Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt

- HS có thêm động lực để luôn luôn sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. .

II. Đồ dùng dạy học

- Giấy A3 (hoặc A0), bút màu, bút sáp.

III. Các hoạt động dạy học

1. Hoạt động tổng kết tuần

GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau.

2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước

1. Kể về việc em sắp xếp tủ quần áo ở nhà.

 Bản chất: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước.

Tổ chức hoạt động:

GV mời HS ngồi theo tổ, các em sẽ kể cho các bạn trong tổ nghe về việc sắp xếp tủ quần áo của mình ở nhà: Em làm khi nào, cùng ai? Em có tìm được quần (áo) nào còn mới nhưng chưa sử dụng, có thể mặc hoặc tặng lại cho ai không? Khi hoàn thành nhiệm vụ, em cảm thấy như thế nào?

Kết luận: Khi tủ quần áo và đồ dùng cá nhân gọn gàng, chúng ta sẽ có thể dễ tìm, dễ sử dụng chúng hơn, không đồ nào bị bỏ quên.

3. Hoạt động nhóm

2. Sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân ở lớp.

Bản chất: Khuyến khích HS quan sát để phát hiện những đồ dùng cá nhân đang bị để xộc xệch, không ngăn nắp và thực hành sắp xếp lại.

Tổ chức hoạt động:

GV mời HS quan sát lớp, nhận xét xem chỗ để giày dép ngăn nắp hay bừa bộn, cá khoác, khăn, nón mũ thế nào, có gì cần phải sắp xếp lại hay không.

Kết luận: Đồ dùng cá nhân là những thứ gắn bó với chúng ta hằng ngày, giúp cho cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, chúng cần được sắp xếp gọn gàng để không bị hỏng, bị mất.

 

