Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10+11

 I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Gợi lại hình ảnh về một lớp học vui vẻ và đoàn kết, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho HS trước khi vào học.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp HS phân biệt được nguyên nhân bất hoà, từ đó lựa chọn được cách giải quyết mẫu thuẫn phù hợp.

- HS hiểu được trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn và cần biết nhường nhịn nhau khi giải quyết mâu thuẫn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mũ dê đen, dê trắng để sắm vai. Thẻ chữ: TỰ MÌNH, NHỜ BẠN BÈ, NHỜ THẦY CÔ.

- HS: Sách giáo khoa

 

doc 8 trang trithuc 9260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10+11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10+11

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 10+11
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 10: TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Gợi lại hình ảnh về một lớp học vui vẻ và đoàn kết, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho HS trước khi vào học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS phân biệt được nguyên nhân bất hoà, từ đó lựa chọn được cách giải quyết mẫu thuẫn phù hợp.
- HS hiểu được trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn và cần biết nhường nhịn nhau khi giải quyết mâu thuẫn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mũ dê đen, dê trắng để sắm vai. Thẻ chữ: TỰ MÌNH, NHỜ BẠN BÈ, NHỜ THẦY CÔ.
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
GV cho HS hát và nhảy theo nhạc ca khúc “Lớp chúng ta đoàn kết”, tác giả: Mộng Lân.
GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi vận động theo nhạc.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống Hai con dê tranh nhau qua cầu
− GV mời 2 HS lên bảng, đội mũ dê đen, dê trắng, diễn lại tình huống hai con dê qua cầu, gặp nhau ở giữa cầu và không biết giải quyết ra sao.
− GV mời một số HS đưa ra phương án giải quyết tình huống, đồng thời mời các HS khác bình luận về cách giải quyết ấy.
*Hoạt động 2: Kể những tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa bạn bè
− GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ các tình huống nảy sinh mâu thuẫn với bạn mà HS đã từng gặp:
− Điều gì sẽ xảy ra nếu mâu thuẫn không được giải quyết?
− Khi chưa làm lành với bạn, em cảm thấy thế nào?
- GV kết luận: Trong học tập, sinh hoạt và vui chơi với bạn, không tránh khỏi có những mâu thuẫn, tranh cãi nảy sinh. Ai cũng có thể gặp các tình huống như vậy. Mâu thuẫn có thể xuất hiện từ lời nói, hành động không hợp lí, bị hiểu lầm. Mâu thuẫn cần được giải quyết tích cực, nếu không, chúng ta cũng sẽ không vui, buồn bực. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
− GV hướng dẫn hai HS sắm vai hai người bạn đang có mâu thuẫn với nhau. Bạn này đã cố gắng giải thích nhưng bạn kia giận, bịt tai không nghe.
− GV mời các HS sắm vai nhóm bạn 3 – 4 người lên hỗ trợ giải quyết khi bạn bị hiểu lầm cần trợ giúp.
	+ Bạn bị hiểu lầm sẽ nói gì? 
+ Nhóm bạn kia sẽ nói gì?
− GV đưa ra tình huống thứ hai và đề nghị HS tìm kiếm sự trợ giúp từ phía GV. HS sẽ nói thế nào? 
- GV cùng HS giải quyết tình huống.
− GV dán lên bảng 3 cụm từ: TỰ MÌNH – NHỜ BẠN BÈ – NHỜ THẦY CÔ.
− Tuỳ mức độ mâu thuẫn mà HS sử dụng “bí kíp” nào. 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Kể với bố mẹ về việc giải quyết mâu thuẫn của em hoặc của bạn bè ở lớp. 
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2 HS diễn lại tình huống. 
- Cả lớp theo dõi
- 2 – 3 HS trả lời
- HS lắng nghe, đưa ra bình luận.
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 2-3 HS trả lời.
- 2- HS trả lời.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
 CHƠI TRÒ: ĐỒ! ... CỨU!
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
 Thông qua trò chơi tạo sự hứng khởi, vui vẻ cho HS và kết nối các thành viên trong lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 10:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 10.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 11:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
- Chia sẻ về việc giải quyết mâu thuẫn của em hoặc của bạn bè ở lớp.
b. Hoạt động nhóm: 
− GV tập trung HS ở một khoảng sân. HS đứng thành vòng tròn. Cả lớp cùng chơi trò Đồ! ... Cứu!
− GV giải thích luật chơi và hướng dẫn HS cùng chơi.
- Khen ngợi, đánh giá.
- GV kết luận: Trong những lúc mình gặp khó khăn, hãy tin rằng luôn luôn có thể nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè.
3. Cam kết, hành động:
- GV khuyến khích HS khi gặp khó khăn hãy nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô.
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 11.
HS chia sẻ.
- HS tập trung dưới sân
- HS lắng nghe
HS thực hiện.
- HS lắng nghe
Hoạt động giáo dục theo chủ đề 
BÀI 11: TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC
 I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
HS xây dựng khái niệm “Trường học hạnh phúc” theo tưởng tượng, mơ ước của mình. 
− Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường.
- HS: Sách giáo khoa; giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
− GV đề nghị HS chia sẻ với các bạn theo mẫu câu: “Ở trường, tớ thích nhất là ”; “Hằng ngày, tớ rất thích đến ” (Nơi nào ở trường?)
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động: Tham gia xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”.
− GV đề nghị HS cùng nhớ lại những nơi ở trường bằng các câu hỏi:
+ Trường chúng ta có những nơi nào, phòng ban nào? Nơi nào, hoạt động nào ở trường làm em thấy hạnh phúc?
+ Em không thích nơi nào trong trường? Vì sao? Em có muốn thay đổi nó không? Thay đổi như thế nào? 
− GV đề nghị mỗi tổ cùng bàn bạc, xây dựng kế hoạch “Trường học hạnh phúc”. Phân công cụ thể hoạt động được viết hoặc vẽ vào một tờ giấy A3.
− HS trình bày ý tưởng của mình trước lớp.
− GV đặt câu hỏi để gợi ý thêm cho nội dung công việc. Ví dụ:
+ Nếu sân trường nhiều rác, chúng ta sẽ làm gì?
+ Các em hãy đánh giá về lượng cây xanh và hoa ở trường mình, liệu có ít quá không? Chúng ta sẽ làm gì?
- GV kết luận: Mỗi Sao nhi đồng đưa ra được nội dung kế hoạch cho Sao của mình, phân công cụ thể cho từng bạn, hẹn ngày giờ, thống nhất trang phục, phương tiện, công cụ thực hiện,
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: “Trường học hạnh phúc là ” .
- Mỗi nhóm (tổ) dùng giấy A0 để vẽ theo phương pháp Khăn trải bàn về chủ đề: “Điều gì ở trường có thể khiến tôi hạnh phúc?”. Mỗi HS vẽ một sự vật hoặc sự việc tưởng tượng. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: HS cùng định nghĩa về trường học hạnh phúc. Ví dụ: “Trường học hạnh phúc là khi được chơi ngoài vườn trường nhiều hơn” 
4. Cam kết, hành động:
- Hôm nay em học bài gì?
- Xây dựng lên khẩu hiệu: Điều em muốn nói, việc em muốn làm và tuyên truyền đến các bạn trong trường.
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS thực hiện. 
- 2 – 3 HS trình bày
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: “TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC”
I. MỤC TIÊU: 
 * Sơ kết tuần:
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm: 
- Thực hiện kế hoạch đã được thảo luận, chia sẻ niềm vui khi hoàn thành kế hoạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tivi chiếu bài. 
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 11:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 11.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 12:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động nhóm
*Hoạt động 1: Các tổ thực hiện kế hoạch “Trường học hạnh phúc”.
- GV hướng dẫn các tổ về từng khu vực thực hiện nhiệm vụ.
- Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. 
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện kế hoạch tổ.
- Khen ngợi, đánh giá.
*Hoạt động 2: Các tổ tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của nhóm trên ba tiêu chí:
+ Đã hoàn thành công việc đề ra chưa?
+ Chất lượng công việc thế nào?
+ Trong quá trình thực hiện, thái độ thành viên trong nhóm ra sao, có đoàn kết, trách nhiệm không?
- HS có thể dùng các biểu tượng: Mặt cười hay mặt mếu; Ngón tay cái hướng lên, chúc xuống; Biểu tượng trái tim và chấm than to. HS cũng có thể tự sáng tác biểu tượng của riêng tổ, nhóm mình.
- GV kết luận: Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giúp HS nhận thức được năng lực làm việc nhóm của mình để điều chỉnh kĩ năng, phương pháp hành động, rèn luyện năng lực lập và thực hiện kế hoạch.
3. Cam kết hành động.
GV khuyến khích HS vẽ bức tranh “Trường học hạnh phúc” để tham gia dự thi toàn trường
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 12.
HS thực hiện.
1 – 2 HS chia sẻ
HS chia sẻ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_vo.doc