Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU

- Ôn lại các vần đã học

- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.

- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.

- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12, 15 chữ).

- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,

III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vấn; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (àm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xe ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn gờ một chữ gờ kép gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).

 

docx 61 trang trithuc 18/08/2022 6300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 1 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 18-22 - Năm học 2020-2021
TUẦN 18
Ngày soạn: 02/01/2021 Ngày dạy: Thứ hai/04/01/2021
Tiếng việt
BÀI 181 + 182 : ÔN TẬP – Trang 174
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12, 15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của các âm, vần; cấu tạo và quy trình viết các chữ ghi các vấn; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (àm “cơ” được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xe ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn gờ một chữ gờ kép gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng/ ngh (ngờ đơn - ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Ghép các chữ đứng liền nhau (thêm dấu thanh phù hợp) để tạo từ ngữ chỉ loài vật
- Hoạt động nhóm. GV nêu yêu cầu thảo luận: Các nhóm đọc âm được ghi bằng các chữ theo hàng ngang và hàng dọc đứng lin nhau để tìm từ ngữ chỉ loài vật. Từng thành viên trong nhóm chia sẻ hiểu biết của mình vẽ loài vật mà cá nhân yêu thích.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nghe, nhận xét.
3. Đọc 
 Tết đang vào nhà
Hoa đào trước ngõ Cười tươi sáng hồng Hoa mai giữa vườn Lung linh cánh trắng. Sân nhà đây nắng Mẹ phơi áo hoa Em dán tranh gà Ông treo câu đối. Tết đang vào nhà Sắp thêm một tuổi Đất trời nở hoa.
(Nguyễn Hồng Kiên)
- Gv yêu cầu HS đọc thầm cả bài thơ, tìm tiếng có chứa các vấn ơi, ao, ăng.
- GV hỏi HS về các tiếng chứa vần đã học có trong bài thơ: Những câu thơ nào có tiếng chứa vần ơi? Những tiếng nào chứa vần ơi? 
- GV thực hiện tương tự với các vần ao, ăng.
- GV giải thích nghĩa từ câu đối (nếu cần) bằng cách cho HS xem tranh về câu đối. GV có thể nói thêm về câu đối. Câu đối được treo ở đình, chùa hoặc những nơi trang trọng trong nhà. Câu đối thường có nội dung ca ngợi những giá trị tốt đẹp. Vào ngày Tết, một số gia đình Việt Nam có truyền thống treo câu đối để thể hiện mong ước tốt lành cho một năm mới.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
+Loài hoa nào được nói tới trong bài thơ? +Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của loài hoa đó. Gia đình bạn nhỏ làm gì để chuẩn bị đón Tết?
+Còn gia đình em thường làm gì để chuẩn bị đón Tết? 
+Em có thích Tết không? Vì sao em thích Tết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
TIẾT 2
4. Tìm trong bài thơ Tết đang vào nhà những tiếng có vần ơi, ao, ăng
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, cùng đọc lại bài thơ và tìm những tiếng có vần di, ao, anh.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét, đánh giá.
5. Viết chính tả
- Từ tuần 17, HS chỉ viết cỡ chữ nhỏ. HS chép vào vở khổ thơ cuối của bài thơ. GV lưu ý HS xuống dòng sau mỗi câu thơ, viết hoa chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
- GV quan sát và sửa lỗi cho HS.
6. Củng cố, dặn dò
- GV lưu ý HS thực hành giao tiếp ở nhà, đọc cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè khổ đầu của bài thơ Tết đang vào nhà.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh về các loài vật, về ngày Tết truyền thống của dân tộc.
-Hs chơi
-HS thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- HS đọc
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs đọc
- HS trả lời
- HS trả lời 
- HS trả lời 
- HS trả lời 
-HS thực hiện
-HS trình bày kết quả
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe, viết
-HS thực hiện
-HS lắng nghe
*******************************************************
Ngày soạn: 03/01/2021 Ngày dạy: Thứ ba/05/01/2021
Tiếng việt
BÀI 183 + 184: ÔN TẬP – Trang 176
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật, loài hoa); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 -15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm, vần; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi âm, vần; nghĩa của các từ ngữ trong bài học (từ tuần 1 đến tuần 16) và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này như lấm tấm (có nhiều hạt nhỏ xuất hiện trên bề mặt. Ví dụ: trán lấm tấm mồ hôi); trám ngâm (đang suy nghĩ về một việc gì đó. Ví dụ: vẻ mặt trầm ngâm).
- Chú ý hiện tượng một âm được ghi bằng nhiều con chữ (âm "cờ" được ghi bằng 2 con chữ c/ k (xê/ ca); âm "gờ" được ghi bằng hai con chữ: g/ gh (gờ đơn - gờ một chữ, gờ kép - gờ hai chữ); âm “ngờ" được ghi bằng 2 con chữ: ng, ngh (ngờ đơn ngờ hai chữ/ ngờ kép - ngờ ba chữ).
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
2. Viết
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm một lần các số.
- GV hướng dẫn HS viết vào vở các từ chỉ số. Ví dụ: 0: không. Mỗi số viết 1 lần.
- GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
3. Tìm từ 
-Tìm từ có cùng vần với mỗi từ chỉ số GV
 có thể sử dụng nhiều hình thức hoạt động khác nhau cho nội dung dạy học này.
4. Luyện chính tả
Tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ GV gắn thẻ chữ c, k lên bảng.
+ GV đọc, HS đọc nhẩm theo.
+ HS làm việc nhóm đôi: tìm những tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp (đoc tiếng tìm được, phân tích cấu tạo của tiếng).
- Tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
- Tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
Các bước thực hiện tương tự như c, k.
HS viết các tiếng tìm được vào Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một + 2 tiếng được viết bắt đầu bằng c, k.
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng g, gh
+ 2 tiếng được viết bắt đầu bằng ng, ngh.
-GV quan sát, sửa lỗi cho HS.
TIẾT 2
5. Đọc
- GV đọc mẫu.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ (nếu cần).
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân hoặc theo nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Có những loài hoa nào được nói tới trong đoạn văn? 
Theo em, đoạn văn miêu tả cảnh vật vào mùa nào trong năm? Vì sao em biết?
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
6. Tìm trong đoạn văn Mùa xuân đến những tiếng cùng van với nhau
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn, tìm tiếng có vần giống nhau (lâm - tấm, chào mào, trầm ngâm,..). Lưu ý: HS không nhất thiết phải tìm ra tất cả các tiếng cùng van với nhau.
- GV hỏi HS về các tiếng có vần giống nhau: 
Những câu nào có tiếng chứa vấn giống nhau? 
Những tiếng nào có vấn giống nhau? 
Hãy phân tích cấu tạo của tiếng lâm và tấm... 
GV thực hiện tương tự với các câu còn lại.
7. Tìm trong và ngoài đoạn văn tiếng có vần anh, ang
- Tìm những tiếng trong đoạn văn có vần anh, ang.
+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận các câu hỏi sau: Những câu nào có vẫn anh? Những câu nào có vấn ang? Hãy phân tích cấu tạo của tiếng có vần anh/ ang
+ Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
- Tìm những tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang.
+ Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu của GV: Tìm các tiếng ngoài đoạn văn có vần anh, ang. Sau đó chia sẻ kết quả với nhóm khác để điều chỉnh, bổ sung số lượng tiếng có vần anh, ang của nhóm mình.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
8. Củng cố
- GV khen ngợi, động viên HS, lưu ý HS ôn lại các âm, vấn xuất hiện trong bài ôn.
- GV cũng có thể khuyến khích HS sưu tầm tranh ảnh vẻ mùa xuân.
-Hs chơi
-HS đọc
-HS viết
-HS lắng nghe
- HS tìm
-Hs lắng nghe và quan sát
-Hs đọc
- HS thảo luận	
-Hs trình bày
-Hs lắng nghe, quan sát
-HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đọc
- HS trả lời
- HS lắng nghe .
- HS đọc 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS phân tích
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trao đổi.
- HS trình bày.
-Hs lắng nghe
************************************************
Ngày soạn: 03/01/2021 Ngày dạy: Thứ tư/06/01/2021
Tiếng việt
BÀI 185 + 186: ÔN TẬP – Trang 178
I.MỤC TIÊU
- Ôn lại các vần đã học
- Củng cố và mở rộng vốn từ ngữ (thông qua những từ ngữ chỉ loài vật); có thêm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
- Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng một văn bản ngắn có chứa âm, vần đã học.
- Củng cố kĩ năng chép chính tả một đoạn ngắn (có độ dài khoảng 12 -15 chữ).
- Bồi dưỡng cảm xúc và tình yêu đối với thiên nhiên và cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-Quan sát, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành,
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Nắm vững đặc điểm phát âm của những vấn đã học; cấu tạo, quy trình và cách viết các chữ ghi những vấn này. Chú ý hiện tượng một vần (cũng như âm) được ghi bằng nhiều con chữ. Bên cạnh đó, GV cần có kiến thức cơ bản về văn học (mối quan hệ giữa nhân vật và hành động của nhân vật trong truyện) để hướng dẫn HS trao đổi và trả lời câu hỏi,
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1
1. Ôn và khởi động 
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS xem một số tranh về hổ, voi, khỉ. Sau đó hỏi HS: Trong những câu chuyện đã đọc về loài vật, em thấy hổ là con vật thế nào? Voi là con vật thế nào? Khỉ là con vật thế nào?
- GV giới thiệu tranh trong SHS: trong bức tranh này có 3 nhân vật: voi, khi và hổ. Em có thấy có điều gì đặc biệt?
2. Đọc câu chuyện sau
 VOI, HỔ VÀ KHỈ
Thua hổ trong một cuộc thi tài, voi phải nộp mạng cho hổ. Khi bày mưu giúp voi. Khi cưỡi voi đi gặp hổ. Đến điểm hẹn, khỉ quát lớn:
 Hổ ở đâu?
Voi tỏ vẻ lễ phép:
 Thưa ông, hổ sắp tới rồi ạ.
Hổ ngồi trong bụi cây nhìn ra. Thấy voi to lớn mà sợ một con vật nhỏ bé, hổ sợ quá, liền bỏ chạy.
(Phỏng theo Truyện cổ dân gian Khơ-me)
- GV đọc toàn bộ câu chuyện,
- 5- 6 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét theo một số tiêu chí: đọc đúng, lưu loát, trôi chảy, giọng đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ sau dấu câu.
3. Trả lời câu hỏi
Hình thức tổ chức: nhóm đôi.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về 3 câu hỏi trong SHS. Từng thành viên trong nhóm trình bày quan điểm của mình. Mỗi nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhóm khác để bổ sung, điều chỉnh kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
TIẾT 2
4. Đọc 
 Nắng xuân hồng
- GV đọc thành tiếng một lần bài thơ, HS đọc nhẩm theo.
- GV giải thích nghĩa từ ngữ từng không (nếu cán): khoảng không gian bao trùm cảnh vật và con người.
- 5 -6 HS đọc nối tiếp.
- 1- 2 HS đọc toàn bộ bài thơ,
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc: 
+Những cảnh vật nào được nói tới trong bài thơ? 
+Tìm từ ngữ miêu tả bảy chim. Từ "lung linh” dùng để miêu tả sự vật gì? Hai
tiếng trong từ “rộn rã” có điểm gì giống và khác nhau? 
+Hai tiếng trong từ "lung linh"
có điểm gì giống và khác nhau (giống: giống nhau về âm r/k khác nhau về vần và dấu thanh).
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Viết chính tả
- GV yêu cầu HS chép đoạn văn vào vở.
- GV lưu ý HS viết hoa chữ  ... trả lời theo ý hiểu mình.
