Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VI: Nhiệt - Bài 27: Thực hành Đo năng lượng nhiệt Joulemeter

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về cách đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tính được năng lượng nhiệt mà nước trong nhiệt lượng kế nhận được khi đun nóng bằng cách sử dụng joulemeter; tính được năng lượng nhiệt để đung sôi một lượng nước xác định

* Năng lực riêng

- Thực hiện được thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter

- Kết hợp được các kiến thức trong đã học về đo năng lượng nhiệt trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.*Năng lực khoa học tự nhiên:

- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng nhiệt

- Năng lực tìm hiểu KHTN:

Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học.

- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

SGK, SGV, SBT KHTN 8.

Bảng kết quả thí nghiệm GV đã tiến hành

Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :

Bình nhiệt lượng kế có dây đốt, que khuấy.

 

doc 6 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VI: Nhiệt - Bài 27: Thực hành Đo năng lượng nhiệt Joulemeter", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VI: Nhiệt - Bài 27: Thực hành Đo năng lượng nhiệt Joulemeter

Giáo án Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương VI: Nhiệt - Bài 27: Thực hành Đo năng lượng nhiệt Joulemeter
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết:	 
BÀI 27: THỰC HÀNH
ĐO NĂNG LƯỢNG NHIỆT JOULEMETER
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức: 
Đo được năng lượng nhiệt mà vật nhận được khi bị đun nóng.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về cách đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tính được năng lượng nhiệt mà nước trong nhiệt lượng kế nhận được khi đun nóng bằng cách sử dụng joulemeter; tính được năng lượng nhiệt để đung sôi một lượng nước xác định
* Năng lực riêng
- Thực hiện được thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng Joulemeter
- Kết hợp được các kiến thức trong đã học về đo năng lượng nhiệt trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.*Năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực nhận thức KHTN: Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lượng nhiệt
- Năng lực tìm hiểu KHTN: 
Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn 
3. Về phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. 
- Trung thực: Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ đề của bài học. 
- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên: 
SGK, SGV, SBT KHTN 8.
Bảng kết quả thí nghiệm GV đã tiến hành
Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :
Bình nhiệt lượng kế có dây đốt, que khuấy.
Nhiệt kế.
Dụng cụ đo năng lượng điện (joulemeter): là dụng cụ đo năng lượng điện do nguồn điện cung cấp.
Nguồn điện 12 V.
Bốn dây dẫn điện có vỏ cách điện và giắc cắm ở hai đầu dây
Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
Phiếu 1
Nội dung thực hành
Thời gian đề xuất thực hiện
Yêu cầu cần đạt
Đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
15p – 20p
- Mắc đúng mạch điện theo bố trí thí nghiệm Hình 27.2 SGK.
- Đo được năng lượng nhiệt mà nước trong bình nhiệt lượng kế nhận được khi bị đun làm tăng nhiệt độ thêm 3°C; 6°C; 9°C so với nhiệt độ ban đầu bằng joulemeter.
- Nêu được nhận xét về năng lượng nhiệt cần thiết để đun nóng nước.
- Từ thí nghiệm tính được nhiệt lượng cần thiết để đun lượng nước trong nhiệt lượng kể từ nhiệt độ ban đầu đến khi nước sôi ở 100°C
Phiếu 2
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Họ và tên: ............................................................... Lớp: ..............
1. Mục đích thí nghiệm
Đo năng lượng nhiệt mà nước trong nhiệt lượng kế nhận được thông qua đo năng lượng điện của dòng điện bằng joulemeter
2. Chuẩn bị
- Dụng cụ thí nghiệm: ...........
3. Các bước tiến hành
Mô tả các bước tiến hành
4. Kết quả thí nghiệm
Bảng 27.1. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 1
Lần đo
t (oC)
Năng lượng nhiệt (J)
Bắt đầu đo
?
?
Tăng 3oC
?
?
Tăng 6oC
?
?
Tăng 9oC
?
?
Bảng 27.2. Bảng số liệu đo năng lượng nhiệt lần 2 với lượng nước nhiều hơn
Lần đo
t (oC)
Năng lượng nhiệt (J)
Bắt đầu đo
?
?
Tăng 3oC
?
?
Tăng 6oC
?
?
Tăng 9oC
?
?
2. Học sinh: 
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
- Mẫu báo cáo như trong SGK
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến cách đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (.. phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề để học sinh biết được về đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter.
b) Nội dung:
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đưa ra phương án thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter.
c) Sản phẩm:
Phương án thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Tiến trình nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị mà GV chuẩn bị được (nên để mỗi nhóm không quá 5 thành viên).
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm: “Khi muốn đun sôi một lượng nước xác định cần cung cấp bao nhiêu năng lượng nhiệt? Làm thế nào để đo được năng lượng nhiệt đó?”, để đưa được phương án thí nghiệm và các bước tiến hành thí nghiệm đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter”
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi của GV đưa ra. 
- GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. 
* Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 2 -3 HS đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức, đặt vấn đề vào bài. 
Câu trả lời của HS 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (.. phút)
Hoạt động 2.1: Hướng dẫn HS đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter (.. phút)
a) Mục tiêu: 
HS thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter.
b) Nội dung: 
GV tổ chức hoạt động theo nhóm để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
c) Sản phẩm: 
Báo cáo thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, (mỗi nhóm không quá 5 thành viên).
- GV đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho nội dung thực hành: thời gian, yêu cầu cần đạt
(phiếu 1)
- Lưu ý: GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh và chính xác
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành.
+ GV hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác lắp đặt mạch điện từ sơ đồ mạch điện đã cho
+ Trước khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, GV cần đi kiểm tra mạch điện HS đã mắc nếu mắc đúng mưới cho HS đóng công tắc để tiến hành thí nghiệm
+ Ở từng nội dung, GV tổ chức cho các nhóm trao đổi thảo luận về kết quả thu được giữa các nhóm
+ GV dựa trên việc trình chiếu và phân tích kết quả thực hành của một vài nhóm HS có thể hướng dẫn HS tính được năng lượng nhiệt cần cung cấp để làm tăng nhiệt độ của một lượng nước từ nhiệt độ cho trước tới khi sôi.
+ Trong quá trình thực hành, GV bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kĩ năng và thái độ của HS
+ GV quan sát và hỗ trợ HS, đồng thời nhắc nhở HS về mặt thời gian để hoàn thành toàn bộ nội dung bài thực hành.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện hoàn thành các yêu cầu của GV. 
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. 
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đại diện các nhóm trình bày. 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung phần trình bày của nhóm bạn. 
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức đúng.
I. Chuẩn bị (SGK – tr109)
II. Cách tiến hành
Hoạt động 2.2: Hướng dẫn HS hoàn thành mẫu báo cáo thực hành (.. phút)
a) Mục tiêu: 
HS hoàn thành mẫu báo cáo thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
b) Nội dung: 
GV cho HS tự hoàn thành mục 1 và 2 trong báo cáo thực hành, sau đó hướng dẫn HS hoàn thành mục 3 và 4 trong báo cáo
c) Sản phẩm: 
Báo cáo thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tự hoàn thành mục 1 và 2 trong báo cáo thực hành
- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả thực hành hoàn thành mục 3 và 4 trong báo cáo thực hành, sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần nhận xét của phiếu báo cáo thực hành
Nhận xét:
1. Từ kết quả thí nghiệm, nhận xét về năng lượng nhiệt cần thiết để đun nóng nước
2. Ước tính năng lượng nhiệt cần thiết để đun lượng nước trong nhiệt lượng kế tới sôi ở 100oC được không? Giải thích câu trả lời của em.
* HS thực hiện nhiệm vụ
- Cá nhân trình bày
- Học sinh còn lại, nhận xét 
* Báo cáo, thảo luận
- GV gọi HS đại diện trình bày, học sinh còn lại nhận xét bổ sung.
* Kết luận, nhận định
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
II. 
8 Hướng dẫn tự học ở nhà (.. phút)
- HS về nhà đọc trước, tìm hiểu nội dung liên quan đến bài : 
------------------ 

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.doc