Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 5, 6

Tiết 39+ 40: BÀI 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:

- Nêu được khái niệm tế bào.

- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.

- HSG: Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi thảo luận.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lấy ví dụ để chứng minh tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.

+ Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập: Tế bào

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay : học về tế bào.

b) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ: GV lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chiếu hình ảnh bị che bởi các miếng ghép.

- HS thực hiện nhiệm vụ: 2 đội bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời .

- Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc.

- Kết luận: GV sẽ chốt kết quả: đội chiến thắng là đội trả lời được: hình ảnh đó là hình ảnh tế bào

 

docx 139 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 5, 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 5, 6

Giáo án Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương 5, 6
Ngày soạn: 18/11/2022
Ngày dạy: 
Tiết
39
40
Ngày dạy
21/11/2022
22/11/2022
CHƯƠNG 5: TẾ BÀO
Tiết 39+ 40: BÀI 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA SỰ SỐNG
I. Mục tiêu
1.	 Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
-	Nêu được khái niệm tế bào.
-	Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
- HSG: Giải thích được tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
2.	Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
-	Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào.
-	Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi thảo luận.
-	Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lấy ví dụ để chứng minh tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
+ Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”.
3.	Phẩm chất: 
-	Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
-	Máy tính, máy chiếu.
-	Phiếu học tập: Tế bào
III. Tiến trình dạy học 
1.	Hoạt động 1: Khởi động
a)	Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay : học về tế bào.
b)	Tổ chức thực hiện: 
-	Giao nhiệm vụ: GV lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chiếu hình ảnh bị che bởi các miếng ghép.
-	HS thực hiện nhiệm vụ: 2 đội bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời.
-	Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc.
-	Kết luận: GV sẽ chốt kết quả: đội chiến thắng là đội trả lời được: hình ảnh đó là hình ảnh tế bào
2.	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về : Tế bào là gì?
a)	Mục tiêu: 
-	Học sinh biết được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống.
-	Học sinh trả lời được: tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
b)	Tổ chức thực hiện: 
-	GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống?
+ Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
 - HS thực hiện nhiệm vụ: đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao. 
- HS báo cáo: Cử đại diện trả lời câu hỏi.
- GV gọi một nhóm trình bày đáp án, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chốt kiến thức:
+ Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. 
+ Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống”
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hình dạng và kích thước tế bào
a)	Mục tiêu: 
-	Học sinh biết được tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
b)	Tổ chức thực hiện: 
-	 GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nêu nhận xét về hình dạng tế bào.
+ Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
+ Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào?
-	HS thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
-	HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời theo yêu cầu của GV.
-	GV kết luận: GV kết luận kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide:
+ Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau
+ Các loại tế bào khác nhau về kích thước, nhưng hầu hết là rất nhỏ bé.
3.	Hoạt động 3: Luyện tập
a)	Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về tế bào
b)	Tổ chức thực hiện: 
-	GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, sử dụng kiến thức đã biết và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài 1- phiếu HT:
Bài 1: Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau:
A.	Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau.
B.	Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau.
C.	Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn
khác nhau.
D.	Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau
 Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1.	Phát biểu của bạn nào đúng?
2.	Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.
-	Học sinh thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao.
-	HS báo cáo: Các tổ cử đại diện báo cáo . Giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên 2-3 nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
-	GV chốt kiến thức: bằng cả kênh chữ và hình trên slide.
4.	Hoạt động 4: Vận dụng
a)	Mục tiêu: 
-	Học sinh giải thích được :
-	Tại sao nói “ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” 
-	Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
b)	Tổ chức thực hiện: 
