Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: Ôn tập chương 5

1. Về kiến thức:

Củng cố khái niệm, danh pháp, tính chất hóa học và ứng dụng của dẫn xuất halogen, alcohol và phenol.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm; Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề được yêu cầu

b. Năng lực hóa học

* Năng lực nhận thức hóa học: hình thành được tư duy về khái niệm, tính chất hóa học của dẫn xuất halogen, ancohol và phenol.

* Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát thực tiễn, tìm hiểu thông tin. để tìm hiểu các yêu cầu về mục tiêu nhận thức kiến thức ở trên.

* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng dưới góc độ hóa học

 Học sinh biết ứng dụng vào hiện tượng thực tiễn

3. Về phẩm chất: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

 

docx 9 trang Minh Anh 06/07/2024 1740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: Ôn tập chương 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: Ôn tập chương 5

Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 22: Ôn tập chương 5
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:

TIẾT .- BÀI 22: ÔN TẬP CHƯƠNG 5
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Củng cố khái niệm, danh pháp, tính chất hóa học và ứng dụng của dẫn xuất halogen, alcohol và phenol. 
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung: HS hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc tham gia đóng góp ý kiến trong nhóm và tiếp thu sự góp ý, hỗ trợ của các thành viên trong nhóm; Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề được yêu cầu
b. Năng lực hóa học
* Năng lực nhận t...thức
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
Lớp
Tiết
Ngày dạy
Tiết/
ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép














2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
3. Bài mới
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
b) Nội dung: 
Câu hỏi:
Câu 1: Hãy chọn câu phát biểu sai:
A. Phenol là chất rắn kết tinh dễ bị oxi hoá trong không khí thành màu hồng nhạt
B. Khác với benzen, phenol phản ứng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường tạo kết tủa trắng.
C. Phenol có tính a...Dung dịch NaCl	D. Dung dịch Na2CO3
Câu 5. Khi đun nóng hỗn hợp ethyl alcohol và isopropyl alcohol với H2SO4 đặc ở 140oC có thể thu được số ether tối đa là:
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
c) Sản phẩm: 
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
D
C
A
B
B

d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV tổ chức, hướng dẫn cho HS chơi trò chơi.
- Cách chơi
Trước tiên GV nhấn nút lênà ếch nhảy ra khỏi đáy giếng.
Bắt buộc thi thứ tự câu hỏi : GV nhấn c1à nội dung câu 1à HS trả lời à GV nhấn chuột à câu đáp án đổi màu. 
GV nhấn mũi tên (bên phải) để quay về Slide chính: c1 biến mất; nếu được c...củng cố kiến thức về dẫn xuất halogen, alcohol và phenol.
b) Nội dung: 
- Sơ đồ tư duy: dẫn xuất halogen; alcohol và phenol.
c) Sản phẩm: 
Sơ đồ tư duy: Dẫn xuất halogen
Sơ đồ tư duy alcohol
Sơ đồ tư duy phenol
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Chia số học sinh trong lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0 (giao về nhà từ buổi học trước).
Nhóm 1: Hoàn thành sơ đồ tư duy: Dẫn xuất halogen
Nhóm 2: Hoàn thành sơ đồ tư duy: Alcohol
Nhóm 3: Hoàn thành sơ đồ tư duy: Phenol.
+ Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành nh...gam kết tủa trắng .
a. Viết phản ứng xảy ra.
b. Tính %(m) của mỗi chất ban đầu ?
Bài 3: Hoàn thành dãy chuyển hóa sau bằng các pt hóa học :
CH4 ® C2H2 ® C2H4 ® C2H5OH® CH3COOH.
Bài 4: Hợp chất X hiện nay được sử dụng phổ biến trong công nghiệp làm lạnh để thay thế CFC do X không gây hại đến tầng ozone. Biết thành phần của X chứa 23,08% C, 3,84% H và 73,08% F về khối lượng và có phân tử khối là 52. Hãy xác định CTCT của X.
c) Sản phẩm:
Bài 1: 
(1) 2C2H5OH + 2Na ® 2C2H5ONa + H2.
(2) 2C6H5OH + 2Na ® 2C6H5ONa + H2.
(3) C6H5OH + NaOH ® C6H5ONa + H2O.
(4) C6H5OH + 3Br2 ® C6H2Br3OH + 3HBr....2 + 19).n = 52 ® n = 1.
Vậy X là CH2F2, có công thức cấu tạo:
d) Tổ chức thực hiện: 
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- GV chia HS thành 4 nhóm
Nhóm 1,3: Bài tập 1, 2
Nhóm 2,4: Bài tập 3, 4
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: Thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
+ Báo cáo, thảo luận
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một HS báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung, phản biện cho nhau.
+ Kết luận, nhận định: GV chốt lại kiến thức. 
* Phương án đánh giá: qua quan sát, qua sản phẩm học tập
+ Thông qua quan sát: khi HS hoạt động nhóm, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của...nol, phenol. Trong số các hợp chất này, hợp chất tan tốt nhất trong nước là
A. hexane.	B. bromoethane.	C. ethanol.	D. phenol.
Câu 2: Phản ứng thuỷ phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm thuộc loại phản ứng gì?
R – X + OH− → R – OH + X-
A. Phản ứng thế.	B. Phản ứng cộng.
C. Phản ứng tách.	D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 3: Cho các phát biểu sau về phenol:
a) Phenol có nhiệt độ sôi cao hơn ethanol.
b) Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH.
c) Phenol tác dụng được với dung dịch Na2CO3.
d) Phản ứng thế vào vòng thơm của phenol dễ hơn thế vào vòng benzene.
Trong số các phát biểu trên, số...omine có màu đậm hơn.
C. nước bromine bị mất màu        D. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu 7: Khi đun nóng ethanol với H2SO4 đặc ở 140ºC thì sẽ tạo ra
A. C2H4.        B. CH3CHO.	C. C2H5OC2H5.        D. CH3COOH.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ethanol và phenol đều tác dụng được với Na và dung dịch NaOH.
B. Phenol tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2.
C. Ethanol tác dụng được với Na, nhưng không phản ứng được với CuO, đun nóng.
D. Phenol tác dụng được với Na và dung dịch HBr.
Câu 9: Khi cho 9,2 gam glycerol tác dụng với Na vừa đủ, thu được V lít H2 (đkc). Giá tr...n kiêng cho người bị bệnh tiểu đường. Xylitol có công thức cấu tạo như sau:
a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol đơn chức hay đa chức?
b) Dự đoán xylitol có tan tốt trong nước không? Giải thích.
Câu 2: Thực hiện phản ứng tách nước các alcohol có cùng công thức phân tử C5H11OH thu được sản phẩm chính là 2-methylbut-2-ene. Hãy xác định công thức cấu tạo của các alcohol này.
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 
I. Phần câu hỏi trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
A
D
A
B
C
C
B
D
A
II. Phần câu hỏi tự luận
Câu 1:
a) Xylitol thuộc loại hợp chất alcohol đa chức do trong phân tử chứa nhiều... quả, chốt kiến thức cho học sinh.
 Vòng 2:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập tự luận.
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.
* Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: GV chốt lại kiến thức 
* Phương án đánh giá: Qua quan sát; qua sản phẩm học tập
+ Thông qua quan sát: khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí 
+ Thông qua sản phẩm học tập: bài trình bày/lời giải

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_22_on.docx