- HS vẽ ngôi nhà yêu thích vào vở của mình.
- Trao đổi sản phẩm của mình với bạn trong nhóm.
7.Củng cố.
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học.
- GV tóm tắt lại những nội dung chính.
- HS nêu ý kiên về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích, cụ thể ở những nội dung hay hoạt động nào). 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nhắc lại bài đã học.
- Nghe GV tóm tắt nội dung bài học.
*****************************************************
Tiếng việt
CHỦ ĐỀ 2. MÁI ẤM GIA ĐÌNH
BÀI 223 + 224:ÔN TẬP( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Mái ấm gia đình thông qua thực hành nhận biết và đọc những tiếng có vần khó vừa được học; ôn và mở rộng vốn từ ngữ dùng để nói về gia đình và vể những người có quan hệ họ hàng nói chung; thực hành đọc mở rộng một bài thơ, một truyện kể hay quan sát một bức tranh vê' gia đình, nói cảm nghĩ về bài thơ, truyện kể hoặc bức tranh; thực hành nói và viết sáng tạo vê' một chủ điểm cho trước (gia đình).
- Bước đầu có khả năng khái quát hoá những gì đã học thông qua một số nội dung được kết nối từ các văn bản đã được học trong bài.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
1. GV:- Phương tiện dạy học: Một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh vê' chủ điểm gia đình (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.
2. HS SGK, VBT, 
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Tìm từ ngữ có tiếng chứa vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong.
- GV nêu nhiệm vụ và lưu ý HS từ ngữ cần tìm có thể đã học hoặc chưa học. Tuy nhiên, do phần lớn vần trên là những vần không thật phổ biến nên HS chủ yếu tìm trong các văn bản đã học.
- GV nên chia các vần này thành 2 nhóm (để tránh việc HS phải ôn một lần nhiều vần) và HS thực hiện nhiệm vụ theo từng nhóm vần.
- Nhóm vần thứ nhất:
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc từ ngữ có tiếng chứa các vần uya, uây, uyp.
+ HS nêu những từ ngữ tìm được. GV đưa những từ ngữ này lên bảng.
+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn; mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
- Nhóm vẩn thứ hai:
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm từ ngữ có tiếng chứa các vần uynh, uych, uyu, oong.
 + HS nêu những từ ngữ tìm được. GV viết những từ ngữ này lên bảng.
+ Một số (2 - 3) HS đánh vần, đọc trơn;
 mỗi HS chỉ đọc một số từ ngữ. Cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
2.Tìm những từ ngữ chỉ người thân trong gia đình.
-HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: Trong các từ ngữ đã cho, từ ngữ nào chỉ người có quan hệ ruột thịt với em.
- Những từ ngữ dùng để chỉ người thân trong gia đình: ông nội, bà nội, anh trai, em trai, chị gái, em gái, ông ngoại, bà ngoại.
-GV gọi một số HS trình bày. GV và HS nhận xét.
- HS làm việc nhóm đôi.
- GV có thể gợi ý: 
+ Gia đình em có mấy người? ?Gồm những ai? 
+ Mỗi người làm nghề gì? 
+ Em thường làm gì cùng gia đình? Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?... 
*Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý.
-Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê' gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.
-GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
3. Nói về gia đình em.
-HS làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ. GV có thể gợi ý: 
+ Gia đình em có mấy người? 
+ Gồm những ai? 
+ Mỗi người làm nghề gì? 
+ Em thường làm gì cùng gia đình? 
+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?... 
*Lưu ý: HS có thể chỉ chọn một số nội dung để nói, không nhất thiết phải nói hết các nội dung được gợi ý.
- Một số HS lên trình bày trước lớp, nói vê' gia đình của mình. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS thể hiện được tình cảm chân thành; chia sẻ được một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
- HS tìm các vần uya, uây, uyp, uynh, uych, uyu, oong trong các văn bản đã học trong chủ điểm: Mái ấm gia đình.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc các từ ngữ có vần uya, uây, uyp.
