Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

a. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.

b. Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.

+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2. Phẩm chất

- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.

- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).

- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).

- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế

- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu

2. Học sinh

- Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).

- SGK, vở ghi

 

doc 416 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình cả năm
Tuần: Ngày soạn: 
Tiết: 
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HOÁ CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số dụng cụ hoá chất và nêu được các quy tắc sử dụng dụng cụ, hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm; Nhận biết được một số thiết bị đo trong môn KHTN8 và cách sử dụng điện an toàn.
- Tìm hiểu tự nhiên: Biết cách khai thác thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng chúng đúng cách và an toàn; Sử dụng được một số hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, thiết bị điện trong thực tế cuộc sống và trong phòng thí nghiệm.
b. Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ thuật học tập môn Khoa học tự nhiên.
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2. Phẩm chất
- Hứng thú, tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp cận kiến thức mới qua sách vở và thực tiễn.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thực hành, thí nghiệm.
- Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài sản chung.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Hình ảnh một số nhãn hoá chất (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.1); hình ảnh các thiết bị điện (có trong mục III.3 SGK KHTN8).
- Một số dụng cụ thuỷ tinh như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ  (hoặc hình ảnh phóng to hình 1.2).
- Một số thiết bị: máy đo pH, huyết áp kế 
- Thiết kế phiếu học tập, slide, máy tính tính, máy chiếu 
2. Học sinh
- Các mẫu nước (nước máy, nước mưa, nước ao, nước chanh, nước cam, nước vôi trong  để đo pH, mỗi HS chuẩn bị 1 mẫu).
- SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài mới.
b. Nội dung: GV dựa vào câu hỏi mở đầu SGK – KHTN8 tr6 để dẫn dắt vào bài mới.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, câu trả lời có thể đúng hoặc sai, giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong chương trình KHTN chúng ta thường xuyên được thực hành làm các thí nghiệm. Vậy trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất để đảm bảo thành công và an toàn?
- Học sinh nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo cặp cùng bàn, thảo luận.
- Giáo viên theo dõi và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện một cặp đôi báo cáo kết quả.
- Giáo viên không nhận xét tính đúng sai mà căn cứ vào đó để dẫn dắt vào bài mới.
GV dẫn dắt vào bài: Để biết được những điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hoá chất đảm bảo thành công và an toàn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay:
Bài 1: Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Học sinh khai thác được thông tin trên nhãn hoá chất để sử dụng hoá chất một cách đúng cách và an toàn.
b) Nội dung: Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Nhãn hoá chất cho biết các thông tin gì? Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1?
Câu 2: Trình bày cách lấy hoá chất rắn và hoá chất lỏng.
Câu 3: Chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất. Đề xuất cách xử lí an toàn cho mỗi tình huống đó.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...
- Nhãn a) cho biết:
+ Tên hoá chất: sodium hydroxide.
+ Công thức hoá học: NaOH.
+ Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.
+ Khối lượng: 500g.
+ Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.
+ Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
- Nhãn b) cho biết:
+ Tên hoá chất: Hydrochloric acid.
+ Nồng độ chất tan: 37%.
+ Công thức hoá học: HCl.
+ Khối lượng mol: 36,46 g/mol.
+ Các kí hiệu cảnh báo:
- Nhãn c) cho biết:
: Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.
+ Oxidizing: có tính oxi hoá.
+ Gas: thể khí.
+ Tên chất: oxygen.
+ Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.
+ Khối lượng: 25 kg.
Câu 2:
- Cách lấy hoá chất rắn: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Khi lấy hoá chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thuỷ tinh để xúc. Lấy hoá chất rắn ở dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp. Không được đặt lại thìa, panh vào các lọ đựng hoá chất sau khi đã sử dụng.
- Cách lấy hoá chất lỏng: Không được dùng tay trực tiếp lấy hoá chất. Lấy hoá chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt; rót hoá chất lỏng từ lọ cần hướng nhãn hoá chất lên phía trên tránh để các giọt hoá chất dính vào nhãn làm hỏng nhãn.
Câu 3:
- Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong khi tiến hành thí nghiệm với hoá chất và cách xử lí:
+ Nếu bị bỏng vì acid đặc, nhất là sulfuric acid đặc thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch NaHCO3, không được rửa bằng xà phòng.
+ Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng acid, sau đó rửa bằng dung dịch loãng acetic acid 5% hay giấm.
+ Khi bị ngộ độc bởi các khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 1.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
I. Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng  hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
1. Nhận biết hoá chất
Các hoá chất trong phòng thí nghiệm đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa, ... và có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản, ... Các dung dịch hoá chất pha sẵn có nồng độ của chất tan ...
2. Quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
- Không sử dụng hoá chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. Đọc cẩn thận nhãn hoá chất, tìm hiểu kĩ tính chất, cảnh báo  của mỗi loại hoá chất trước khi sử dụng.
- Thực hiện thí nghiệm cẩn thận, đúng quy tắc, không dùng tay trực tiếp lấy hoá chất.
- Khi bị hoá chất dính vào người hoặc hoá chất bị đổ, bị tràn cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lí.
- Các hoá chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng (ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút, ống nhỏ giọt, kẹp gỗ ) và cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm này.
b) Nội dung:
Học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Tìm dụng cụ cần thiết trong cột B phù hợp với mục đích sử dụng trong cột A. 
Cột A: Mục đích sử dụng
Cột B: Tên dụng cụ
a. Để kẹp ống nghiệm khi đun nóng 
1. Ống đong 
b. Để đặt các ống nghiệm 
2. Kẹp ống nghiệm 
c. Để khuấy khi hòa tan chất rắn 
3. Lọ thủy tinh 
d. Để đong một lượng chất lỏng 
4. Giá để ống nghiệm 
e. Để chứa hóa chất 
5. Thìa thủy tinh 
g. Để lấy hóa chất (rắn) 
6. Đữa thủy tinh 
Câu 2: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm, không nên kẹp ống nghiệm quá cao hoặc quá thấp và phải hơ nóng đều ống nghiệm. Hãy giải thích điều này.
Câu 3: Nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
a – 2; b – 4; c – 6; d – 1; e – 3; g - 5.
Câu 2:
- Khi kẹp ống nghiệm, cần kẹp ở vị trí 1/3 ống nghiệm, tính từ miệng ống nghiệm xuống.
Không nên kẹp ống nghiệm quá cao để dễ dàng thao tác thí nghiệm; không nên kẹp ống nghiệm quá thấp tránh để tuột, rơi ống nghiệm, đặc biệt là ống nghiệm đã chứa hoá chất, gây nguy hiểm.
- Khi đun hoá chất cần phải hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Việc hơ nóng đều ống nghiệm giúp nhiệt toả đều, tránh làm nứt, vỡ ống nghiệm khi lửa tụ nhiệt tại một điểm.
Câu 3: Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt khi làm thí nghiệm: Ống hút nhỏ giọt thường có quả bóp cao su để lấy chất lỏng với lượng nhỏ. Khi lấy chất lỏng, bóp chặt và giữ quả bóp cao su, đưa ống hút nhỏ giọt vào lọ đựng hoá chất, thả chậm quả bóng cao su để hút chất lỏng lên. Chuyển ống hút nhỏ giọt đến ống nghiệm và bóp nhẹ quả bóp cao su để chuyển từng giọt dung dịch vào ống nghiệm. Không chạm đầu ống hút nhỏ giọt vào thành ống nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm nhỏ (theo bàn) thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập số 2.
- HS nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2.
- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày đáp án từng câu hỏi, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng kết, chuẩn hoá kiến thức.
II. Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
1. Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng
Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình nón, phễu lọc, ống đong, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ
2. Cách sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm
a) Ống nghiệm
- Khi thực hiện thí nghiệm, giữ ống nghiệm bằng tay không thuận, dùng tay thuận để thêm hoá chất vào ống nghiệm.
- Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống. Từ từ đưa đáy ống nghiệm vào ngọn lửa đèn cồn, miệng ống nghiêng về phía không có người, làm nóng đều đáy ống nghiệm rồi mới đun trực tiếp tại nơi có hoá chất. Điều chỉnh đáy ống nghiệ ...  một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cơ quan phân tích thị giác gồm có 3 thành phần chính, đó là
A. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy chẩm.
B. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng mạch, dây thần kinh thính giác và vùng thị giác ở thùy đỉnh.
C. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng cứng, dây thần kinh thị giác và vùng thị giác ở thùy trán.
D. các tế bào thụ cảm thị giác ở màng lưới, dây thần kinh vị giác và vùng vị giác ở thùy chẩm.
Câu 2: Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?
A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.
B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.
C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 3: Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì vi sinh vật gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 4: Cận thị là
A. tật mà hai mắt nằm quá gần nhau. 	
B. tật mà mắt không có khả năng nhìn gần.
C. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. 	
D. tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Câu 5: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hormone nào dưới đây ?
A. GH. B. Glucagon. 	C. Insulin. D. Ađrenalin. 
Câu 6: Dấu hiệu nào dưới đây xuất hiện ở độ tuổi dậy thì của cả nam và nữ ?
A. Tất cả các phương án còn lại. B. Xuất hiện mụn trứng cá.
C. Mọc lông nách. 	 D. Lớn nhanh.
Câu 7: Người bị bệnh Bazơđo thường có biểu hiện như thê nào ?
A. Sút cân nhanh. 	
B. Mắt lồi. 
C. Tất cả các phương án còn lại. 	
D. Mất ngủ, luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng
Câu 8: Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt ?
A. Hệ tuần hoàn. 	B. Hệ nội tiết. 	
C. Hệ bài tiết. 	 D. Hệ thần kinh. 
Câu 9: Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây?
A. Tất cả các phương án còn lại. 	
B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh. 
C. Mặc ấm để che chắn gió. 	
D. Bổ sung nước điện giải. 
Câu 10. Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên ?
A. Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao.
B. Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
C. Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 11. Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây ?
A. Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau
B. Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau
C. Tất cả các phương án còn lại
D. Vô sinh
Câu 12: Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là gì?
A. Giới hạn sinh thái. 	B. Tác động sinh thái     
C. Khả năng cơ thể. 	D. Sức bền của cơ thể.
Câu 13: Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
A. đất, nước, trên mặt đất - không khí.
B. đất, trên mặt đất- không khí.
C. đất, nước và sinh vật. 	
D. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật.
Câu 14: Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh vật
A. không phụ thuộc vào mức độ tác động của chúng.
B. tỉ lệ thuận vào mức độ tác động của chúng
C. tỉ lệ nghịch vào mức độ tác động của chúng
D. tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng.
Câu 15: Phát biểu đúng về mật độ quần thể là
A. Mật độ quần thể luôn cố định.
B. Mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động thất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh.
C. Mật độ quần thể không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
D. Quần thể sinh vật không thể tự điều chỉnh về mức cân bằng.
Câu 16: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa
A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
B. quyết định mức sinh sản của quần thể.
C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể.
D. làm cho kích thước quần thể giảm sút.
Câu 17: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây?
A. Khống chế sinh học. 	B. Cạnh tranh giữa các loài.
C. Hỗ trợ giữa các loài. 	D. Hội sinh giữa các loài.
Câu 18: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng.     
B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên.
C. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng
D. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá.
Câu 19: Lưới thức ăn gồm
A. một chuỗi thức ăn. 	
B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên.
Câu 20: Thành phần vô sinh của hệ sinh thái bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Các chất vô cơ: Nước, khí cacbonic, khí oxi,..., các loài virut, vi khuẩn,...
B. Các chất mùn, bã, các loài rêu, địa y.
C. Các nhân tố khí hậu như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,..., các loại nấm, mốc.
D. Đất, đá, nước, khí cacbonic, khí oxi, mùn hữu cơ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
Câu 21: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm:
 A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
 B. chỉ có sinh vật phân giải.
 C. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
 D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 22: Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?
 A. Ôn đới lạnh. B. Núi cao. C. Ôn đới ấm. D. Hoang mạc.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu làm mất cân bằng sinh thái là do: 
A. Hoạt động của con người. 	B. Hoạt động của sinh vật.
C. Hoạt động của núi lửa. 	D. Cả A và B.
Câu 24: Biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái biển là gì?
A. Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.
B. Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
C. Chống ô nhiễm môi trường biển.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 25: Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?
A. Chống xói mòn đất. 	B. Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
C. Giúp điều hòa khí hậu. 	D. Tất cả các đáp án trên.
Bước 2:Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Hs cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Gv quan sát, hướng dẫn Hs
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Gv gọi Hs trả lời câu hỏi và giải thích.
+ Hs khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Gv đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
II. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. A
Câu 2. A
Câu 3. B
Câu 4. C 
Câu 5. C
Câu 6. A
Câu 7. C
Câu 8. D
Câu 9. D
Câu 10. D
Câu 11. C
Câu 12. A
Câu 13. D
Câu 14. D
Câu 15. B
Câu 16. B
Câu 17. A
Câu 18. C
Câu 19. C
Câu 20. D
Câu 21. D
Câu 22. C
Câu 23. A
Câu 24. D
Câu 25. D
Hoạt động 2.3: Trả lời một số bài tập tự luận.
a. Mục tiêu: Trả lời được một số bài tập tự luận.
b. Nội dung: Hs thảo luận nhóm làm một số bài tập tự luận.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv: Chiếu một số bài tập tự luận.
Câu 1. Hãy nêu một số cách phòng bệnh về tai.
Câu 2. Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường.
Câu 3. Cho biết những điều kiện cần cho sự thụ tinh và thụ thai.
Câu 4. Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.
Câu 5. Giải thích vì sao trong sản xuất nông nghiệp cây trồng đúng thời vụ cho năng suất cao hơn?
Câu 6. 
Nêu một số hoạt động của người dân ở địa phương em có thể làm mất cân bằng tự nhiên.
Câu 7. Vì sao giáo dục ý thức người dân được xem là một biện pháp hiệu quả nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường trong thời buổi hiện nay? 
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs thảo luận nhóm thực hiện các bài tâp.
Gv: Quan sát, giúp đỡ Hs nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động .
+ Đại diện các nhóm hs báo cáo kết quả. 
+ Các Hs khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Gv đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức
II. Một số câu hỏi tự luận:
Câu 1. 
- Bệnh viêm tai giữa: tránh không để nước bẩn lọt vào tai; phòng các bệnh vùng mũi, họng.
- Bệnh ù tai: tránh tiếp xúc với môi trường có tiếng ồn lớn, tránh để dị vật lọt vào tai.
Câu 2. Một số biện pháp phòng chống bệnh đái tháo đường:
- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.
Câu 3. 
- Những điều kiện cần cho sự thụ tinh: Trứng phải gặp được tinh trùng ở thời điểm nhất định. Tinh trùng phải chui được vào bên trong trứng.
- Những điều kiện cần cho sự thụ thai: Hợp tử phải bám và làm tổ được ở lớp niêm mạc tử cung.
Câu 4. Có hai nhóm nhân tố sinh thái chính:
- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống): kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.
- Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống): mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.
Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng được gieo trồng đúng vụ thường đạt năng suất cao vì: Khi trồng cây đúng thời vụ, cây trồng sẽ có các nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, phù hợp, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, có sức sống cao, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường. Nhờ đó, cây trồng sẽ cho năng suất cao.
Câu 6. Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:
- Chặt phá rừng.
- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.
- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.
- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,
Câu 7. Vì: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ môi trường sống, vứt rác đúng nơi quy định, nói không với xả rác bừa bãi ra môi trường xung quanh, đặc biệt là những nơi công cộng, như công viên, bệnh viện, trường học, nơi công sở, khu du lịch, lễ hội, Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống và học tập. Giữ gìn vệ sinh chung, quét dọn đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, những cống rãnh chảy phải có nắp đậy, không xả nước thải, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lý ra những ao, hồ không có rãnh thoát. Mỗi gia đình cần có một thùng đựng rác có nắp đậy riêng và thu gom rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
Vì vậy giáo dục được nâng cao thì hiện tượng ô nhiễm môi trường sẽ đc giảm.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Không tổ chức hoạt động luyện tập)
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Không tổ chức hoạt động vận dụng)
Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Yêu cầu học sinh ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học để giờ sau kiểm tra cuối học kì. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_so.doc