Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VII: Sinh học cơ thể người - Bài 38: Hệ nội tiết ở người
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Kể được tên và nêu chức năng của các tuyến nội tiết
- Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó
- Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình
- Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương
2.Về năng lực
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về các tuyến nội tiết, các bệnh liên quan đến hệ nội tiết
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, tham gia hoạt động nhóm và sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các nội dung về hệ nội tiết và các bệnh liên quan hệ nội tiết; tham gia điều tra tìm hiểu về bệnh nội tiết ở địa phương
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Kể được tên và nêu chức năng của các tuyến nội tiết; nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó
- Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ý thức tự bảo vệ bản thân và người thấn tránh các bệnh liên quan hệ nội tiết
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VII: Sinh học cơ thể người - Bài 38: Hệ nội tiết ở người
Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Kể được tên và nêu chức năng của các tuyến nội tiết - Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó - Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình - Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương 2.Về năng lực 2.1. Năng lực chung Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tự tìm hiểu về các tuyến nội tiết, các bệnh liên quan đến hệ nội tiết - Giao tiếp và hợp tác: Tích cực trao đổi, tham gia hoạt động nhóm và sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các nội dung về hệ nội tiết và các bệnh liên quan hệ nội tiết; tham gia điều tra tìm hiểu về bệnh nội tiết ở địa phương Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Kể được tên và nêu chức năng của các tuyến nội tiết; nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó - Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ý thức tự bảo vệ bản thân và người thấn tránh các bệnh liên quan hệ nội tiết - Trung thực trong việc báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, - video: https://www.youtube.com/watch?v=Jng0Ge24-U0 2. Học liệu: - GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo về các bệnh liên quan hệ nội tiết. - HS: sgk Điều tra tìm hiểu về số người mắc, nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường (N1, N2), bệnh bướu cổ do thiếu iodine (N3, N4) ở địa phương. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh, xác định vấn đề bài học Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và nêu ra tình huống như sgk để HS dự đoán câu trả lời Sản phẩm: câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * GV giao nhiệm vụ học tập GV cho HS quan sát hình ảnh sau và nêu vấn đề như sgk * HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát đưa ra câu trả lời * Báo cáo, thảo luận: Giáo viên gọi đại diện một số HS trả lời * Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài mới. * Nội dung: Tuyến nội tiết hoạt động không bình thường (tuyến yên) 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Các tuyến nội tiết trong cơ thể người a) Mục tiêu: Kể được tên và nêu chức năng của các tuyến nội tiết b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh quan sát hình 38.1 và thảo luận trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: câu trả lời của HS . d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS hoạt động theo nhóm (5 nhóm) GV yêu cầu HS quan sát H38.1 và nghiên cứu thông tin sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi (7 phút) 1. Kể tên các tuyến nội tiết ở người? vị trí và chức năng của mỗi tuyến nội tiết? (mỗi nhóm 1 tuyến) 2. Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì? 3. Nêu chức năng các tuyến nội tiết? *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu TTSGK trang 157, 158 thảo luận và hoàn thành câu trả lời vào giấy A4 *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi đại diện 1 số nhóm lên bảng xác định vị trí trên tranh và trả lời. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV mời học sinh nhóm khác nhận xét và bổ sung Giáo viên nhận xét, chốt lại kiến thức và đánh giá các nhóm. GV giới thiệu một số tuyến nội tiết khác như tuyến tùng, tuyến cận giáp, tuyến ức. GV cho HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=Jng0Ge24-U0 về cơ chế hoạt động của tuyến nội tiết 1. Một số tuyến nội tiết: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. - tuyến giáp: Trước cổ àTham gia điều hòa TĐC và CHNL của tế bào; điều hòa calcium, phosphorus trong máu - tuyến yên: gần vùng dưới đồi à điều hào hoạt động của các tuyến nội tiết khác và quá trình sinh trưởng của cơ thể, - tuyên tụy: ở tụy à điều hòa lượng đường trong máu - Tuyến trên thận: trên đỉnh thận à tằn nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, kích thích phát triển các đặc tính ở nam giới - tuyến sinh dục: ở tinh hoàn (nam), buồng trứng (nữ) à tiết hormone testosterone (nam), hormone estrogen (nữ)-> điều hòa quá trình sinh sản, gây nên cac biến đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì 2. Hormone insulin chuyển hóa glucose trong máu thành glycogen dự trữ nên làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng. Hormone glucagon chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose à tăng đường huyết khi đường huyết giảm Vì vậy hoạt động của 2 hormone này giúp ổn định lượng đường trong máu Nếu quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp, lâu dài có thể gây ra bệnh lý như bệnh tiểu đường, chứng hạ đường huyết. 