Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 23: Câu chuyện lạc đường (Bản hay)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình.
-Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ.
- HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 23: Câu chuyện lạc đường (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 23: Câu chuyện lạc đường (Bản hay)
Hoạt động giáo dục theo chủ đề BÀI 23: CÂU CHUYỆN LẠC ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình. -Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ. - HS: Sách giáo khoa; đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động: − GV đọc bài thơ về Cáo. − GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”. – GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời: + Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ? + Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không? + Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không? - GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc. 2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc. - GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy: -Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa? -Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không? -Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không? -Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc? -Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì? Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: -GV mời cả lớp quan sát: + Các chi tiết, đồ vật trong lớp họ + Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết. -Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt. Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? -Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ, - HS lắng nghe. - HS trả lời. -HS lắng nghe - 2-3 HS chia sẻ. - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. -Cả lớp quan sát - 2-3 HS trả lời. -HS lắng nghe - 2-3 HS trả lời. - HS lắng nghe. . Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN 23 Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc. I. MỤC TIÊU: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS có thêm ý thức quan sát, ghi nhớ chi tiết để tránh bị lạc; rèn luyện kĩ năng tìm kiếm sự trợ giúp khi bị lạc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. Thẻ chữ: ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ, BÌNH TĨNH. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 23: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 23. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 24: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước. - HS cùng nhau đọc lại bài thơ “Mẹ cáo dặn” để nhắc lại các “bí kíp” phòng tránh bị lạc. b. Hoạt động nhóm: GV hướng dẫn HS: Trò chơi sắm vai xử lí tình huống khi bị lạc. − GV lần lượt đưa ra các tình huống để HS sắm vai giải quyết: + Một bạn nhỏ đi chơi phố bị lạc mẹ. Một người lạ đến gần hứa sẽ giúp đỡ và rủ đi cùng người ấy. + Một bạn nhỏ đi siêu thị, bị lạc. Một chú nhân viên đến gần hỏi thăm. + Một bạn nhỏ đi cùng bố mẹ trong công viên, mải ngắm đu quay, ngẩng lên không thấy bố mẹ đâu, bạn chạy lung tung để tìm, − GV gợi ý câu hỏi thảo luận: + Hãy đoán xem nếu bố mẹ bị lạc mất con, khi ấy bố mẹ sẽ làm gì? Bố mẹ có lo lắng, có đi tìm con không? + Bố mẹ đang đi tìm mình, mình có nên chạy lung tung để tìm bố mẹ hay đứng yên tại chỗ để chờ đợi? Vì sao? Nếu chạy lung tung, ta có thể sẽ đi các con đường khác, không gặp được nhau. Nếu mình đứng một chỗ, chắc chắn bố mẹ sẽ quay trở lại tìm mình. + Em nên nhờ một người lạ hay một chú công an, chú bảo vệ đưa đi tìm mẹ. Vì sao? Kết luận: Hãy luôn tin rằng BỐ MẸ KHÔNG BAO GIỜ BỎ CON. Hãy ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ và giữ BÌNH TĨNH (thẻ chữ), tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tin cậy như cô chú cảnh sát, công an, người bảo vệ, nếu em bị lạc. - Khen ngợi, đánh giá. 3. Cam kết hành động. GV phát cho mỗi HS một tờ bìa màu A4, đề nghị HS vẽ bàn tay của mình lên tờ bìa ấy để làm “Bàn tay thông tin”. Sau đó, với mỗi ngón tay sẽ ghi một thông tin: Địa chỉ lớp và trường của em; Gần nhà em có gì?; Số điện thoại mẹ; Số điện thoại bố; Địa chỉ nhà mình. - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 24. HS đọc bài thơ -HS thảo luận theo tổ, sau đó sắm vai giải quyết trước lớp. HS lắng nghe. -HS lắng nghe HS thực hiện
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc