện và vôn kế đo hiệu điện thế. Cần chú ý kết nối chốt âm và chốt dương ứng với các thang đo của thiết bị, và lựa chọn thang đo hợp lí để đảm bảo không vượt quá giá trị tối đa. d) Joulemeter - Joulemeter là thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện. Các giá trị đo được hiển thị trên màn hình LED. e) Thiết bị sử dụng điện - Biến trở - Đèn phát quang (kèm điện trở bảo vệ) - Bóng đèn pin kèm đa 3V - Khi sử dụng đèn phát quang (LED), cần kết nối cực dương (+) với cực dương của nguồn điện và cực âm (-) với cực âm của nguồn điện. Để đèn LED không bị hỏng, cần mắc nối tiếp với đèn một điện trở có giá trị thích hợp. g) Thiết bị điện hỗ trợ - Công tắc - Cầu chì ống. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ CHƯƠNG I. PHẢM ỨNG HÓA HỌC. BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học - Thí nghiệm về sự chuyển thể của nước - Các quá trình như hoà tan, đông đặc, nóng chảy... chỉ là các quá trình chuyển đổi giữa các trạng thái của chất mà không tạo ra chất mới, đó là biến đổi vật lí. Thí nghiệm về biến đổi hoá học: - Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh. - Tiến hành: + Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp. + Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1), quan sát hiện tượng. + Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngưng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống. => Các quá trình như đốt cháy nhiên liệu, phân huỷ chất (ví dụ: nung đá vôi,...), tổng hợp chất (ví dụ: quá trình quang hợp...) có sự tạo thành chất mới, đó là biến đổi hóa học. Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình sinh hoá, bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. II. Phản ứng hoá học - Diễn biến phản ứng hoá học: + Trong phản ứng hoá học, xảy ra sự phá vỡ các liên kết trong phân tử chất đầu, hình thành các liên kết mới, tạo ra các phân tử mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. Ví dụ: Phản ứng giữa hydrogen và oxygen tạo thành nước được mô tả như sau: - Hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học: + Phản ứng hoá học xảy ra khi có chất mới được tạo thành với những tính chất mới, khác biệt với chất ban đầu. Những dấu hiệu dễ nhận ra có chất mới tạo thành là sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện chất khí hoặc xuất hiện chất kết tủa... + Sự toả nhiệt và phát sáng cũng là dấu hiệu cho biết phản ứng hoá học đã xảy ra + Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành III. Năng lượng của phản ứng hoá học 1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt - Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh. - Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra. 2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt - Các phản ứng toả nhiệt có vai trò quan trọng trong cuộc sống vì chúng cung cấp năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất, vận hành động cơ, thiết bị máy công nghiệp, phương tiện giao thông. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 3: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ 1. Mol 1. Khái niệm - Khái niệm: Trong khoa học, khối lượng nguyên tử carbon được quy ước là đơn vị khối lượng 1/12 nguyên tử (amu). - Khối lượng 1 nguyên tử carbon là 12 amu và khối lượng này rất nhỏ. - Số Avogadro (Ng) là số nguyên tử trong 12 gam carbon và có giá trị là 6,022x10²³. 2. Khối lượng mol - (M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử chất đó tính theo đơn vị gam. - Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo. 3. Thể tích mol của chất khí - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khi đó và ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, hai bình khí có thể tích bằng nhau có cùng số mol khí. - Ở điều kiện chuẩn (25 °C và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lit. - Thể tích mol của a mol khi ở điều kiện chuẩn là V = 24,79 (L). II. Tỉ khối chất khí - Để xác định khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A (MA) và khối lượng mol của khí B (MB). Tỉ số này được gọi là tỉ khối của khÍ A đối với khÍ B, được biểu diễn bằng công thức: dA/B = MA/MB. - Để xác định một khi A nặng hơn hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta dựa vào tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và "khối lượng mol" của không khí: - Coi không khí gồm 20% oxygen và 80% nitrogen về thể tích. Vậy trong 1 mol không khí có 0,2 mol oxygen và 0,8 mol nitrogen. Khối lượng mol của không khí là: Mkk= 0,2×32 + 0,8×28 = 28,8 (g/mol). Tỉ khối của khí A so với không khí là: d = m/Mkk. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 4: DUNG DỊCH VÀ NỒNG ĐỘ. I. Dung dịch, chất tan và dung môi - Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi. - Dung môi thường là nước ở thể lỏng, chất tan có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí. - Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan ở nhiệt độ, áp suất nhất định, còn dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan. II. Độ tan - Khả năng tan của các chất trong cùng một dung môi khác nhau dù ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. - Những chất tan tốt cần lượng lớn chất tan để tạo dung dịch bão hoà, còn những chất tan kém chỉ cần lượng nhỏ chất tan đã thu được dung dịch bão hoà. - Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ, áp suất xác định. - Độ tan của một chất trong nước được tính bằng công thức: S = (mct/mnước) x 100, trong đó S là độ tan, đơn vị g/100 g nước; mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g); mnước là khối lượng nước, đơn vị là gam (g). III. Nồng độ dung dịch - Nồng độ dung dịch là đại lượng được sử dụng để định lượng một dung dịch đặc hay loãng. Có hai loại nồng độ dung dịch thường dùng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol. - Nồng độ phần trăm: Nồng độ phần trăm (C%) của một dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. Nồng độ phần trăm được xác định bằng công thức: C% = (mct/ mdd) x 100% Trong đó: C% là nồng độ phần trăm của dung dịch, đơn vị %; mct là khối lượng chất tan, đơn vị là gam (g); mdd là khối lượng dung dịch, đơn vị là gam (g). - Nồng độ mol: Nồng độ mol (CM) của một dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Nồng độ mol được xác định bằng công thức: CM = n / V Trong đó: CM là nồng độ mol của dung dịch, có đơn vị là mol/l và thường được biểu diễn là M; n là số mol chất tan, đơn vị là mol; V là thể tích dung dịch, đơn vị là lít (L). * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 5: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC. I. Định luật bảo toàn khối lượng 1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Nội dung định luật: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. - Thí nghiệm: Chuẩn bị dung dịch barium chloride, sodium sulfate, cản điện tử, cốc thuỷ tinh. Trên mặt cân đặt 2 cốc, ghi tổng khối lượng 2 cốc. Đổ cốc (1) vào cốc (2), quan sát thấy có một chất rắn màu trắng xuất hiện ở cốc (2). Đặt 2 cái trở lại cuặt cầu. So sánh tổng khối lượng của các chất trước phản ứng với tổng khối lượng các chất sau phản ứng. - Giải thích: Trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hoá học vẫn giữ nguyên, vì vậy tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng của các sản phẩm. Định luật này được hai nhà khoa học là Lomonosov và Lavoisier đưa ra vào thế kỉ XVIII. 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng - Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Barium chloride + Sodium sulfate → Barium sulfate + Sodium chloride - Biết khối lượng Barium chloride và Sodium sulfate đã phản ứng lần lượt là 20,8 gam và 14,2 gam, khối lượng của Barium sulfate tạo thành là 23,3 gam, ta sẽ xác định được khối lượng của Sodium chloride tạo thành là: 20,8 + 14,2 - 23,3 = ... ữu sinh: - Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh. III. Giới hạn sinh thái - Là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể sinh sản và phát triển bình thường * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 42: QUẦN THỂ SINH VẬT. I. Khái niệm quần thể sinh vật - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. II. Các đặc trưng cơ bản của quần thể - Kích thước quần thể: Số lượng các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể. - Mật độ cá thể trong quần thể: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. - Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. - Nhóm tuổi: Quần thể có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau và được biểu thị bằng các kiểu tháp tuổi. III. Biện pháp bảo vệ quần thể - Các biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật bao gồm: thành lập vườn quốc gia, khu bảo tồn, kiểm soát dịch bệnh, khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí. - Đối với những quần thể có nguy cơ tuyệt chủng ở môi trường sống tự nhiên của chúng cần di chuyển quần thể đến nơi sống mới như vườn thú, trang bảo tồn. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 43: QUẦN XÃ SINH VẬT. I. Khái niệm quần xã sinh vật - Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, sống trong cùng một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau. II. Đặc trưng cơ bản của quần xã - Độ đa dạng: Thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì độ đa dạng của quần xã càng cao. - Thành phần loài trong quần xã: + Loài ưu thế: loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quần xã. + Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn các loài khác trong quần xã. - Sự khác biệt về độ đa dạng giữa các quần xã có thể do nhiều yếu tố như điều kiện sống, mức độ tác động của con người, sự tương tác giữa các loài trong quần xã. III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã - Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là vấn đề cần được quan tâm do đa dạng sinh học ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm. - Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như: + Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học. + Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học. + Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. + Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật. + Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 44: HỆ SINH THÁI. I. Hệ sinh thái 1. Khái niệm hệ sinh thái - Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng, với các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường để tạo thành chu trình sinh học. - Ví dụ về hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đồng ruộng,... 2. Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái - Hệ sinh thái bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh. - Thành phần vô sinh bao gồm các nhân tố vô sinh, còn thành phần hữu sinh bao gồm các loài sinh vật được chia thành các nhóm sản xuất, tiêu thụ và phân giải. 3. Các kiểu hệ sinh thái - Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, ví dụ như hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái biển khơi, hệ sinh thái hồ nước ngọt,... - Hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái đồng ruộng, bể sinh thái ao nuôi cá,... II. Trao đổi và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái - Trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn III. Bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái - Đa dạng sinh học đang bị suy giảm trên toàn thế giới do nhiều nguyên nhân. - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong hệ sinh thái gồm tuyên truyền giá trị của đa dạng sinh học, xây dựng chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật và cấm săn bắt, mua bán trái phép các loài sinh vật. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 45: SINH QUYỂN. I. Khái niệm sinh quyển - Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường. - Sinh quyển bao gồm lớp đất, lớp không khí và lớp nước đại dương, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau để hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu. II. Các khu sinh học chủ yếu - Trên Trái Đất, các điều kiện khí hậu khác nhau đã tạo ra các khu sinh học đặc trưng cho từng vùng địa lý. - Các khu sinh học được chia thành khu sinh học trên cạn, khu sinh học nước ngọt và khu sinh học biển. + Khu sinh học trên cạn: Các đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lý đã xác định các khu sinh học khác nhau trên cạn, tại đó có những sinh vật đặc trưng thích nghi với điều kiện của khu vực. Từ vùng cực đến vùng nhiệt đới có các khu sinh học: đồng yêu hàn đới, rừng lá kim phương bắc, rừng ôn đới, rừng mưa nhiệt đới. + Khu sinh học nước ngọt: Khu sinh học nước ngọt được chia thành hai nhóm chính là khu vực nước đứng và khu vực nước chảy. Khu vực nước dừng là các ao, hồ, đầm, khu vực nước chảy là các sông, suối. + Khu sinh học biển: Ở các khu sinh học biển, sinh vật có sự khác nhau theo chiều thẳng đứng (chiều sâu) và chiều ngang. Sinh vật có sự phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tăng nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi, tăng dưới cùng có nhiều động vật đây sinh sống. Theo chiều ngang, khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi Vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn so với vùng khơi. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 46: CÂN BẰNG TỰ NHIÊN. I. Khái niệm cân bằng tự nhiên - Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. - Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể để đạt trạng thái cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. - Khống chế sinh học trong quần xã: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể khác. - Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái: Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, thể hiện ở sự phân bố các quần thể, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài, đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường. II. Nguyên nhân mất cân bằng tự nhiên và các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên - Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên: Các hoạt động của con người như phá rừng, khai thác tài nguyên quá mức, chất thải sinh hoạt và công nghiệp, cũng như các thảm họa thiên nhiên. - Các biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: Hạn chế ô nhiễm môi trường, điều tiết cấu trúc thành phần trong hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------ BÀI 47: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. I. Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển xã hội 1. Thời kì nguyên thuỷ - Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hình thức hái lượm và săn bắn. - Con người đã biết dùng lửa để nấu chín thức ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm và đốt rừng để sẵn thủ. 2. Thời kì xã hội nông nghiệp - Con người bắt đầu biết trồng cây lương thực như lúa nước, lúa mì, ngô,... và chăn nuôi trâu, bỏ, dê, cừu,... 3. Thời kì xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp - Trong thời kì cách mạng công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hoá sản xuất dựa vào các loại máy móc; nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,... và năng lượng mới là hơi nước. - Sự thay đổi này đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. - Việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt quy mô lớn, công nghiệp sản xuất phát triển mạnh mẽ, con người đã đẩy mạnh khai thác các loại tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho sản xuất, kéo theo sự gia tăng các loại khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. - Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử và công nghệ thông tin được ứng dụng để tự động hoá sản xuất đã tạo điều kiện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội trong việc tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. - Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) có sự kết hợp các công nghệ với nhau, trong lĩnh vực Sinh học, tập trung nghiên cứu để tạo ra bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thuỷ sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo. II. Ô nhiễm môi trường 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh sức khoẻ con người. 2. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật - Ô nhiễm do các chất phóng xạ. III. Biến đổi khí hậu 1. Khái niệm - Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,... giữa các giai đoạn, mỗi giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ. Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây biến đổi khí hậu. 2. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu - Để thích ứng với biến đổi khí hậu, con người có thể chủ động xây dựng hệ thống đê điều kiên cố, trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển, bờ sông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phù hợp, xây nhà chống lũ,.. IV. Bảo vệ động vật hoang dã - Thúc đẩy các hoạt động du lịch sinh thái bền vững: Du lịch sinh thái có thể tạo ra nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương và đồng thời giúp bảo vệ động vật hoang dã bằng cách giới thiệu các loài động vật đó cho du khách, giảm thiểu các hoạt động săn bắt hoặc khai thác phi pháp. - Tăng cường giám sát và kiểm soát hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã: Các địa phương cần có chính sách và quy định rõ ràng để kiểm soát hoạt động săn bắt và buôn bán động vật hoang dã. Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và truy bắt các hoạt động vi phạm. - Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn môi trường sống: Để bảo vệ động vật hoang dã, cần bảo vệ môi trường sống của chúng. Các hoạt động bảo tồn môi trường như trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, tái tạo các khu vực đã bị xâm hại,... là những biện pháp hiệu quả. - Tăng cường giáo dục và tuyên truyền: Giáo dục và tuyên truyền về giá trị của động vật hoang dã và tầm quan trọng của việc bảo vệ chúng là cần thiết để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. * Sơ đồ tư duy: ------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_on_tap_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.doc