+ Đại diện các nhóm nêu các từ ngữ có vần vừa tìm được.
+ HS đọc vần vừa tìm được.
+ HS làm việc nhóm đôi để tìm và đọc các từ ngữ có vần uynh, uych, uyu, oong.
+ Đại diện các nhóm nêu các từ ngữ có vần vừa tìm được.
+ HS đọc vần vừa tìm được.
- HS làm việc nhóm đôi để thực hiện theo yêu cầu và gợi ý của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét các nhóm bạn.
- HS làm việc nhóm đôi Thảo luận các câu hỏi sau.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác NX-bổ sung.
- HS làm việc nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác NX-bổ sung.
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp và chia sẻ một số ý tưởng cụ thể thú vị.
4.Viết 1-2 câu về gia đình em.
- GV nhắc lại một số ý mà HS đã trình bày và gợi ý những gì có thể nói thêm về gia đình.
-Từng HS tự viết 1-2 câu về gia đình theo suy nghĩ riêng của mình. Nội dung viết có thể dựa vào những gì mà các em đã nói trong nhóm đôi, kết hợp với nội dung mà GV và một số bạn đã trình bày trước lớp.
- GV nhận xét một số bài, khen ngợi một số HS viết hay, sáng tạo.
- Nghe Gv gợi ý và viết câu.
- Các hs tự viết câu theo gợi ý theo suy nghĩ của riêng mình.
5. Đọc mở rộng.
- Trong buổi học trước, GV đã giao nhiệm vụ cho HS tìm một bài thơ hoặc một câu chuyện về gia đình. GV có thể chuẩn bị một số bài thơ, câu chuyện phù hợp (có thể lấy từ tủ sách của lớp) và cho HS đọc ngay tại lớp.
- HS làm việc nhóm đôi hoặc nhóm 4. Các em đọc thơ, kể chuyện vừa đọc cho bạn nghe.
- Một số (3 - 4) HS đọc thơ, kể lại câu chuyện hay chia sẻ ý tưởng về bài thơ, câu chuyện trước lớp. Một số HS khác nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá chung và khen ngợi những HS có cách đọc thơ, kể chuyện hấp dẫn hoặc chia sẻ một số ý tưởng thú vị. Nói rõ các ưu điểm để HS cùng học hỏi.
6.Củng cố.
- GV tóm tắt lại nội dung chính; nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Hs nghe và làm việc theo yêu cầu của GV.
- Hs hoạt động nhóm 4 vừa đọc thơ và kể chuyện đọc cho các bạn trong nhóm nghe.
+ Một số Hs đọc thơ, kể chuyện vừa chia sẻ trong nhóm trước lớp nghe.
************************************************************
Ôn Linh hoạt
Chủ điểm: MÁI ẤM GIA ĐÌNH
LUYỆN TẬP (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
- Củng cố và nâng cao một số kiến thức, kĩ năng đã học trong bài Nụ hôn trên bàn tay,Làmanh, Cả nhà đi chơi núi, Quạt cho bà ngủ, Bữa cơm gia đình, Ngôi nhà thông qua thực hành nhận biết; thực hành nói và viết sáng tạo về một chủ điểm cho trước (gia đình).
- Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
a.GV:- Phương tiện dạy học: Một số bài thơ, câu chuyện, tranh ảnh vê' chủ điểm gia đình (có thể lấy từ tủ sách của lớp) để HS có thể đọc, xem ngay tại lớp. Có thể dùng thiết bị máy chiếu để trình chiếu các vần HS cần luyện đọc.
b.HS. SGK, VBT, 
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 1. NỤ HÔN TRÊN BÀN TAY.
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
+ Nam, mẹ, được, đến trường, đưa
+ cảm thấy, Nam, ngày đầu tiên, lo lắng, đi học
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
- GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. 
Bài 2. LÀM ANH.
Viết một câu phù hợp với tranh
- GV cho HS quan sát tranh vẽ hai anh em đang chơi cầu trượt ở công viên (SHS trang 29) và trao đổi vê' tranh.
- GV cho HS làm việc nhóm đôi. Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. GV gợi ý thêm về tranh. Lưu ý tôn trọng những gì HS quan sát và nhận xét về tranh. Khuyến khích các ý tưởng mang rõ dấu ấn cá nhân.
- HS viết vào vở một câu phù hợp với tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình. HS cũng có thể tham khảo ý tưởng đã được các HS khác chia sẻ trước lớp và gợi ý của GV.
Bài 3. CẢ NHÀ ĐI CHƠI NÚI.
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
 GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ đi chơi, Nam, thích, gia đình, cùng
+ Vân, bố mẹ, được, cho, về quê, chơi
- GV nếu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. (Nam thích đi chơi cùng gia đình. / Vân được bố mẹ cho về quê chơi.)
+ HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.
-Nam được mẹ đưa đến trường.
-Ngày đầu tiên đi học, Nam cảm thấy lo lắng.)
- HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.
- HS quan sát tranh vẽ hai anh em đang chơi cầu trượt ở công viên (SHS trang 29) và trao đổi về tranh.
- HS làm việc nhóm đôi. Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm.
- HS viết vào vở một câu phù hợp với tranh dựa trên kết quả quan sát và trao đổi trong nhóm của mình.
- HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
- Nam thích đi chơi cùng gia đình.
- Vân được bố mẹ cho về quê chơi.
- HS đọc lại câu hoàn chỉnh
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài 4. QUẠT CHO BÀ NGỦ.
Chép lại khổ thơ có nội dung phù hợp với tranh
- GV nêu nhiệm vụ. HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh (SHS trang 34) và trao đổi về các chi tiết trong tranh.
- Một số HS trình bày kết quả trao đổi của nhóm. GV có thể bổ sung thêm một số chi tiết trong tranh, nếu HS chưa nói đến (Bà nằm ngủ, ngoài cửa sổ có cành khế, cành cam đang ra hoa).
- GV trình chiếu lại bài thơ Quạt cho bà ngủ và yêu cầu HS tìm và chép lại khổ thơ có nội dung phù hợp với tranh.
Bài 5. BỮA CƠM GIA ĐÌNH.
Sắp xếp các từ ngữ thành câu và viết vào vở
- GV yêu cầu HS sắp xếp các từ ngữ trong từng dòng sau thành câu:
+ nghe, bà, cháu, kể chuyện, thường, cho
+ bóng đá, bố con, hai, xem, thường, với nhau
- Gv nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. 
-HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh (SHS trang 34) và trao đổi về các chi tiết trong tranh.
- HS tìm và chép lại khổ thơ có nội dung phù hợp với tranh.
- HS làm việc nhóm đôi. Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả.
-Bà thường kể chuyện cho chấu nghe hoặc Cháu thường kể chuyện cho bà nghe.
- Hai bố con thường xem bóng đá với nhau.)
- HS đọc lại câu hoàn chỉnh
- HS viết vào vở các câu đã được sắp xếp đúng 
Bài 6. NGÔI NHÀ.
sạch sẽ	gọn gàng
rộng rãi	□	□
nhanh nhẹn
□
 Đánh dấu x dưới những từ ngữ có kết hợp với từ nhà
chung cư
Chúm chím
 □
Thoáng mát 
tre
□
gỗ
□
GV nêu nhiệm vụ và cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình minh hoạ để chọn những từ ngữ có thể kết hợp được với từ “nhà”.
- Một số (2 - 3) nhóm trình bày kết quả. GV và HS thống nhất phương án đúng. GV có thể gợi ý cho HS, chẳng hạn, có thể nói nhà sạch sẽ, chứ không thể nói nhà nhanh nhẹn. (Các từ ngữ được chọn: sạch sẽ, gọn gàng, gỗ, tre, thoáng mát, chung cư, ngăn nắp, rộng rãi. Các từ nhanh nhẹn, chúm chím thì không phù hợp.)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_1_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc.docx