Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Ôn tập chương III

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa được các kiến thức về hoá học hữu cơ, phân loại các loại hợp chất hữu cơ;

- Phân biệt được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ, vận dụng giải quyết được các bài toán thực tiễn về tách chất và tinh chế chất hữu cơ.

- Phân biệt được công thức phân tử, công thức cấu tạo.

- Biết cách xác định phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào phổ khối lượng.

- Học sinh biết cách lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích định tính, viết được công thức cấu tạo của một số phân tử đơn giản.

2. Năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học: Học sinh tự hệ thống hóa lại kiến thức của chương 3

- Năng lực hợp tác: Làm việc theo nhóm hoàn thành các phiếu nhiệm vụ

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: thông qua việc đọc tên các chất hữu cơ

- Năng lực thực hành hóa học: Đưa ra được phương án thực hành để xác định định tính thành phần các chất, và phương án thí nghiệm chiết, tách các chất hữu cơ,

- Năng lực tính toán: Vận dụng được kiến thức hóa học tính toán và giải thích được các bài tập liên quan đến lập công thức phân tử, công thức cấu tạo từ tạo.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến công thức phân tử, công thức cấu tạo và thành phần hợp chất hữu cơ trong cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm, lớp.

 

docx 9 trang Minh Anh 06/07/2024 3600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Ôn tập chương III", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Ôn tập chương III

Giáo án Hóa học 11 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 14: Ôn tập chương III
BÀI 14 - ÔN TẬP CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa được các kiến thức về hoá học hữu cơ, phân loại các loại hợp chất hữu cơ; 
- Phân biệt được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ, vận dụng giải quyết được các bài toán thực tiễn về tách chất và tinh chế chất hữu cơ.
- Phân biệt được công thức phân tử, công thức cấu tạo.
- Biết cách xác định phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào phổ khối lượng.
- Học sinh biết cách lập công thức phân tử của các hợp chất hữu cơ từ kết quả phân tích định tính, viết được công thức cấu tạo của một số phân tử đơn giản.
2. N...ên quan đến lập công thức phân tử, công thức cấu tạo từ tạo.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: Giải quyết một số tình huống thực tiễn liên quan đến công thức phân tử, công thức cấu tạo và thành phần hợp chất hữu cơ trong cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập của nhóm, lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên
Kế hoạch bài dạy; Nội dung kiến thức và hệ thống bài tập, trò chơi học tập, hình ảnh liên quan
2. Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung bài học, nhiệm vụ...c thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt câu hỏi, giới thiệu cách ghép nối
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo thảo luận
GV mời một nhóm đôi trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, chuyển sang hoạt động tiếp theo: hoạt động hệ thống lại kiến thức lý thuyết.
B. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Hoạt động 1: Lý thuyết
a) Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài học, các khái niệm, định nghĩa có liên quan.
b) Nội dung: Làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã .... LÝ THUYẾT
I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...)
2. Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 nhóm là hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
4. Thành phần phân tử nhất thiết phải chứa nguyên tố carbon, thường có hydrogen, oxygen, nitrogen, halogen, sulfur, phosphorus,...
Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử carbon không những có khả năng liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết v...u cơ.
Hoạt động 2: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
a) Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và so lược vể sắc kí cột.
b) Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học và SGK so sánh các phương pháp chưng cất, chiết, kết tinh.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS thảo luận nhóm trình bày nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt...p tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hoà tan khác nhau của chúng trong hai dung môi không trộn lẫn vào nhau.
3) Kết tinh là phương pháp được dùng để tách và tinh chế các chất rắn dựa trên nguyên tắc:
+ Các chất khác nhau có độ hoà tan khác nhau trong cùng một dung môi.
+ Độ tan của chất cần tách giảm nhanh khi giảm nhiệt độ.
Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh.
Hoạt động 3: Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ
a) Mục tiêu: Phân biệt được các loại công thức biểu diễn...mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Cho ví dụ về công thức cấu tạo yêu cầu HS chỉ ra công thức phân tử, CTĐGN, công thức tổng quát:
CH3-CH2-CH2-COOH
CTPT: C4H8O2
CTĐGN: C2H4O
CTTQ: CxHyOz
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
III. Các loại công thức biểu diễn phân tử hợp chất hữu cơ
Công thức phân tử cho biết số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Công thức tổng quát cho biết thành phần định tính các nguyên tố.
Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử (tỉ lệ theo các số nguyên tối giả...A GV VÀ HỌC SINH
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
HS nghiên cứu lại bài học phân biệt khái niệm cấu tạo hóa học, đồng đẳng, đồng phân 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Hoạt động nhóm hoàn nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo
Bước 3: Báo cáo thảo luận
- HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV chốt lại kiến thức.
IV. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ:
Các nguyên tử trong phân tử của mỗi hợp chất hữu cơ có một thứ tự liên kết xác định gọi là cấu tạo hoá học. Công thức biểu diễn cấu tạo hoá học gọi là ...
d. Tổ chức thực hiện:
PHIẾU NHIỆM VỤ
Thảo luận theo nhóm hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau:
Thảo luận nhóm đôi:
Câu 1. Tại sao khi đun nóng đến nhiệt độ thích hợp, đường kính (màu trắng) chuyển thành màu nâu rồi màu đen?
Câu 3. Viết công thức cấu tạo các đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử C3H8O.
Câu 5: Phân tử các chất sau chứa nhóm chức gì? 
Kiểu đồng phân
Hợp chất và nhiệt độ sôi tương ứng
Đồng phân mạch carbon
CH3CH2CH2CH2-NH2 (A)
ts = 79oC
(CH3)2CH-CH2-NH2 (B)
ts = 69oC
Đồng phân nhóm chức
CH3COOH (C)
ts =118oC 
HCOOCH3 (D)
ts = 31,8oC
Đồng phân vị trí nhóm chứ...ời ta đã tiến hành phân tích nguyên tố và đo phổ khối lượng. Kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Hợp chất
%C
%H
%O
Giá trị m/z của peak ion phân tử [M+]
Vitamin C
40,9
4,55
54,55
176
Vitamin A
83,92
10,49
5,59
286
Lập công thức phân tử của vitamin A, C
Câu 6: a) Carboxylic acid Z là đồng phân của methyl acetate (CH3COOCH3). Viết công thức cấu tạo của Z.
b) X, Y là các chất đồng đẳng của Z. Viết công thức cấu tạo của X, Y biết rằng số nguyên tử carbon có trong phân tử mỗi chất X, Y đều nhỏ hơn số nguyên tử carbon có trong phân tử Z.
c) Có thể phân biệt acid Z với methyl acetate 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_11_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_14_on.docx