Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Sinh học

Tiêt 74+75+76 - BÀI 30: NGUYÊN SINH VẬT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận biết được một số loài nguyên sinh vật thông qua tranh, ảnh

- Nêu được các đặc điểm cơ bản của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể, kích thước, hình dạng, môi trường sống. Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật

- Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên đối với con người

- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên, vận dụng kiến thức để phòng, tránh các loại bệnh này

- Tuyên truyền và thực hiện được các hành động giữ gìn vệ sinh môi trường

- Năng cao được năng lực hợp tác trong học tập

2. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực giao tiếp; Năng lực trao đổi thông tin.Năng lực cá nhân của HS.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Chuẩn bị: - Máy chiếu.

2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: kích thích trí tò mò và giới thiệu về bài học

b. Tổ chức thực hiện:

 

docx 84 trang Khánh Đăng 27/12/2023 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Sinh học

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Phần Sinh học
Ngày soạn: 6/1/2023
Ngày dạy: ...........................................
Tiêt 74+75+76 - BÀI 30: NGUYÊN SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được một số loài nguyên sinh vật thông qua tranh, ảnh
- Nêu được các đặc điểm cơ bản của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể, kích thước, hình dạng, môi trường sống. Nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật
- Nêu được vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên đối với con người
- Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên, vận dụng kiến thức để phòng, tránh các loại bệnh này
- Tuyên truyền và thực hiện được các hành động giữ gìn vệ sinh môi trường
- Năng cao được năng lực hợp tác trong học tập
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực giao tiếp; Năng lực trao đổi thông tin.Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Chuẩn bị: - Máy chiếu.
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: kích thích trí tò mò và giới thiệu về bài học
b. Tổ chức thực hiện: 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng nguyên sinh vật
a. Mục tiêu: HS nhận biết về các đặc điểm của nguyên sinh vật như: hình dạng, môi trường sống, cấu tạo cơ thể,.
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
HS đọc SGK để nêu các đặc điểm của nguyên sinh vật: cấu tạo cơ thể ( đơn bào/ đa bào), kích thước,
Sử dụng hình 30.1 giới thiệu cho HS các nguyên sinh vật. Gv đặt ra câu hỏi liên quan đến nới ống của chúng hoạt các hoạt động liên quan như vận động, dinh dưỡng:
+ Trùng roi, trùng giày biến hình di chuyển bằng bộ phận nào?
+ Trùng sốt rét sống ở đâu?
+ Lục lạp và sắc tố quang hợp có trong cơ thể nguyên sinh vật có vai trò như thế nào?
- GV giới thiệu về các hình thức di chuyển nơi sống của nguyên sinh vật
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát hình kết hợp thông tin SGK để trả lời câu hỏi trong phần hoạt động
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS phát hiểu trước lớp, HS còn lại nghe và bs
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Bổ sung kiến thức: Nguyên sinh vật là một tế bào nhưng lại hoạt động như một cơ thể
1. Đa dạng nguyên sinh
+ Nguyên sinh vật đa số là những cơ thể đơn bào nhân thực có kích thước hiển vi. + Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường
+ Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),... hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)
+ Môi trường sống của nguyên sinh vật rất đa dạng. Nguyên sinh vật có thể sống ở các môi trường như nước, dưới đất, trong cơ thể. 
Hoạt động 2: tìm hiểu vai trò của nguyên sinh
a. Mục tiêu: HS khám phá về vai trò của nguyên sinh vật
b. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 2 nhóm để nghiên cứu 2 nhiệm vụ:
* NV1: Vai trò trong tự nhiên:
- Cho HS đọc SGK về vai trò của nguyên sinh vật trong tự nhiên
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi trong SGK và câu hỏi bổ sung:
+ Tại sao tảo lại cung cấp được oxygen?
+ Tảo và các nguyên sinh động vật là nguồn thức ăn cho những sinh vật này?
* NV2: Vai trò đối với con người
- giới thiệu Hình 30.2 và thêm một số hình ảnh các loại thức ăn có sử dụng nguyên liệu từ tảo 
+ Các em có nghĩ những đồ ăn này có thành phần là nguyên sinh hay không?
- GV giới thiệu thêm các hình ảnh về các lòai nguyên sinh vật có ý nghĩa với đời sống con người
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm quan sát hình kết hợp với đọc phần đọc hiểu trong SGK để trả lời các câu hỏi ngắn
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Gv gọi đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm còn lại nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét đánh giá
II. Vai trò của nguyên sinh vật
1. Vai trò trong tự nhiên
+ Cung cấp oxygen cho cá động vật dưới nước.
+ Thức ăn cho các động vật lớn hơn
+ Sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của của các loài động vật khác
2. Vai trò đối với con người
+ Chế biến thành thực phẩm chức năng bổ úng dinh dưỡng cho con người như tảo xoắn Spirulina
+ Làm thức ăn và dùng trong chế biến thực phẩm (ví dụ: chất tạo thạch trong tảo được chiết xuất để sử dụng làm đông thực phẩm như thạch)
+ Dùng trong sản xuất: chất dèo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, cách nhiệt
+ Vai trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thảo và chỉ thị độ sạch của môi trường nước
Hoạt động 3: Một số bệnh do nguyên sinh vật
a. Mục tiêu: HS thấy được tác hại của nguyên sinh vật đối với con người, ý thức bảo vệ sức khỏa và có hành động giữ gìn vệ sinh môi trường
b. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV giới thiệu cho HS một số bệnh nguy hiểm có nguyên nhân gây bệnh là nguyên sinh vật
- GV yêu cầu HS đọc SGK về bệnh kiết lị, có thể cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một bệnh và thực hiện các yêu cầu trong phần hoạt động đối với bệnh do nhóm tìm hiểu. 
- Đối với nhóm tìm hiểu bệnh kiết lị. GV có thể hướng dẫn HS dựa vào thông tin trong SGK để vẽ được con đường truyền bệnh kiết lị
- Các nhóm hoàn thành Hoạt động bằng cách hoàn thành PHT1
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Các nhóm nghiên cứu thông tin sgk và những thông tin tìm hiểu được để chuẩn bị câu trả lời theo yêu cầu GV
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Gv gọi đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại nghe và bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv giải thích thêm: bệnh sốt rét thường sốt theo chu kì tùy thuộc vào loại kí sinh trùng
+ Sốt do Plasmodium falciparum: sốt hàng ngày, tính chất cơn sốt nặng, hay gây sốt rét ác tính và tử vong nếu không điều trị kịp thời.
+ Sốt do Plasmodium vivax: thường sốt cách nhật (cách 1 ngày sốt 1 cơn).
+ Sốt do Plasmodium malariae và Plasmodium ovale:  sốt cách nhật hoặc sốt 3 ngày 1 cơn.
III. Một số bệnh do nguyên sinh vật
* Bệnh sốt rét
* Bệnh kiết lị
Bệnh sốt rét
Bệnh kiết lị
Tác nhân gây bệnh
Trùng sốt rét Plasmodium (B)
Amip lị Entamoeba (B)
Con đường lây bệnh
truyền theo đường máu, qua vật truyền bệnh là muỗi
lây qua đường tiêu hóa
Biểu hiện bệnh
sốt, rét, người
mệt m
i, chóng mặt, đau đầu
đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì mất nước và nôn ói, ...
Cách phòng tránh bệnh
diệt muỗi, mắc màn khi ngủ, ...
vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh
* Biện pháp ngắn chặn bệnh không chỉ đơn thuần chỉ ngăn không bị muỗi đốt mà phải là các biện pháp hạn chế sự xuất hiện của muối, phát triển của muỗi như vệ sinh cá nhân, làm sạch môi trường sống, ăn uống đảm bảo vệ sinh
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP+ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức, vận dụng thực tế
b. Tổ chức thực hiện: HS vận dụng kiến thức đã học trong bài vào việc phòng, tránh các bệnh do nguyên sinh vật gây ra trong cuộc sống. Thực hiện dọn dẹp nhà cửa, nơi chứa nước sạch sẽ ở nhà và báo cáo lại những điều em đã làm được để phòng tránh các bệnh sốt rét, kiết lị.
Ngày soạn: 27/1/2023
Ngày dạy: 30/1+31/1+1/2/2023
 Tiết 77+78: BÀI 31: THỰC HÀNH QUAN SÁT NGUYÊN SINH VẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Làm được tiêu bản nguyên sinh vật
- Quan sát được hình dạng, cấu tạo, khả năng di chuyển của trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
- Vẽ được hình nguyên sinh vật
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác; Năng lực nghiên cứu khoa học; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin; Năng lực cá nhân của HS.
3. Phẩm chất
 Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thích nghiên cứu khoa học
- Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Thiết bị, dụng cụ, mẫu vật (phần I- SGK)
- Video sự di chuyện của trùng roi, trùng giày quan sát đưuọc bằng kính hiển vi
- Máy chiếu
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS thấy được các mẫu vật trùng roi, trùng giày còn đang sống bằng video hoặc hình ảnh trùng roi và trùng giày bằng kính hiển vi
b. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức chiếu video sự di chuyên của trùng roi và trùng giày cho HS.
Dẫn dắt bài học: Ở bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về nguyên sinh vật, hiểu được vai trò cũng như tác hại mà chúng đem tới. Bài học ngày hôm nay chúng ta đi vào thực hành quan sát nguyên sinh vật bằng kính lúp và mô tả vẽ lại những gì mà mình quan sát được.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tiến hành quan sát
a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu vật đã được chuẩn bị
b. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để tiến hành quan sát thực hành
+ GV yêu cầu các nhóm kiểm tra số lượng thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của mỗi nhóm
+ GV hướng dẫn HS quan sát trùng roi và trùng giày theo các bước SGK:
Bước 1: Chuyển mẫu vật vào cốc thủy tinh
Bước 2: Làm tiêu bản: Dùng ống nhỏ giọt hút mẫy vật trong ống thủy tinh rồi nhỏ 1-2 giọt lên lam kính, đậy lamen lại, sử dụng giấy thấm nước thừa trên lam kính.
Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính của kính hiển vi, quán át ở vật kính 10z
Bước 4: Quan sát chi tiết hình dạng, cấu tạo, cách di chuyển của trùng roi và trùng giày ở vật kính 40x
- GV hỗ trợ các nhóm trong quả trình thực hành, nhắc HS đọc trước các yêu cầu phần III để ghi lại các thông tin liên quan khi quan sát phục vụ cho việc hoàn thành các bài thu hoạch.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm tự làm tiêu bản và quan sát
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, ghi lại kết quả
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV hướng dẫn HS quan sát và giải đáp thắc mắc HS
II. Các tiến hành
* Về trùng roi:
- Cơ thể trùng roi có dạng hình thoi, thuôn về hai đầu
- Hình dạng ổn định, cơ thể thay đổi khi trùng roi di chuyển
- Trong cơ thể trùng roi những hạt diệp lục hình tròn hay hình bầu dục, nhờ đó mà chúng có khả năng quang hợp ( tự dưỡng)
- Cơ quan di chuyển là roi bơi, nằm ở phần đầu phía trước cơ thể. Roi bơi luôn vận dụng, xoáy vào trong nước làm cho con vật vừa dịch chuyển về phía trước, vừa xoay quanh trục dọc cơ thể như một mũi khoan
* Về trùng giày:
- Kích thước khá lớn, dài khoảng 100 - 300 km và có hình đế giày thuôn nhỏ về phía trước, hơi phình to ở phía sau và lõm vào ở phía giữa làm cho con vật mất đối xứng. 
- Hình dạng cơ thể trùng giày tương đối cổ định do có màng phim bao bọc xung quanh. 
- Chuyển vận bằng lông bơi. Lông bơi là một lớp lông ngắn bao bọc trên toàn bộ bể mặt cơ thể. Khi di chuyển, các lông bơi hoạt động không đồng đều mà kế tiếp nhau, tạo nên các làn sóng làm cho con vật vừa tiến lên phía trước, vừa xoay quanh trục đọc của cơ thể một cách nhịp nhàng. Lông bơi vùng đuôi đài hơn dùng để lái.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài thu hoạch
a. Mục tiêu: Hoàn thiện bài thu hoạch
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS dựa vào kết quả quan sát được bằng kính hiển vi hoặc quan sá ... u đó gv đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhận biết năng lượng
a. Mục tiêu: Nhận viêt năng lượng dựa vào biểu hiện của năng lượng trong cuộc sống hằng ngày
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS đọc các ví dụ SGK và hoàn thành câu hỏi hoạt động:
+ Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng. Sắp xếp những thứ tìm thấy theo dạng năng lượng sử dụng tương ứng (điện, nhiệt, âm thanh, ánh sáng). Nêu những gì đang xảy ra đối với các vật đó.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS tự nghiên cứu thông tin và ví dụ sgk và chuẩn bị câu trả lời cho hoạt động
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + 1 HS phát biểu, nêu ý kiến, HS còn lại nghe nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, bổ sung ( nếu chưa chính xác)
I. Nhận biết năng lượng
Trong cuộc sống, chúng ta có thể dễ dạng nhận biết năng lượng qua biểu hiện của nó
VD: 
+ Nhận biết hoá năng do thức ăn cung cắp cho cơ thẻ qua sự ấm lên của cơ thể hoặc qua các hoạt động:
đi bộ, chạy nhày, đi xe đạp, chơi bóng...
+ Nhận biết năng lượng âm qua sự rung nhẹ của bản tay áp vào màng loa tivi, sự rung động của mặt nước trong cóc thuỷ tinh đặt gần loa.
Những vật đang sử dụng năng lượng:
Điện năng: đèn pin, ti vi, quạt, tủ lạnh
Nhiệt năng: ấm đun nước, xoong, bình nước nóng
Ánh sáng: đèn dầu
Hoạt động 2: Phân loại các dạng năng lượng
a. Mục tiêu: Phân loại và phân biệt các dạng năng lượng
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS tìm hiểu Bảng 47.1 về cách phân loại năng lượng theo nguồn phát giúp HS ôn lại một số dạng năng lượng đã biết ở Tiểu học như năng lượng điện, năng lượng âm, năng lượng hoá học, nắng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng cùng với một số đạng năng lượng khác mà HS mới được biết ở bài học này. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS tự nghiên cứu thông tin và ví dụ sgk và chuẩn bị câu trả lời cho hoạt động
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + 1 HS phát biểu, nêu ý kiến, HS còn lại nghe nhận xét
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Gv nhận xét, bổ sung ( nếu chưa chính xác), rút ra nhận xét chung về các dấu hiệu có thể quan sát được để nhận biết các dạng năng lượng,
II. Các dạng năng lượng
Các dạng của năng lượng:
+ Động năng
+ Thế năng hấp dẫn
+Năng lượng điện
+Năng lượng ánh sáng
+ Năng lượng âm
+Năng lượng nhiệt
Câu 1. Các dạng năng lượng chính được sử dụng:
a) năng lượng áng sáng
b) thế năng hấp dẫn
c) điện năng
Câu 2.
Ta nối như sau:
1 -  d
2 - a
3 - e
4 - b
5 – c
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vào PHT 1 
HS hoàn thiện nhanh và nộp lại cho GV nhận xét
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS trình bày trước lớp ý kiến của mình về dạng năng lượng dễ vận chuyển để sử dụng và dễ hóa thành năng lượng khác
Câu 1. Gọi tên đạng năng lượng có mặt trong các tình huống sau đây:
a) Thuyển buổm đi chuyển trên biển.
b) Dây cao su bị kéo dân.
c) Thắp sáng các ngọn nến trên bánh sinh nhật.
d) Một vận động bắn cung trúng mục tiêu.
Câu 2. Ghép mỗi hoạt động ở cột bên trái với nguồn năng lượng ở cột bên phải (mỗi hoạt động có thể sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau).
Hoạt động Nguồn năng lượng
1) Máy hút bụi đang hoạt động,
a. Nước
2) Chong chóng giấy đang quay.
b. Gió
3) Học sinh đạp xe trong công viên. 
c. Điện
4) Mặt nước trong chiếc cốc rung động khi đặt cốc nước trước màng loa đang hoạt động
d. Ánh sáng mặt trời
e) Âm thanh
5) Cấu thủ chuyền bóng cho đồng đội
g) Thực phẩm
*************************************
Ngày soạn 8/4/2023
Ngày dạy: :14+15/4
TIẾT 120+121 -BÀI 48: SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ đạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Chỉ ra được sự chuyển hoá năng lượng trong một số hiện tượng đơn giản (trong Sinh học, Vật lí, Hoá học).
- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ mình hoạ.
2. Năng lực 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất
- Tự lập, tự tin, tự chủ
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, giữ gìn đồ dùng thiết bị thí nghiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: - Máy tính, máy chiếu
- Bộ thí nghiệm con lắc đơn để làm thí nghiệm về sự bảo toàn năng lượng: một đoạn dây cao su, mấy que tăm, lõi chỉ, quả báng tennis, thước dây
- Phiếu học tập
2 - HS : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS bước đầu hình dung được năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS trả lời được 2 câu hỏi phần khởi động bằng cách vận dụng những kiến thức thực tế:
Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao?
Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?
HS nghe và đưa ra câu trả lời: 
Vì khi xoa hai tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng này làm tay ta ấm lên
Khi vỗ hai tay vào nhau, ta nghe được tiếng vỗ tay, trong hoạt động này có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang năng lượng âm
Gv đánh giá, nhẫn ét, dẫn dắt vào bài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng
a. Mục tiêu: 
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV dựa vào kinh nghiệm thực tế và những ví dụ về sự chuyển hoá năng lượng trong bài học để HS có thể lấy được những ví dụ chứng tỏ: năng lượng có thể chuyển hoá từ đạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
GV tổ chức để HS hoạt động nhóm đối:
+ Tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang thế năng và ngược lại trong quá trình chuyển động của quả bóng rố khi được ném lên, cơ năng chuyển hoá thành năng lượng âm và nhiệt năng khi bóng chạm đất phát ra tiếng động Hình 48.1.
+ Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 của mục này trong SGK.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét, bổ sung ( nếu chưa chính xác),
I. Chhuyển hóa năng lượng
? CH1:
Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn được bật sáng: điện năng; quang năng
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng:
? CH2:
a) Tên ba dạng năng lượng là: nhiệt năng, động năng, năng lượng âm
b) Các thiết bị biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác: quạt; ti vi; điện thoại; ..
? CH3:
Hóa năng có thể chuyển hóa thành: điện năng, thế năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm, động năng.
? CH4:
Ta điền như sau:
(1) - động năng
(2) - nhiệt năng
(3) - năng lượng ánh sáng
(4) - động năng
(5) - điện năng
(6) - thế năng
Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng
a. Mục tiêu: Nghiên cứu về sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng trong một chuyển động cơ học
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: 
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV tổ chức để HS:
~ Làm thí nghiệm theo như phương án được trình bày trong SGK để thấy được: Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa) như Hình 48.5 rồi thả ra thì quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cấu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B
- GV yêu cấu HS trả lời câu hỏi của mục này trong SGK..
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận về kết quả quan sát được từ thí nghiệm trên.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV nêu kết luận và phát biểu nội dung định luật.
II. Định luật bảo toàn năng lượng
Định luật: 
Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng năng lượng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác
HĐ: Thí nghiệm:
Thí nghiệm chứng tỏ rằng năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác.
CH em bé chơi xích đu:
Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người bố phải đẩy vào xích đu vì trong quá trình chuyển động, xích đu và cậu bé va chạm với không khí và lực cản của không khí làm tiêu hao một phần năng lượng của cậu bé và xích đu. Do đó thi thoảng cần phải đẩy vào xích đu để nó lên độ cao ban đầu.
CH hoạt động quả bóng
Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa) rồi thả ra thì quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cầu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B
Định luật báo toàn năng lượng luôn đúng trong mọi trường hợp.
CH:
(1) - thế năng    
(2) - thế năng
(3) - động năng   
(4) - động năng
(5) - thế năng    
(6) - điện năng
(7) - năng lượng âm 
(8) - chuyển hóa
(9) - bảo toàn  
(10) - tự mất đi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập:
Câu 1. Tuabin điện gió sản xuất điện từ
A. động năng. 
B. hoá năng. 
C. năng lượng ánh sáng.
D. năng lượng mặt trời.
Câu 2. Hãy chỉ ra sự biến đổi từ dạng năng lượng này sang đạng năng lượng khác trong các trường hợp sau:
a) Khi nước đố từ trên mặt đập thuỷ điện xuống.
b) Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
 Trả lời : a) Trả lời được, khi nước đổ từ trên mắt đập thuỷ điện xuống thì thế năng của nước chuyển hoá thành động năng 
b) Trả lời được, khi vật được ném lên cao thì động năng của vật chuyển hoá thành thể năng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
HS vận dụng sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng để giải thích hiện tượng:
a. Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên
b. Ném một vật lên cao

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_p.docx