Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1-5 - Năm học 2022-2023

CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

BÀI 1:

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU

Thời gian thực hiện: Tiết: 1,2,3

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.

- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.

- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên chúa giáo.

- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

*Năng lực riêng:

- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và sưu tầm những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học

- Trách nhiêm: trân trọng những giá trị văn hóa của thời trung đại: Thiên chúa giáo, những thành thị Tây Âu ,

 

doc 132 trang Khánh Đăng 27/12/2023 720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1-5 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1-5 - Năm học 2022-2023

Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 1-5 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 5/9/2022
Ngày dạy: 7,14,21/9/2022
CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI
BÀI 1:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
Thời gian thực hiện: Tiết: 1,2,3
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu.
- Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên chúa giáo.
- Phân tích được vai trò của thành thị trung đại.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
*Năng lực riêng:
- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập và sưu tầm những tư liệu lịch sử có liên quan đến nội dung bài học
- Trách nhiêm: trân trọng những giá trị văn hóa của thời trung đại: Thiên chúa giáo, những thành thị Tây Âu ,
II-THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử 7.
- Phiếu học tập.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b)Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- HS quan sát hình ảnh trên máy: tượng Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ (742-814) ở thành phố Hăm-buốc (Đức) SGK tr.9.
- HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Trình bày sự hiểu biết của em về Hoàng đế Sác-lơ-ma-nhơ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Sác-lơ-ma-nhơ là một trong những vị vua nổi bật nhất trong lịch sử châu Âu có công mở rộng lãnh thổ đế quốc thời kì ông trị vì, sau này chính là vùng lãnh thổ của một số nước châu Âu hiện nay.
GV bổ sung: một trong những vị vua nổi bật nhất trong lịch sử châu Âu phải kể đến Sác-lơ-ma-nhơ. Ông trị vì 46 năm nhưng đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, không chỉ có công thống nhất vùng Tây và Trung Âu mà còn đặt nền móng hình thành đế chế La Mã thần thánh sau này. Sác-lơ-ma-nhơ được coi là cha đẻ của châu Âu, vì nếu không có vị Hoàng đế này, có thể lịch sử châu Âu đã rất khác. Vậy chế độ phong kiến đã hình thành và phát triển ở các nước châu Âu ra sao trong thời gian từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm na y-Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
a) Mục tiêu:  HS trình bày được những sự kiện chính của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu; lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ tầng lớp nào
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- HS đọc mục 1 (SGK- 9) làm việc theo cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Hãy cho biết những nét chính về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô:
- HS quan sát sơ đồ Hình 2 - Sơ đồ về sự hình thành các giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:  Em hãy cho biết lãnh chúa phong kiến và  nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào?Mối quan hệ của các giai cấp đó? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi, quán sát sơ đồ, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu:
+ Đến khoảng thế kỉ V, người Giéc-man tràn vào xâm chiếm La Mã lập ra những vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng,
- Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô:
+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị người Giéc-man
+ Nông nô được hình thành từ nô lệ (được giải phóng) và nông dân tự do (mất ruộng đất).
- Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là: quan hệ bóc lột.
GV bổ sung: quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu:
Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh của nô lệ dẫn đến tình trạng sản xuất sút kém, xã hội rối ren. Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã (476) và lập ra những vương quốc man tộc (theo cách gọi của người La Mã, vì trước khi xâm nhập, họ còn ở trong tình trạng tan rã của xã hội nguyên thủy) như: Vương quốc của người Ăng-glo Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng,Trong đó, Vương quốc Phơ-răng thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục của Hoàng đé Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành một đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu.
Gv giới thiệu mục em có biêt SGK – 9 về 
GV bổ sung: Sự hình thành của lãnh chúa phong kiến và nông nô: GV phân tích sơ đồ hình 2 cho HS :
+ Sơ đồ giúp HS khái quát được quá trình hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến, đó là lãnh chúa phong kiến và nông nô. Thông qua sơ đồ, HS biết được những thành phần gia nhập vào giai cấp lãnh chúa, nông nô và mối quan hệ giữa lãnh chúa - nông nô.
+ Gạch nối hai chiều giữa lãnh chúa phong kiến và  nông nô thể hiện mối quan hệ giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến: lãnh chúa phong kiến bóc lột nông nô bằng tô, thuế và chi phối mọi mặt đời sống nông nô; ngược lại, nông nô phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô, thuế cho lãnh chúa.
+ Các quý tộc thị người Giéc-man chiếm nhiều ruộng đất của các chủ nô La Mã, được phong tước trở thành các lãnh chúa phong kiến. Những quý tộc La Mã cũ quy thuận chính quyền mới cũng được cho phép giữ lại ruộng đất, trở thành một bộ phận của giai cấp phong kiến.
+ Nông dân tự do bị mất ruộng đất và và các nô lệ được giải phóng trở thành nông nô. Những nông nô này nhận được ruộng đất từ lãnh chúa và có trách nhiệm nộp tô thuế cho lãnh chúa. Lãnh chúa có quyền chi phối mọi mặt đời sống nông nô, thậm chí cả việc cưới xin, ma chay.
+ Quan hệ giữa lãnh chúa phong kiến với nông nô là quan hệ bóc lột.
+ Sau khi Sác-lơ-ma-nhơ mất, Vương quốc Phơ-răng bị phân chia thành ba vương quốc, chính thức xác lập chế độ phong kiến ở các nước này (về sau trở thành Pháp, Đức, I-ta-li-a). 
 Hoạt động 2: Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và mối quan hệ của xã hội phong kiến Tây Âu.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
* Nhiệm vụ 1: trình bày đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3 - Khu đất của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu, khai thác thông tin trong SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: trình bày những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu.
- GV hướng dẫn HS để trả lời câu hỏi trên:
+ Phạm vi, quy mô lãnh địa ra sao ?
+ Trong lãnh địa có những gì?
+ Nhà ở của lãnh chúa và nhà ở của nông nô nói lên điều gì?
- GV lưu ý HS: Hình 3 chỉ tập trung miêu tả các cấu trúc cơ bản trong khu đất ở của lãnh chúa trong lãnh địa phong kiến chứ không phải miêu tả về tổng thể một lãnh địa phong kiến, vì thế một số chi tiết về lãnh địa không được thể hiện rõ trong hình vẽ minh họa này.
* Nhiệm vụ 2: trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát hình 2, 4 kết hợp đọc thông tin trong SGK tr. 11 để thảo luận, trả lời câu hỏi: Trình bày mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến.
- GV hướng dẫn HS để trả lời câu hỏi trên:
+ Công việc thường ngày của các lãnh chúa và nông nô là gì?
+ Trang phục và hoạt động của những con người được miêu tả trong tranh cho em thấy điều gì về thân phận của họ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm, quán sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
- Những đặc điểm chính của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:
+ Là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của Tây Âu cho đến thế kỉ IX.
+ Là khu đất rộng lớn thuộc sở hữu của một lãnh chúa, bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
+ Kinh tế chủ đạo của lãnh địa là nông nghiệp, tự cấp, tự túc, ít trao đổi với bên ngoài. 
- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là quan hệ bóc lột bằng địa tô. 
+ Lãnh chúa phong kiến bóc lột sức lao động của nông nô và chi phối mọi mặt đời sống của nông nô.
+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính, phải nhận ruộng từ lãnh chúa và nộp tô thuế cho lãnh chúa.
- GV bổ sung:
+ Tranh 1: thể hiện cảnh các lãnh chúa yết kiến nhà vua. Nhà vua ngôi trên ngai, đầu đội vương miện, đang nói chuyện với các lãnh chúa đứng xung quanh. Các lãnh chúa đầu đội mũ, trang phục khác nhau (thể hiện quyền lực và sự sang trọng) nhưng không quỳ lạy trước nhà vua. Nhà vua chỉ có quyền lực nhất định trong phạm vi lãnh địa của mình.
+ Tranh 2: thể hiện đời sống lãnh chúa, các lãnh chúa hàng ngày chỉ hội họp, gặp gỡ nhau, tham gia vào những buổi đi săn ở rừng. Trong tranh cho thấy các lãnh địa có tường bao bọc khu trung tâm. Những nông nô chèo thuyền trên sông.
+ Tranh 3: miêu tả cảnh lao động của những người nông nô. Họ đã biết sử dụng sức kéo của gia súc, bánh xe, cái cày, các công cụ sản xuất tương đối thô sơ. Người nông nô đảm nhiệm hoạt động kinh tế chủ đạo trong các lãnh địa, đó là nông nghiệp.
Hoạt động 3: Sự ra đời của Thiên chúa giáo
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự ra đời của Thiên chúa giáo.
b) Cách thức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 5 và thông tin mục 3: Sự ra đời của Thiên Chúa giáo (SGK/T11).
- GV hướng dẫn HS để trả lời các câu hỏi:
+ Thiên chúa giáo ra đời ở đâu? Vào khoảng thời gian nào?
+ Ai là người sáng lập ra Thiên chúa giáo?
+ Thiên chúa giáo đã phát triển ra sao cho đến thời kì phong kiến?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động .
- GV mời 2-3 HS trả lời các câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thưc
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội dung mới.
+ Thiên chúa giáo ra đời vào đầu Cô ...  biên soạn theo định hướng phát triền năng lực; Phiếu học tập dành cho HS.
+ Tập bản đồ Lịch sử và Địa lí 7 –phần Lịch sử.
+ Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định chung và một số tranh ảnh khác do GV sưu tầm, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Học sinh: SGK, tư liệu về nhà Hồ
III. Tiến trình dạy học
1. KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức hoạt động chung cả lớp:
? Hãy nêu hiểu biết của em về những đóng góp của nhà Trần cho lịch sử dân tộc?
- HS bộc lộ 
- GV: Nhà Trần với “ Hào khi Đông A” đã ba lần đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh. Nhưng đến cuối thời Trần, xã hội xảy ra nhiều biến động, giặc ngoại xâm lăm le xâm phạm bờ cõi, đất nước đứng trước nhiều thử thách cam go. Nhà Hồ được thành lập thay thế nhà Trần. 
? Theo hiểu biết của em, nhà Hồ đã làm gì để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước cũng như chống ngoại xâm?
- HS: Để củng cố chính quyền trung ương cũng như tăng cường tiềm lực đất nước, nhà Hồ đã tiến hành hàng loạt các chính sách cải cách trên nhiều lĩnh vực như: chính trị - quân sự; kinh tế – xã hội và văn hóa...
- GV dẫn vào bài: Để tìm hiểu nội dung này, cô và các em tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
1. Sự thành lập nhà Hồ
a) Mục tiêu: Học sinh trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
b) Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS đọc tư liệu / tr74,75 – hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Hãy cho biết nhà Hồ được thành lập như thế nào?
(+ Tình hình nhà Trần và giới quý tộc Trần nửa sau TKXIV ntn?
+ Vì sao có nhiều ckn nông dân nổ ra ở thời kì này?
+ Hành động của Chu Văn An thể hiện điều gì?)
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả: HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV. Nhận xét, đánh giá thái độ làm việc và phần trình bày của các nhóm, chốt kiến thức lên màn hình. 
GV yêu cầu HS quan sát H1+ lược đồ nước ta thời Đại Ngu + đọc tư liệu về thành Tây Đô (MC)
?Nêu hiểu biết về Hồ Quý Ly? Tại sao Hồ Quý Ly xây kinh đô mới ở Thanh Hóa?
- Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạc, khiến nhân dân bất bình. Các cuộc đấu tranh chống triều đình diễn ra sôi nổi.
- Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn).
* Gợi ý:
- Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang (Trung Quốc) sang Đại Việt sinh sống ở Nghệ An. Hồ Quý Ly Xuất thân trong 1 gia đình quan lại, có 2 người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần (Đại vương). Trước tình hình nhà Trần lung lay, ông quyết tâm thực hiện mưu đồ chiếm ngôi
- Việc dời đô về Thanh Hóa của Hồ Quý Ly là để phòng chống giặc xâm lăng từ phía bắc là chủ yếu. Mặt khác, ông cũng muốn rời Thăng Long bởi đó là nơi gắn với vương hầu quý tộc nhà Trần gần hai thế kỷ.
GV. Giải thích cách đặt tên nước của Hồ Quý Ly (Quốc hiệu Đại Ngu này bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn – một vị vua của Trung Hoa cổ đại nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu” trong quốc hiệu “Đại Ngu” của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn.)
GV khái quát nội dung mục 1, chuyển ý.
2. Một số nội dung và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly
a) Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục) và nêu được tác động (ưu điểm, hạn chế) của những cải cách đó đối với xã hội
b) Tổ chức thực hiện: 
GV. Yêu cầu HS quan sát tư liệu và hoạt động nhóm theo câu hỏi: 
? Trình bày những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực. Tác động của những cải cách đó đối với xã hội ntn?
HS thực hiện nhiệm vụ
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá các nhóm, chốt kiến thức.
GV. Giới thiệu thêm về thành tựu nổi bật của nhà Hồ: Thành Tây Đô, súng thần cơ. (MC: hình ảnh, tư liệu); một số nhân tài. 
? Trong những cải cách của HQL, em tâm đắc với cải cách nào nhất? Vì sao?
HS bộc lộ
a/ Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly:
 - Về chính trị, quân sự:
+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương
+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội). Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến... 
- Về kinh tế - xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô.
+ Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.
- Về văn hoá, giáo dục:
+ Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.
+ Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương
b/ Tác động:
- Ưu điểm:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần, tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước, phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
3. Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ
a) Mục tiêu: Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại.
b) Tổ chức thực hiện: 
GV giới thiệu về âm mưu của nhà Minh đối với Đại Ngu: năm 1377, Minh Thái Tổ có ý định xâm chiếm Đại Việt. Thái sư triều Minh Lý Thiện Trường can ngăn, vua Minh tạm thôi. Từ năm 1384, nhà Minh nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cống nạp, đòi cung cấp nhà sư, phụ nữ xoa bóp, giống cây hoặc giúp quân lính, lương thực, voi chiến... để đánh người Man ở biên giới Việt – Trung. Nhà Trần đáp ứng các yêu sách đó, có lúc hoàn toàn, hoặc một phần. Năm 1400, Hồ Quý Ly bức vua Trần nhường ngôi. Nhà Hồ thành lập, đổi tên nước thành Đại Ngu. Không lâu sau, vua Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương để lên làm Thượng hoàng. Nhà Minh tiếp tục ra yêu sách khiến Hồ Hán Thương phải vất vả cung ứng. Dù được đáp ứng nhà Minh vẫn không thôi ý định đánh chiếm nước Đại Ngu để biến trở thành quận huyện như các thời Bắc thuộc trước đây. Tháng 4 năm 1406, lấy cớ đưa Trần Thiêm Bình về nước, nhà Minh bắt đầu tiến quân ssang đánh Đại Ngu.
GV cho HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi: 
? Hãy mô tả những nét chính của cuộc kháng chiến chống Minh?
HS trả lời, bổ sung
GV nhận xét, chốt.
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm:
? Khai thác tư liệu 1,2 và thông tin trong mục, hãy giải thích vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng.
 HS báo cáo, nhận xét bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
* Diễn biến:
- Cuối năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh đã huy động một lực lượng lớn (gồm 20 vạn quân cùng với hàng chục vạn dân phu) do tướng Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu.
- Cuối tháng 1/1407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang và Đông Đô, nhà Hồ phải lui về cố thủ ở thành Tây Đô.
- Cuối tháng 6/1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại.
* Nguyên nhân thất bại của nhà Hồ:
+ Nhà Hồ quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy nên tự “giam mình” trong thế trận phòng ngự bị động.
+ Chưa kế thừa được truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta là chiến tranh nhân dân.
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học ở mục Hình thành kiến thức qua hệ thống các bài tập.
b) Tổ chức thực hiện
Câu 1. Lập bảng thống kê hoặc (sơ đồ tư duy) về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly. Từ đó hãy chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế  trong những cải cách đó.
HS thực hiện theo nhóm:
a/ Bảng thống kê những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực
Nội dung cải cách
Chính trị 
và quân sự
- Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương
- Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội). Chế tạo súng, đóng thuyền.
Kinh tế - xã hội
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.
- Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường.
- Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô.
Văn hóa
- Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài.
-Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương
b/ Tác động của chính sách cải cách:
- Tích cực: 
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
Câu 2. Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
HS hoạt động cặp đôi:
* Điểm khác biệt trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ
- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
+ Dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc.
+ Đường lối kháng chiến linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).
- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh.
4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
b) Tổ chức thực hiện: 
 Câu 3. Từ sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ đã để lại bài học gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc là phải dựa vào sức dân. Phải đoàn kết huy động sức mạnh toàn dân mới có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. 
+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.
+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.
GV sử dụng Bảng kiểm: Đánh giá kết quả học tập cuối bài
TT
Các tiêu chí
(Nội dung hoạt động)
Có
(Hoàn thành)
Không
(Chưa TH)
1
Em có trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.
2
Em có trình bày được những nét chính về cải cách của Hồ Quý Ly trên các lĩnh vực (chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục) và nêu được tác động (ưu điểm, hạn chế) của những cải cách đó đối với xã hội
3
Em có mô tả được được những nét chính về chính trị , kinh tế xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.
4
Em có Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được nguyên nhân thất bại

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_7_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chuong_1_5.doc