doc 5 trang trithuc 16/08/2022 5540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022
TUẦN 7 (Điều chỉnh)
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2021
Hoạt động trải nghiệm
BÀI 7: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP 
(Sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân ở lớp)
Đã soạn ở tuần 6
I. Yêu cầu cần đạt
- HS có thêm động lực để luôn luôn sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. .
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy A3 (hoặc A0), bút màu, bút sáp.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động tổng kết tuần
GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau. 
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước
1. Kể về việc em sắp xếp tủ quần áo ở nhà.
 Bản chất: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước.
Tổ chức hoạt động:
GV mời HS ngồi theo tổ, các em sẽ kể cho các bạn trong tổ nghe về việc sắp xếp tủ quần áo của mình ở nhà: Em làm khi nào, cùng ai? Em có tìm được quần (áo) nào còn mới nhưng chưa sử dụng, có thể mặc hoặc tặng lại cho ai không? Khi hoàn thành nhiệm vụ, em cảm thấy như thế nào? 
Kết luận: Khi tủ quần áo và đồ dùng cá nhân gọn gàng, chúng ta sẽ có thể dễ tìm, dễ sử dụng chúng hơn, không đồ nào bị bỏ quên. 
3. Hoạt động nhóm
2. Sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân ở lớp. 
Bản chất: Khuyến khích HS quan sát để phát hiện những đồ dùng cá nhân đang bị để xộc xệch, không ngăn nắp và thực hành sắp xếp lại.
Tổ chức hoạt động:
GV mời HS quan sát lớp, nhận xét xem chỗ để giày dép ngăn nắp hay bừa bộn, cá khoác, khăn, nón mũ thế nào, có gì cần phải sắp xếp lại hay không.
Kết luận: Đồ dùng cá nhân là những thứ gắn bó với chúng ta hằng ngày, giúp cho cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, chúng cần được sắp xếp gọn gàng để không bị hỏng, bị mất.
4. Cam kết hành động (Hoạt động sau giờ học )
- GV cùng HS khái quát lại các “bí kíp” để trở thành người gọn gàng:
 Quần áo treo lên mắc 
 Chăn gối gấp gọn gàng 
 Những đồ nào giống nhau
 Cùng xếp chung một chỗ. 
- GV gợi ý HS sắp xếp lại chỗ để giày dép ở nhà thật ngăn nắp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có).
Thứ tư ngày 20 tháng 10 năm 2021
Hoạt động trải nghiệm
BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ
Học sinh nghe chia sẻ về chủ đề “ Người tiêu dùng thông minh ”
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
_____________________________________
Hoạt động trải nghiệm
BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
Tiết 2: Giáo dục chủ đề
I. Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được đồng tiền Việt Nam.
- Biết sử dụng đồng tiền Việt Nam khi chi tiêu, mua sắm cùng bố mẹ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thẻ Mệnh giá tiền Việt Nam.
- Một số đồ dùng (hoặc bao bì thực phẩm hoặc ảnh) kèm giá hàng,các thẻ ghi tiền,có ghi mệnh giá: 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng, 5 nghìn đồng
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động
Chơi trò Nhận biết đồng tiền Việt Nam.
Bản chất: Tạo sự quan tâm đến các đồng tiền Việt Nam.
Tổ chức hoạt động: 
- GV có thể:
+ Chiếu trên màn hình hoặc gắn các đồng tiền Việt Nam (bản photocopy màu).
+ Hoặc: Dùng kính lúp và đưa các tờ tiền giấy thật giới thiệu với HS.
- Dùng phiên bản in màu đã phóng to.
- GV mời HS quan sát các đồng tiền và giới thiệu mệnh giá, đồng thời đề nghị HS nhận xét đặc điểm khác biệt của tờ tiền đó (màu sắc, chữ số, hình ảnh được in trên tờ tiền).
- GV tổ chức trò chơi củng cố: Ai nhanh nhất? Cách chơi: GV đưa tờ tiền thật lên. Nhóm nào nhận ra thì giơ tay, nói đúng mệnh giá đồng tiền nhanh nhất thì thắng. Nhóm nào có số lần nói đúng mệnh giá đồng tiền nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
Kết luận: Khi đi mua hàng, chúng ta cần nhận biết đồng tiền thật chính xác và nhanh, vì thế, cần ghi nhớ đặc điểm của tờ tiền mỗi mệnh giá để không nhầm lẫn. 
2. Khám phá chủ đề
2. Tìm hiểu về đồng tiền Việt Nam.
Bản chất: Giúp HS nhận biết và ghi nhớ các hình ảnh trên đồng tiền Việt Nam đều gắn bó với văn hoá và con người Việt Nam. Rèn luyện khả năng quan sát. 
Tổ chức hoạt động. 
GV chia HS làm nhiều nhóm nhỏ (hoặc theo cặp đôi). Mỗi nhóm chọn 1 tờ tiền để quan sát. GV giao nhiệm vụ: 
- HS quan sát đồng tiền và mô tả các hình ảnh trên mặt trước và mặt sau tờ tiền đó (hình ảnh Bác Hồ, danh lam thắng cảnh,...).
- Mỗi nhóm phân công HS chuẩn bị trình bày những nhận xét của nhóm mình.
 Các nhóm HS trao đổi kết quả quan sát hoặc trình bày trước cả lớp. 
Kết luận: - GV đề nghị HS đưa ra kết luận về những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đồng tiền Việt Nam.
 - GV chia sẻ về ý nghĩa những hình ảnh trên đồng tiền - giới thiệu về đất nước, cảnh đẹp Việt Nam, nhân vật lịch sử - lãnh tụ của nhân dân. 
Thông tin hỗ trợ giáo viên: Trên các đồng tiền Việt Nam, có một mặt giống nhau: hình Bác Hồ, dòng chữ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM và mệnh giá tiền (chữ và số). Trên mặt khác, ngoài dòng chữ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM còn có các hình ảnh ở các tờ tiền:
 - Tờ 200 đồng: hình ảnh đồng quê Việt Nam: nông dân gặt lúa trên cánh đồng bên cạnh là chiếc máy cày.
 - Tờ 500 đồng: hình ảnh khu cảng Hải Phòng với tàu thuyền đông đúc.
 - Tờ 1000 đồng: Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắc.
 - Tờ 5000 đồng: Nhà máy thuỷ điện Trị An, Đồng Nai.
- Tờ 10.000 đồng: Mỏ dầu Bạch Hổ. 
- Tờ 50.000 đồng: Nghênh Lương Đình và Phú Văn Lâu, Huế. 
- Tờ 100.000 đồng: Khuê Văn Các, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.
 - Tờ 200.000 đồng: Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
- Tờ 500.000 đồng: Quê Bác Hồ ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề
3. Chơi trò Đi chợ.
Bản chất: HS thực hành sử dụng tiền để mua hàng hoá. 
Tổ chức hoạt động: 
- GV tổ chức các quầy hàng cùng gia hàng đi kèm. Mỗi HS được nhận một số lượng bằng thẻ ghi tiền (nên giới hạn trong khả năng tính toán cộng trừ của HS lớp 2). 
- HS tự phân công chọn lựa các vai khác nhau: bán hàng và người mua hàng ở các quầy.
- HS chơi trò mua và bán hàng, lựa chọn hàng và kiểm tra thông tin về sản phẩm, tính cá | tiền cần trả cho người bán.
- GV gợi ý HS trong vai người bán hàng thực hiện kĩ năng giới thiệu sản phẩm, nhớ và nói đúng giá tiền, mời khách vào quầy và cảm ơn người mua.
- GV nhắc nhở HS trong vai người mua hàng thực hiện kĩ năng hỏi về sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, tính nhẩm số tiền phải trả.
– Sau trò chơi, HS chia sẻ cảm xúc và ấn tượng về trò chơi:
+ Em đã mua được món đồ nào? Vì sao em chọn mua món đồ đó?
+ Em đã chi bao nhiêu tiền? Em tính tiền có nhầm lẫn gì không? Em có kiểm tra lại hàng khi mua không? Em để tiền ở đâu? Em có mang túi đi mua hàng không? 
+ Nhận xét xem người bán, người mua có lịch sự không. 
Kết luận: GV cùng HS đọc đoạn thơ:
 “Nhờ công sức lao động
 Mới làm ra đồng tiền 
 Em giữ gìn, quý trọng 
 Học tiêu tiền thông minh!”
4. Cam kết hành động (Hoạt động sau giờ học )
- GV đề nghị HS về nhà cùng bố mẹ, người thân quen quan sát, nhận xét, tìm hiểu thêm các tờ tiền Việt Nam khác. 
- GV gợi ý HS về nhà xung phong đi chợ cùng người thân, xin phép được tự chọn một món đồ và tự tay trả tiền cho người bán hàng, kiểm tra món đồ sau khi mua.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2021
Hoạt động trải nghiệm
BÀI 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN
Tiết 3: Sinh hoạt lớp
I. Yêu cầu cần đạt
- Giúp HS biết trân trọng đồng tiền khi sử dụng
II. Đồ dùng dạy học
- Giấy bìa, kéo để làm ví đựng tiền 
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động tổng kết tuần
GV tổng kết các hoạt động trong tuần và dự kiến hoạt động tuần sau.
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước
Chia sẻ về một lần em cùng bố mẹ sử dụng tiền để mua sắm.
Bản chất: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước.
Tổ chức hoạt động: GV mời HS ngồi theo tổ, lần lượt kể cho các bạn nghe về trải nghiệm của mình. 
Kết luận: Cảm xúc tự hào khi sử dụng đồng tiền đúng cách, đồng thời thấy quý hơn công sức lao động của bố mẹ. 
3. Hoạt động nhóm
Gấp ví đựng tiền. 
Bản chất: HS có ý thức về việc giữ gìn tiền bạc, trân trọng sức lao động của bố mẹ, tự bảo vệ mình khi cầm tiền. 
Tổ chức hoạt động: 
- GV mời HS cùng thảo luận về cách giữ gìn đồng tiền.
Câu hỏi thảo luận: Vì sao cần giữ gìn đồng tiền? Em lựa chọn cách giữ tiền như thế nào?Vì sao? 
- Thực hành gấp ví tiền từ tờ bìa.
Kết luận: Giữ gìn tiền ngăn nắp, sạch sẽ, không làm hỏng tiền là trân trọng sức của con người.
4. Cam kết hành động (Hoạt động sau giờ học )
GV gợi ý cho HS lựa chọn các hoạt động: Cùng bố mẹ, người thân đi mua đồ vào dịp cuối tuần./ Hoàn thiện chiếc ví và sử dụng ví tự làm để đựng tiền. / Nhờ bố sắm con lợn đất (heo đất) để bỏ tiền lẻ, hưởng ứng phong trào “Tiết kiệm tiền, làm việc tốt”.
Tự đánh giá sau chủ đề RÈN LUYỆN NẾP SỐNG
- Sắp xếp góc học tập gọn gàng, sạch đẹp.
- Sắp xếp quần áo, giày dép ngăn nắp, gọn gàng. 
- Nhận biết đồng tiền được sử dụng khi mua hàng.
- GV hướng dẫn HS vẽ hình Cây trải nghiệm vào vở hoặc tờ giấy thu hoạch. HS đọc các mụcghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề; tự vẽ hoặc cắt dán bông hoa vào Cây trải nghiệm
Chưa hoàn thành: Hoàn thành: Hoàn thành tốt: 
(Biết cách làm nhưng chưa làm được)
- Nếu HS tự làm được một sản phẩm, GV hướng dẫn các em vẽ hoặc cắt dán mộtvào Cây trải nghiệm. Trên chiếc lá, HS ghi kết quả làm ra sản phẩm (Ví dụ: Làm ví đựng tiền). 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy(nếu có).
Xuân Phú, ngày tháng 10 năm 2021
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc