Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Ôn tập chương 2

1. Kiến thức

- Lập được sơ đồ hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương 2.

- Vận dụng lí thuyết đã học giải các dạng bài tập liên quan.

- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong thực tiễn.

2. Năng lực

a. Năng lực hóa học

- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương 2. Vận dụng lí thuyết đã học giải các dạng bài tập liên quan.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu hoàn thành các nhiệm vụ trong quá trình luyện tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm, cặp đôi một cách hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong các hoạt động.

- Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.

- Nhân ái: Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.

 

docx 6 trang Minh Anh 06/07/2024 1420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Ôn tập chương 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Ôn tập chương 2

Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 9: Ôn tập chương 2
TUẦN 
 Ngày soạn: 
BÀI 9: ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Thời gian thực hiện: tiết (Tiết )
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- Lập được sơ đồ hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương 2.
- Vận dụng lí thuyết đã học giải các dạng bài tập liên quan.
- Vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong thực tiễn.
2. Năng lực
a. Năng lực hóa học
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức đã học ở chương 2. Vận dụng lí thuyết đã học giải các dạng bài tập liên quan.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu hoàn thành các...o viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu.
- Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Giấy A0 hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (khoảng 5 phút)
a. Mục tiêu: Huy động kiến thức đã học và tạo nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nôi dung: Xây dựng sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức chương 2. 
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức chương 2 của từng cá nhân.
d. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đã giao nhiệm vụ về nhà: ...ic acid – muối sulfate thông qua việc lập sơ đồ tư duy.
b. Nội dung: Lập sơ đồ hệ thống hoá kiến thức chương 2.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của nhóm HS.
d. Tổ chức thực hiện
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS hoạt động nhóm (6 HS), chia sẻ, thảo luận để hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm vào bảng A0 (Hoặc trình bày bằng máy tính)
- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả.
*Bước...M
AMMONIA 
Phân tử ammonia có dạng chóp tam giác, phân tử còn một cặp electron không liên kết.
Khí ammonia có mùi khai, dễ tan trong nước, dễ hoá lỏng; ammonia có tính base và tính khử.
Ammonia được sản xuất từ nitrogen và hydrogen theo quá trình Haber-Bosch.
MUỐI AMMONIUM 
Muối ammonium thường dễ tan trong nước và kém bền nhiệt.
Ion ammonium được nhận biết bằng phản ứng với kiềm, sinh ra khí có mùi khai.
SULFUR – SULFUR DIOXIDE
SULFUR
Sulfur là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
...của một acid mạnh.
Dung dịch sulfur acid đặc có tính háo nước, có khả năng gây bỏng, có tính acid mạnh và tính oxi hoá mạnh.
Bảo quản, sử dụng sulfur acid đặc phải tuân theo quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy, nổ.
Sulfur acid được sản xuất từ các nguyên liệu chính: sulfur, quặng pyrite.
MUỐI SULFATE
Các muối sulfate có nhiều ứng dụng thực tiễn: ammonium sulfate, barium sulfate, calcium sulfate, magnesium sulfate,
Ion sulfate trong dung dịch được nhận biết bằng ion Ba2+.
- Đánh giá kết quả của hoạt động
+ Thông qua quan sát: G...ên sự sống trên Trái Đất. Phân tử X gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững. Đơn chất X thể hiện cả tính oxi hoá và tính khử. Nguyên tố X là? 
Câu 2: Y là nguyên tố phổ biến trên Trái Đất, tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất. Phân tử Y có dạng mạch vòng gồm 8 nguyên tử liên kết với nhau và tương đối bền. Cấu hình e của nguyên tử nguyên tố Y là?
Câu 3: Dung dịch sulfuric acid loãng có đầy đủ tính chất của một ... Dung dịch sulfur acid đặc có tính , có khả năng gây ., có tính acid mạnh và tính ...
...sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. 
b. Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập. 
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS 
d. Tổ chức thực hiện
- GV cho HS hoạt động cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
- GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1: Cho các nhận định sau:
1) Phân tử nitơ chứa liên kết ba rất bền nê...nào sau đây?
 	A. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch nước vôi trong.	 
 	B. Cho hỗn hợp đi qua CuO nung nóng.
 	C. Cho hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc.	 
 	D. Nén và làm lạnh hỗn hợp, NH3 hoá lỏng.
Câu 2: Phản ứng hoá học nào sau đây chứng minh tính khử của amoniac?
	A. NH3 + HCl ® NH4Cl B. 3NH3 +AlCl3 +3H2O ®3NH4Cl + Al(OH)3
 	C. NH3 + H2O NH4+ + OH- D. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O
Câu 3: Hiện tượng thu được khi cho dd HNO3(đ) tác dụng với kim loại Cu là?
A. Có khí màu nâu thoát ra, thu được dd màu xanh.
B. Có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra, thu được dd màu xanh.
C. Có ... các chất nào sau đây?
	A. Fe, S, NaOH	B. Cu, P, Fe2O3 	C. Al, C, Cu(OH)2	D. Cu, P, FeO
Câu 7: Cho 4,48 lít khí N2 (đktc) tác dụng với H2 dư thu được 1,7 gam NH3. Tính hiệu suất của phản ứng là
 A. 60. B. 70 	C. 80 	D. 40
Câu 8: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch HNO3 (đặc, nóng, dư) sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí màu nâu (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là?
A. 6,72 	B. 2,24 	C. 4,48	D. 5,60	
Câu 9: Khi pha loãng axit sunfuric đặc ta phải rót từ từ axit vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ và tuyệt đối không làm ngược lại là do axit sunfuric đặc có
...
(2) H2SO4 tan vô hạn trong nước, tỏa nhiều nhiệt.
(3) H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh.
(4) H2SO4 loãng có tính oxi hóa mạnh.
(5) H2SO4 đặc rất háo nước.
Số nhận định đúng là
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp rắn gồm C và S cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2. Tỉ khối của X so với H2 bằng 25,75. Giá trị của m là
A. 11,7.	B. 19,5.	C. 15,6.	D. 7,8.
Câu 13: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_9_on_t.docx