-	GV giao nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm, chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT
Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” 
a. Vì tế bào rất nhỏ bé.
b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. 
c. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản.
d. Vì tế bào rất vững chắc.
Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
a. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
b. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
c. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
d. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật.
- HS thực hiện nhiệm vụ: học sinh làm việc nhóm: Đọc câu hỏi , chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT theo yêu cầu của GV
- HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời. GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
- GV chốt đáp án đúng. Câu 1. b: câu 2.a.
Ngày soạn: 21/11/2022
Ngày dạy: 41(24/11/2022), 42(26/11/2022)
Tiết 41, 42: BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH TẾ BÀO
I. Mục tiêu
1.	 Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
-	Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
-	Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào động vật, tế bào thực vật thông qua quan sát hình ảnh.
2.	Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
-	Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào. Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật .
-	Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì.”, “Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?
-	Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
-	Năng lực nhận biết KHTN 
+ Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
+ Nhận biết được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào động vật, tế bào thực vật thông qua quan sát hình ảnh.
+ Thông hiểu: Giải thích được “Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì.”, “Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật?”. “ Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng?”
- Năng lực vận dụng kiến thức: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật. trả lời được câu hỏi “Túi nilon, hộp nhựa, rau củ , quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích?”
3.	Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
-	Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
-	Hình ảnh : H2.1: Sơ đồ các thành phần chính của tế bào.
-	H2.2: Cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
-	H2.3: Tế bào động vật
-	H2.4: Tế bào thực vật
-	Hình ảnh trái đất
-	Hinh ảnh một số loại tế bào: tế bào mỡ, tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào hồng cầu
-	Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch.
-	Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học 
1.	Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay học về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.
b) Tổ chức thực hiện: 
-	GV giao nhiệm vụ: Giáo viên chiếu hình ảnh các loại tế bào, và đưa ra câu hỏi: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?
Đưa ra câu hỏi dẫn dắt: Tế bào được cấu tạo từ thành phần nào? Và chúng có những chức năng gì để giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó?
-	HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, mỗi cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.
-	HS báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 HS trả lời, các HS khác nhận xét , bổ sung.
-	Giáo viến đưa ra kết luận bằng hình ảnh và dẫn dắt bằng lời để vào bài mới.
2.	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về : cấu tạo của tế bào
a) Mục tiêu: 
-	Học sinh biết được các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.
-	Học sinh trả lời được: Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì?
b) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh H2.1, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng?
+ Trên màng tế bào có các lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ : Đọc thông tin, quan sát hình ảnh H2.1, thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời. Cử đại diện nhóm báo cáo.
- HS báo cáo: Sau khi thảo thuận xong, mỗi nhóm cử đại diện để trả lời. GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV chốt kiến thức: giáo viên chốt kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
a) Mục tiêu: 
-	Học sinh phân biệt đươc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
b) Tổ chức thực hiện: 
-	GV giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình 2.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
-	HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, các nhóm quan sát hình và thảo luận để tim ra câu trả lời.
-	HS báo cáo kết quả thảo luận: cử đại diện để trả lời . GV gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung
-	GV kết luận: về sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, chiếu bảng phân biệt trên slide.
Tế bào nhân sơ
(Tế bào vi khuẩn)
Tế bào nhân thực
(Tế bào động vật, thực vật)
Giống
Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất
Tế bào chất
Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan duy nhất là Ribosome
Có hệ thống nội màng, Tế bào chất được chia thành nhiều khoang, các bào quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau.
Nhân
Chưa hoàn chỉnh: không có màng nhân
Hoàn chỉnh: c ...  thích các hiện tượng thực tiễn.
Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Máy chiếu, máy tính, nội dung câu hỏi và các hình ảnh, video trò chơi “ NHÀ LEO NÚI TÀI BA”
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động .
Mục tiêu: Giúp học sinh (HS) hệ thống hóa kiến thức liên quan đến tế bào.
Nội dung: HS trình bày tóm tắt kiến thức tổng kết về tế bào bằng sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà).
Sản phẩm: 
Sơ đồ tư duy của HS. 
Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt kiến thức tổng kết về tế bào bằng sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà).
- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, cho điểm.
- GV chiếu sơ đồ tư duy chốt lại kiến thức về tế bào.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố, vận dụng kiến kiến thức để giải các bài tập lý thuyết, các bài tập tính toán có liên quan và giải thích các hiện tượng trong thực tiễn.
Nội dung: 
- HS tham gia trả lời 15 câu hỏi trong trò chơi “ NGƯỜI LEO NÚI TÀI BA” Chinh phục đỉnh Phan – Xi – Phăng có độ cao hơn 3000m.
- HS củng cố kiến thức đã học thông qua trò chơi.
Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu 100% HS trong lớp tham gia trò chơi, trò chơi thành gồm 3 hành trình leo núi tương ứng với 3 ngọn núi có độ cao tăng dần. Để chinh phục được mỗi ngọn núi HS phải trả lời được 5 câu hỏi tương ứng. HS nào trả lời sai sẽ dừng lại. 
- GV lưu ý ở hành trình thứ 2 sẽ có nhóm Cứu trợ: GV thành lập 1 nhóm gồm 8 HS chơi trò chơi kẹp bóng trong vòng 2 phút. Số bóng kẹp được tương ứng với số HS được cứu trợ.
+ Hành trình 1: Khởi động “Chinh phục độ cao 1000m”.
Câu 1: Tế bào nói chung gồm có bao nhiêu bộ phận chính?
A. 5      	B. 4	C. 3      	D. 2
Câu 2: Cấp độ nào sau đây được xem là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của sự sống?
A. Mô    	B. Tế bào	C. Cơ quan      	D. Hệ cơ quan.
Câu 3: Bào quan thực hiện chức năng quang hợp ở thực vật là
A. thành tế bào.	 B. lục lạp.	 C. nhân.	D. không bào trung tâm.
Câu 4: Quan sát sơ đồ sau 
Cho biết sơ đồ trên mô tả tế bào của loài sinh vật nào dưới đây?
A. Thực vật.	 B. Động vật.	 C. Vi khuẩn Ecoli.	D. Nấm men.
Câu 5: Tập hợp các tế bào giống nhau phối hợp cùng thực hiện một chức năng nhất định gọi là
A. mô.	 B. tế bào.	 C. cơ quan.	D. hệ cơ quan.
Hành trình 2: Tăng tốc: “Chinh phục độ cao hơn 2000 m”.
Câu 1: Sinh vật nào dưới đây là đơn bào?
A. Người.      	B. Cây chuối.	C. Cây hoa hướng dương.    	D. Tảo lục.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
- Các tế bào khác nhau thì. và kích thước khác nhau
A. hình dạng. 	B. màu sắc.
C. nhỏ hơn. 	 	D. to hơn.
Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất?
A. Tế bào thần kinh	.	B. Tế bào cơ vân.
C. Tế bào xương.	D. Tế bào da.
Câu 4:Vì sao tế bào lá cây lại có màu xanh?
 A. Chứa vitamin 	B. Vì bị bệnh.	 
C. Chứa chất diệp lục.	D. Chứa vi khuẩn lam.
Câu 5: Vi khuẩn là các cơ thể có cấu tạo
A. đa bào, nhân sơ.	 	B. đơn bào, nhân sơ.
C. đa bào, nhân thực.	D. đơn bào, nhân thực.
Hành trình 3:Về đích: “chinh phục đỉnh Phan – Xi – Phăng (Lào cai) có độ cao hơn 3000m”.
Câu 1: Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp tạo 32 tế bào con. Hãy cho biết số lần phân chia từ tế bào ban đầu?
A. 5      	B. 4	C. 3      	D. 2
Câu 2: Ở người trưởng thành loại tế bào không có nhân là
A. tế bào cơ.     B. tế bào hồng cầu. C. tế bào gan.     D. tế bào thần kinh. 
Câu 3: Cơ thể người trưởng thành có khoảng bao nhiêu tế bào?
A. 10 nghìn tỉ tế bào.      	B. 30 - 40 nghìn tỉ tế bào.	
C. 20 nghìn tỉ tế bào      	D. 60 - 70 nghìn tỉ tế bào.
Câu 4: Tế bào nhân thực thường có kích thước lớn gấp mấy lần tế bào nhân sơ?
A. 8 lần.	B. 15 lần.
C. 5 lần.	D. 10 lần.
Câu 5: Trong cơ thể người, loại tế bào nào sau đây sau khi hình thành sẽ không phân chia thêm lần nào?
A. Tế bào thần kinh.	B. Tế bào gan.
C. Tế bào da.	 D. Tế bòa niêm mạc má.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia chuẩn bị 4 miếng bìa ghi tương ứng 4 đáp án A, B, C, D và tham gia trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo: GV yêu cầu 100% HS giơ đáp án khi thời gian kết thúc
- Kết luận: GV nhấn mạnh lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy một lần nữa, trao phần thưởng cho HS chiến thắng.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo và năng lực tìm hiểu đời sống.
Nội dung: HS sử dụng các nguyên liệu gần gũi như đất nặn; nguyên liệu làm bánh; gelatin( nguyên liệu làm thạch rau câu) làm mô hình tế bào thực vật.
Sản phẩm: Mô hình tế bào thực vật.
Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau.
Ngày soạn: 31/11/2022 
Ngày dạy: 05/11/2022 (chiều)
Tiết 37 ( S15) : ÔN TẬP CHƯƠNG VI
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hệ thống và VDKT chương VI vào làm BT liên quan
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi ôn tập và làm bài tập vận dụng trong SGK.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để giải quyết một số câu hỏi và bài tập phần vận dụng
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra cách giải quyết các câu hỏi vận dụng thực tế
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp: Thảo luận với các bạn trong nhóm, đại diện nhóm trả lời.
- Năng lực hợp tác: Hợp tác cùng các thành viên trong thảo luận nhóm.
- Năng lực tự học: Tự nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Năng lực sử dụng CNTT và TT: Truy cập mạng, tìm kiếm tài liệu. Ứng dụng CNTT để làm những PP trình chiếu cho nhóm mình.
3. Phẩm chất: 
- Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong hoạt động nhóm
- Phẩm chất tự chủ, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,kế hoạch bài dạy, SGK, bảng phụ câu 5, phiếu học tập phần vận dụng cho các nhóm.
2. Học sinh: SGK
III. Tiến trình dạy học
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Giúp HS có cái nhìn khái quát về những nội dung đã học.
b) Nội dung: Nêu tên những bài học đã được học .
c) Sản phẩm: HS kể tên được các bài học phần sinh học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu tên các bài học.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhớ lại nội dung trong chương
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời câu hỏi
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV chốt đáp án: Tế bào,TH quan sát tế bào sinh vật; Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào; Các cấp tổ chức trong cơ thể đa bào.
2. HOẠT ĐỘNG 2. ÔN TẬP 
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức đã học trong chương để luyện tập củng cố kiến thức
b) Nội dung: Các câu hỏi ôn tập
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV y/c HS nhớ lại kiến thức trong phần sinh thuôc môn khoa học tự nhiên để trả lời các câu hỏi của giáo viên đặt ra:
? Phân biệt cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
? Nêu thứ tự các cấp tổ chức trong cơ thể đa bào và đặc điểm từng cấp.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS trả lời ra phiếu học tập theo nhóm
- HS nhớ lại kiến thức có được trong chương để hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên thông báo hết thời gian, và yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét các nhóm
- Đưa ra thống nhất chung.
A- Ôn tập: 
1. Cơ thể đơn bào
 Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ một tế bào thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.
Ví dụ: trùng roi, trùng biến hình, tảo lục, vi khuẩn lao,
2. Cơ thể đa bào
Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.
Cơ thể thực vật cấu tạo từ tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào lông hút,
Cơ thể động vật cấu tạo từ tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì,
3. Từ tế bào đến mô
Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.
- Mô thực vật: Mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.
- Mô động vật: Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì.
4. Từ mô đến cơ quan
Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.
- Cơ quan ở thực vật: Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
- Cơ quan ở động vật: Dạ dày, ruột gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,
5. Từ cơ quan đến cơ thể
- Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định.
+ Thực vật: Hệ chồi, hệ rễ.
+ Động vật: Hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,
- Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.
3. HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học trong chương để làm phần bài tập.
b) Nội dung: Các câu hỏi bài tập sách bài tâp.
c) Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho học sinh hoàn thành các bài tập:
Câu 1:
Vẽ lại hình bên và hoàn thành các yêu cầu:
- Điền những điểm giống nhau vào phần giao nhau của 2 hình
- Điền những điểm khác nhau vào phần riêng của mỗi hình
Đáp án:
- Điểm giống nhau: Cấu tạo nên từ tế bào
- Điểm khác nhau là:
Cơ thể đa bào: cấu tạo nên từ nhiều tế bào khác nhau, mỗi tế bào có các chứng năng khác nhau của cơ thể sống
Cơ thể đơn bào: cấu tạo nên từ một tế bào, tế bào đó thực hiện tất cả các chức năng của cơ thể sống
Câu 2:Cho các sinh vật sau: trùng roi, cây bắp cải, cây ổi, con rắn, trùng giày, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, tảo lam, con ngựa vằn, vi khuẩn đường ruột, cây lúa nước, cây dương xỉ.Sắp xếp các sinh vật trên thành hai nhóm: cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Đáp án:
- Nhóm cơ thể đơn bào: trùng roi, trùng giày, tảo lam, vi khuẩn đường ruột.
- Nhóm cơ thể đa bào: cây bắp cải, cây ổi, con rắn, con báo gấm. con ốc sên, con cua đỏ, con ngựa vằn, cây lúa nước, cây dương xỉ.
Câu 3: Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.
- Mối quan hệ từ tế bào đến mô: các tế bào thực hiện cùng một chức năng tập hợp lại thành một nhóm tạo thành mô.
Câu 4 : Nhận xét về hình dạng cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.
Trả lời
- Hình dạng và cấu tạo của các tế bào hình thành nên mỗi loại mô đều giống nhau.
Câu 5: Ở người có những hệ cơ quan nào? Nêu chức năng của hệ tiêu hoá.
- Ở người có những hệ cơ quan là: hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ bài tiết
- Chức năng của hệ tiêu hóa: vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài.
Câu 6: Điều gì sẽ xảy ra nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan nào đó ngừng hoạt động?
Trả lời: Nếu trong cơ thể có một hệ cơ quan dừng hoạt động: Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận cặp đôi nghiên cứu câu hỏi để trả lời.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời
Hoạt động nhóm để thực hiện yêu cầu của GV
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nộp kết quả thảo luận (Làm vào tờ A4)
- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên đánh giá, góp ý, nhận xét các nhóm
- Đưa ra thống nhất chung
* Rút kinh nghiệm bài học:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx