Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: vị trí, tương quan với các hành tinh khác,.

- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.

2. Năng lực

*Năng lực chung

- Năng lực tự học, tự chủ;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

- Năng lực sáng tạo;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.

*Năng lực đặc thù

- Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết được hình dạng của Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.

- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất.

 

docx 7 trang Khánh Đăng 26/12/2023 6660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời

Giáo án Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
CHƯƠNG 2. TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI
BÀI 6. TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời: vị trí, tương quan với các hành tinh khác,...
- Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. 
2. Năng lực
*Năng lực chung
- Năng lực tự học, tự chủ;
- Năng lực giải quyết vấn đề;
- Năng lực sáng tạo; 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ.
*Năng lực đặc thù
- Quan sát các hiện tượng trong thực tế để biết được hình dạng của Trái Đất. 
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành pháp luật, kỉ luật
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng động, đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Mong muốn tìm hiểu, yêu quý và bảo vệ Trái Đất. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Quả Địa Cầu. 
- Mô hình hệ Mặt Trời 
- Các video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời 
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
- Tập bản đồ địa lí lớp 6.
- Quả Địa Cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Xác định nhiệm vụ học tập
* Mục tiêu
- HS có những hiểu biết ban đầu về vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
* Nội dung hoạt động
- HS dựa vào kiến thức và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân/tổ chức chơi trò chơi
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi qua hệ thống câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học.
- GV dẫn dắt giao nhiệm vụ cho HS bằng câu đố (Chia lớp làm hai nhóm lớn cùng thi đua tìm lời giải đáp cho câu đố)
Câu đố: Em hãy quan sát ảnh sau và cho biết chủ đề các ảnh đề cập đến là gì (giáo viên cho từng ảnh xuất hiện)?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chú ý lắng nghe, giơ tay trả lời câu hỏi nhanh
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ thực hiện nhiệm vụ của HS.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trao đổi và trả lời nhanh câu hỏi trò chơi.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
* Sản phẩm hoạt động
- HS trả lời các câu hỏi theo sự hiểu biết của bản thân.
- GV có thể chuẩn bị phần thưởng như điểm số, tràng pháo tay, hiện vật,...
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về Hệ Mặt Trời
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm của Hệ Mặt Trời.
- Xác định vị trí và ý nghĩa vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 1; H.1 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện nhiệm vụ sau:
- GV chia lớp thành 4 đội chơi, và giao nhiệm vụ: trong vòng 3 phút các đội chơi phải điền được các thông tin vào phiếu học tập sau:
- Thiên Hà chứa ........................................gọi là................................................................
- Nằm ở trung tâm của Hệ Mặt Trời là..............................................................................
- Hệ Mặt Trời gồm...hành tinh.
- ...............................................là vật thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.
- Trong Hệ Mặt Trời,............chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay quanh mình.
- Hành tinh nằm ở vị trí xa Mặt Trời nhất là...............................................
- Hành tinh nằm ở vị trí gần Mặt Trời nhất là....................................................
- Trái Đất ở vị trí thứ.theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa vị trí Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:......................................................................
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
1. Hệ Mặt Trời
- Hệ Mặt Trời gồm có 8 hành tinh.
- Mặt Trời nằm ở trung tâm Hệ Mặt Trời và có khả năng phát sáng.
- Các hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh mình.
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Hệ Mặt Trời.
=> Là hành tinh duy nhất có sự sống.
Hoạt động 2.2. Mô tả hình dạng và kích thước của Trái Đất
* Mục tiêu
- Mô tả được hình dạng và kích thước của Trái Đất.
* Nội dung hoạt động
- HS khai thác thông tin mục 2; H.2, H.3 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện yêu cầu của GV.
* Tổ chức hoạt động
Hoạt động thảo luận cá nhân/cặp, bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS khai thác thông tin mục 2; H.2, H.3 SGK và Tập bản đồ địa lí lớp 6, thực hiện nhiệm vụ sau:
- Em hãy cho biết những hình dạng của Trái Đất được nhắc đến trong các câu chuyện lịch sử ở Việt Nam và trên thế giới.
- Thực tế khoa học chứng minh thì Trái Đất có dạng hình gì?
- Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng hình tròn, hãy nêu một số ví dụ thuyết phục bạn ấy rằng Trái Đất có dạng hình cầu.
- Quan sát H.3 SGK, cho biết độ dài bán kính, độ dài đường xích đạo, nhận xét về kích thước của Trái Đất. 
- HS xem video để tượng tượng được kích thước của Trái Đất với các hành tinh khác và Mặt Trời:
https://tinyurl.com/y6s27gbv
* Lưu ý: Hoạt động kể các dạng hình học không yêu cầu HS kể hết
- GV gợi mở: các em về đọc lại truyện bánh chưng, bánh dày và Hành trình vòng quanh thế giới của Ma-giê-lăng từ năm 1522 hết 1083 ngày để hiểu thêm về quá trình nhận thức và đi đến cơ sở khoa học khẳng định của con người về hình dạng Trái Đất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác theo dõi bạn trình bày, nhận xét, bổ sung, đánh giá.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét trình bày của HS, cung cấp thêm thông tin và chốt kiến thức.
* Sản phẩm hoạt động
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu.
- Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của bề mặt Trái đất.
- Trái đất có kích thước rất lớn: diện tích là 510 triệu km2; độ dài bán kính: 6.378km.
- Nhờ kích thước và khối lượng lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
*Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về vị trí, kích thước, hình dạng của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
*Nội dung hoạt động
- Vận dụng kiến thức bài học và hiểu biết cá nhân để trình bày được những nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về vị trí, kích thước, hình dạng của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
*Tổ chức hoạt động
Hoạt động cá nhân, cặp/bàn
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
*HS lên bảng tổng kết nội dung bài học.
Bài tập 1. GV sử dụng quả Địa Cầu và hướng dẫn cách chơi (2 em một cặp, chơi trò chơi có tên "Nói gì chỉ đó". Ví dụ bạn A nói " Cực Nam" thì bạn B phải chỉ được "Cực Nam", mỗi bạn có 2 lượt thay phiên nhau, HS làm tốt có thể cho điểm cộng hoặc điểm miệng để động viên.
Bài tập 2. Căn cứ vào hình dưới đây, hãy điền tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ 1 đến 8.
1 ................................................................................
5 ................................................................................
2 ................................................................................
6 ................................................................................
3 ...............................................................................
7 ................................................................................
4 ................................................................................
8 ................................................................................
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi;
- GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.
* Sản phẩm hoạt động
- HS quan sát hình vẽ trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động 4. Vận dụng
*Mục tiêu
- HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện kĩ năng viết thư ngắn.
*Nội dung hoạt động
	- Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài thư ngắn.
*Tổ chức hoạt động
HS thực hiện ở nhà
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa câu hỏi nhận định: Giả sử có một người bạn sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 200 từ giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với bạn ấy.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đế cần tham khảo.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
- GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét về các phương án lí giải của HS đưa ra, hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu, giờ sau trả lời (báo cáo).
* Sản phẩm hoạt động
- HS về nhà tự tìm tòi, khám phá, mở rộng kiến thứ, sự hiểu biết của bản thân qua một số trang website, đường link, sách tham khảo...liên quan đến nội dung, yêu cầu của GV.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_6_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_6_trai_d.docx