3. Chức năng: tiết ra hormone được máu vận chuyển đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể ? - Một số tuyến nội tiết trong cơ thể người: tuyến giáp, tuyến yên, tuyến tụy, tuyến trên thận, tuyến sinh dục. - Chức năng: Tiết ra hormone được máu vận chuyển đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể Hoạt động 2.2: Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết a) Mục tiêu: Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các bệnh đó Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình - Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ HS mỗi nhóm chuẩn bị trước ở nhà điều tra số người mắc, nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường, bướu cổ do thiếu iodine ở địa phương và tiến hành báo cáo trên lớp. Kết hợp trả lời câu hỏi để rút ra kết luận c) Sản phẩm: Bài báo cáo của các nhóm và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv nhắc lại yêu cầu nhiệm vụ đã giao cho các nhóm từ tiết trước - Cho HS thảo luận nhóm vào bảng phụ nêu nguyên nhân, biểu hiện, tác hại và biện pháp phòng chống bệnh tiểu đường (N1,2) bệnh bướu cổ do thiếu iodine (N3, N4) (5p) - Nêu một số biện pháp để phòng chống một số bệnh nội tiết cho bản thân và gia đình? *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện HS N1, N3 lên báo cáo kết quả. N2, N4 nhận xét, bổ sung. HS thảo luận nêu ra biện pháp phòng chống *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời lần lượt đại diện các nhóm lên bảng báo cáo kết quả. - Đại diện một số nhóm đứng tại chỗ trả lời. các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt độngcác nhóm. GV chốt lại kiến thức GV mở rộng giới thiệu 1 số bệnh khác như bệnh lùn, bệnh cường giáp, bệnh khổng lồ. Bài báo cáo các nhóm Bệnh tiểu đường - Do rối loạn tuyến tụy - Biểu hiện: ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều, sụt cân-> có thể gây biến chứng: mù lòa, tổn thương dây thần kinh, hoại tử da - Biện pháp: duy trì cân nặng hợp lí, không hút thuốc lá, hạn chế đường, chất béo, ăn nhiều chất xơ, thường xuyên tập TDTT 2. Bệnh bướu cổ do thiếu iodine - Do cơ thể thiếu iodineà TH không được tiết raà phì đại tuyến giáp - Biểu hiện: tế bào tuyến giáp phình toà phì đại tuyến giápà bướu cổ - Hậu quả: trẻ em chậm lớn, trí tuệ chậm phát triển; người lớn: hoạt động thần kinh suy giảm, trí nhớ giảm sút. - Biện pháp: Bổ sung iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày - Biện pháp: tập thể dục thường xuyên, bổ sung iodine đầy đủ, dinh dưỡng hợp lí, lối sống lành mạnh CH: chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tập TDTT, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thường xuyên kiểm tra sức khỏe ? Một số bệnh liên quan đến hệ bài tiết: Bệnh tiểu đường, bệnh lùn, bệnh khổng lồ, bệnh cường giáp, bệnh bướu cổ do thiếu iodine Biện pháp phóng tránh các bệnh về hệ nội tiết: Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung iodine đầy đủ, lối sống lành mạnh, tập TDTT, nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, không lạm dụng rượu bia, thuốc lá, thường xuyên kiểm tra sức khỏe Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: củng cố lại kiến thức của cả bài. Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình b) Nội dung: Gv cho HS chơi trò chơi vòng quay may mắn c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV giới thiệu luật chơi trò chơi Câu 1: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là kháng thể Kháng nguyên Hormone Enzyme Câu 2: Trong cơ thể người, tuyên nội tiết nào mà sản phẩm do chúng tiết ra có tác động đến hầu hết các tuyên nội tiết kahsc? tuyến yên C. tuyến trên thận tuyến giáp D. tuyến tụy Câu 3: Bệnh người khổng lồ là do hoạt động bất thường của tuyến nội tiết nào? A. tuyến tụy B. tuyến yên C. tuyên sgiasp D. tuyến trên thận Câu 4: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, Hormone đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của Hormone ? A. Có tính đặc hiệu B. Có tính phổ biến C. Có tính đặc trưng cho loài D. có hoạt tính sinh học rất cao Câu 5: Những người bị tiểu đường, khẩu phần ăn hàng ngày không nên hạn chế lượng tinh bột sử dụng vừa phải các loại dầu từ các loại hạt ăn nhiều các món chiên, rán, các loại bánh kẹo ngọt ăn nhiều rau, củ, quả. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện nhóm đứng lên chọn câu hỏi trả lời *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS bất kỳ trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét và quay vòng quay khi HS trả lời đúng Câu 1: C Câu 2: A Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình b) Nội dung: Cho HS xây dựng khẩu phần ăn phù hợp để phòng chống bệnh tiểu đường và một số bệnh nội tiết khác c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm *Chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy vận dụng kiến thức hiểu biết về các tuyến nội tiết và bệnh nội tiết, em hãy xây dựng khẩu phần ăn phù hợp để phòng chống bệnh tiểu đường và một số bệnh nội tiết khác để để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành câu trả lời *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi HS bất kỳ trả lời câu hỏi *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV mời học sinh khác nhận xét và bổ sung GV chốt lại kiến thức và đánh giá , nhận xét các nhóm Học sinh trà lời câu hỏi: - sử dụng muối có iodine để nấu ăn hàng ngày (không dùng quá nhiều muối) - hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên, rán, các loại bánh, kẹo, nước ngọt, dầu mỡ động vật - Bổ sung các loại rau xanh, trái cây - Sử dụng vừa phải dầu từ hạt - ..
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx