Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2, 3

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh.

- Biết vì sao phải biết ơn người lao động.

- Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

- Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động.

 

docx 42 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2, 3

Giáo án Đạo đức Lớp 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1, 2, 3
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
BÀI 1: BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được đóng góp của một số người lao động ở xung quanh. 
Biết vì sao phải biết ơn người lao động. 
Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. 
Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn những người lao động.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện lòng biết ơn với người lao động. 
3. Phẩm chất
Bồi dưỡng lòng nhân ái, yêu mến, kính trọng, biết ơn người lao động. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
Bộ tranh về biết ơn người lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDDT.
Bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Pháp), video Bài hát về việc làm và nghề nghiệp.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 
b. Cách tiến hành
- GV mời cả lớp xem và hát theo bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? (sáng tác Trần Hữu Phước).
https://www.youtube.com/watch?v=JndMLqwe5ew
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?
+ Vì sao các bạn nhỏ trong bài hát ước làm những nghề đó?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: 
+ Trong bài hát, có những nghề nghiệp: người công nhân xây dựng, người nông dân lái máy cày, người kĩ sư mỏ địa chất, người lái tàu. 
+ Các bạn nhỏ trong bài hát mơ ước làm những nghề đó vì người công nhân đi xây dựng những nhà máy mới; người nông dân lái máy cày để cày ruộng, trồng lúa, rau,... cung cấp cho xã hội; người lái tàu đưa người ra Bắc vào Nam; người kĩ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhờ có những người lao động, chúng ta mới có những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn người lao động. Bài học “Biết ơn người lao động” sẽ giúp các em hiểu được vì sao chúng ta cần biết ơn người lao động qua việc tìm hiểu những đóng góp của họ trong cuộc sống. Từ đó, thể hiện lòng biết ơn người lao động bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những đóng góp của người lao động. 
a. Mục tiêu: HS nêu được một số đóng góp của những người lao động ở xung quanh. 
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc thầm bài thơ “Tiếng chổi tre” (sáng tác Tố Hữu). 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việc làm của chị lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Khi mọi người đã ngủ, chị lao công vẫn cần mẫn quét rác trên đường phố trong những đêm hè vắng lặng và những đêm đông giá rét. Việc làm của chị lao công góp phần giữ sạch, đẹp đường phố, để “Hoa Ngọc Hà/ Trên đường rực nở/ Hương bay xa/ Thơm ngát đường ta. Bởi vậy, chúng ta cần biết ơn việc làm của chị lao công.
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (sử dụng kĩ thuật tia chớp): Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội?
- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra một số công việc của người lao động và đóng góp của người lao động cho xã hội:
STT
Nghề nghiệp
Đóng góp
1
Nông dân (lái máy gặt)
Tạo ra lúa, gạo cho xã hội.
2
Công nhân (may)
May quần áo cho mọi người.
3
Giáo viên
Dạy kiến thức, đạo đức, kĩ năng cho học sinh.
4
Nhân viên bán hàng
Giúp mọi người mua bán, trao đổi hàng hóa.
5
Bác sĩ
Khám, chữa bệnh cho mọi người.
6
Nhà khoa học
Nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào cuộc sống.
- GV nêu một số câu đố vui về nghiệp và yêu cầu HS giải đố: 
+ Nghề gì cần đến đục cưa
Làm ra giường, tủ,...sớm trưa ta cần?
+ Nghề gì vận chuyển hàng hóa, hành khách từ nơi này đến nơi khác?
+......
- GV nhận xét và chốt đáp án: 
+ Nghề mộc.
+ Nghề vận tải.
Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động?
a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải biết ơn người lao động. 
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 1 – 4 SHS tr.6 và trả lời câu hỏi:
+ Những sản phẩm đó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
+ Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó?
+ Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Ảnh
Sản phẩm
Vai trò
Công sức của người lao động
Gà, cá, gạo
Lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
Công sức của người nông dân.
Quần áo, giày dép, mũ nón
Để mặc.
Để đi.
Để đội.
Công sức của công nhân, nhà thiết kế. 
Tủ lạnh, máy giặt, xe đạp, ô tô, xe máy
Bảo quản đồ ăn, làm lạnh. 
Giặt quần áo. 
Phương tiện đi lại.
Công sức của người công nhân, kĩ sư.
Tranh ảnh
Đáp ứng nhu cầu tinh thần.
Công sức của những người lao động nghệ thuật. 
- GV nêu kết luận: Trong cuộc sống, chúng ta cần có những sản phẩm như lương thực, thực phẩm và những đồ dùng cần thiết khác do người lao động tạo ra. Chúng ta cần có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần. Vì vậy, chúng ta cần phải biết ơn người lao động. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động. 
a. Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để thể hiện lòng biết ơn người lao động. 
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh a – g SHS tr.7, 8 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua những bức tranh đó. 
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Trường hợp
Những việc em cần làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động
a
Kính trọng, chào hỏi người lao động
b
Trân trọng những sản phẩm do người lao động làm ra. 
c
Quan tâm, bày tỏ lòng yêu mến với người lao động bằng lời nói, việc làm phù hợp.
d
Thể hiện sự biết ơn người lao động qua hoạt động vẽ tranh về người lao động. 
e
Giúp đỡ người lao động khi họ gặp khó khăn.
g
Mong muốn sẽ làm công việc như người lao động mà em biết ơn, kính trọng. 
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi (áp dụng phương pháp đàm thoại và kĩ thuật tia chớp): Theo em, còn việc nào khác để thể hiện lòng biết ơn với người lao động?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV kết luận: Người lao động đã tạo ra những sản phẩm cần thiết để phục vụ cho cuộc sống con người. Vì vậy, chúng ta cần kình trọng, biết ơn người lao động bằng thái độ, lời nói và việc làm phù hợp. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về lòng biết ơn đối với người lao động. 
b. Cách tiến hành
Bài tập 1: Bày tỏ ý kiến
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc yêu cầu Bài tập 1 SHS tr.9 và dùng thẻ học tập để bày tỏ ý kiến.
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV mời đại diện HS phát biểu, nêu ý kiến. Các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 
a. Đồng tình, vì nhờ có người lao động chúng ta mới có thể duy trì cuộc sống.
b. Không đồng tình, vì dù chúng ta đã trả tiền để mua hàng hoá của người lao động thì chúng ta vẫn cần biết ơn họ vì nếu không có họ thì chúng ta không thể mua hàng hoá được.
c. Không đồng tình, vì cần biết ơn những người lao động xung quanh ta và ở khắp nơi.
d. Không đồng tình, vì cần phải biết ơn mọi người lao động, kể cả người lao động chân tay, vì lao động chân chính nào cũng có đóng góp cho xã hội.
e. Đồng tình, trân trọng thành quả lao động chính là biết ơn người lao động.
Bài tập 2: Nhận xét hành vi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc yêu cầu bài tập 2 và trả lời câu hỏi: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao?
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
a. Không đồng tình vì Lê không thể hiện thái độ tôn trọng người lao động.
b. Đồng tình vì Châu đã thể hiện tình yêu, thái độ tôn trọng đối với công việc của bố mình.
c. Đồng tình vì Thanh đã có lời nói, việc làm thể hiện sự biết ơn đối với chú công nhân sửa điện cho nhà mình.
d. Đồng tình vì Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà.
e. Không đồng tình vì Bảo không thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự đối với người giao hàng.
Bài tập 3: Xử lí tình huống
- GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm cho các nhóm: 
+ Nhóm 1: Đọc và xử lí tình huống a. 
+ Nhóm 2: Đọc và xử lí tình huống b. 
+ Nhóm 3: Đọc và xử lí tình huống c.
 - GV khuyến khích HS xây dựng kịch bản, đóng vai và xử lí tình huống. 
- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tình huống 1: Phương nên thuyết phục Khánh qua nhặt đổ giúp bác. Nếu Khánh không đồng ý thì Phương vẫn nên giúp bác.
+ Tình huống 2: Mai nên nói với bạn đó: Mỗi nghề nghiệp đều quan trọng và có vai trò khác nhau trong xã hội. Mai cần nói rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp của bố mẹ mình cho bạn đó hiểu hơn.
+ Tình huống 3: Nhung nên xin phép bố mẹ chia sẻ bớt những rau, củ, quả đó cho mọi người xung quanh.
Bài tập 4: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV trình chiếu, yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu bài tập: Em có lời khuyên gì dành cho bạn?
- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tình huống 1: Khuyên Huy không nên làm như vậy vì đó là hành động không tôn trọng thành quả của người lao động; bác lao công đã vất vả lau sạch hành lang, lần sau Huy nên chờ sàn nhà khô rồi hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác, không giẫm chân bẩn lên hành lang đã được lau sạch.
+ Tình huống 2: Khuyên bạn không nên lấy quá nhiều đồ ăn vì nếu không ăn hết sẽ lãng phí công sức của người lao động.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động. 
b. Cách tiến hành
Bài tập 1
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Phóng viên nhí”, chia sẻ một số việc bản thân đã làm để thể hiện lòng biết ơn đối với người lao động.  ... nhưng chưa đầy đủ.
3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu cần đạt của bài. 
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 3: YÊU LAO ĐỘNG
BÀI 3: YÊU LAO ĐỘNG
(4 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động. 
Biết vì sao phải yêu lao động. 
Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân. 
Quý trọng người yêu lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Năng lực điều chỉnh hành vi; tìm hiểu và tham gia hoạt động lao động.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, biết thể hiện tình yêu lao động qua thái độ, lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Đạo đức 4.
Bộ tranh về Yêu lao động theo Thông tư 37/2021-TT/BGDĐT.
Câu chuyện, bài hát, trò chơi gắn với nội dung chủ đề.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
b. Đối với học sinh
SHS.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 
b. Cách tiến hành
- GV mời một vài HS chia sẻ trải nghiệm: 
+ Kể những việc em đã làm được khi ở nhà, ở trường.
+ Khi làm những việc đó, em cảm thấy như thế nào?
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (Nếu có).
- GV khen ngợi những HS đã biết làm những công việc ở nhà và ở trường. 
- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài: Lao động đem lại những lợi ích to lớn cho chúng ta. Nhờ có lao động, con người được đáp ứng về vật chất và tinh thần. Bài học “Yêu lao động” sẽ giúp các em hiểu được những lợi ích của lao động và có những hành động cụ thể.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số biểu hiện của yêu lao động
a. Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của yêu lao động.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, quan sát 4 bức tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Em hãy nêu các biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh đó.
+ Hãy nêu thêm các biểu hiện của yêu lao động mà em biết.
- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 
- GV động viên, khen ngợi các nhóm đã tích cực thảo luận và có câu trả lời đúng. 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 
+ Biểu hiện của yêu lao động qua các bức tranh: Chủ động, tự giác lao động ở trường, lớp; Vui vẻ, yêu thích lao động; Lao động tích cực, có kết quả tốt; Chủ động tham gia lao động ở nơi mình sinh sống.
+ Các biểu hiện khác của yêu lao động là tích cực, tự giác làm những việc phù hợp với khả năng; chăm chỉ làm việc nhà, việc trường; thấy việc là làm ngay không trì hoãn; không đùn đẩy việc cho người khác, không nhờ người khác làm hộ việc của mình; yêu quý, kính trọng những người yêu lao động; không đồng tình lên án những người lười lao động,...
Hoạt động 2: Khám phá vì sao phải yêu lao động
a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải yêu lao động
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “Những giọt mồ hôi trên trán mẹ” trong SGK. 
- GV mời một HS đọc to câu chuyện cho cả lớp nghe.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Cô bé đã thể hiện tình yêu lao động như thế nào? Những việc làm của cô bé đã đem lại điều gì?
+ Theo em, vì sao phải yêu lao động?
- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV động viên, khen ngợi các nhóm đã tích cực thảo luận và có câu trả lời đúng.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Cô bé trong truyện rất yêu lao động, cô thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà. Quần áo mẹ phơi khô mà chưa kịp gấp, cô bé không ngần ngại gấp gọn gàng, rồi cất vào tủ của mỗi người. Thấy những ngăn kệ phủ bụi mẹ chưa kịp lau, cô bé đã làm giúp mẹ mỗi chiều. Việc làm của cô bé đã giúp mẹ cô bé đỡ vất vả hơn, giúp cô bé trưởng thành hơn và được mọi người yêu quý, khâm phục.
+ Chúng ta cần yêu lao động vì: Lao động tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của con người; lao động giúp ta khỏe mạnh và hoạt bát hơn; lao động giúp chất lượng cuộc sống luôn được cải thiện theo nhu cầu ngày càng cao của xã hội; lao động đã tạo nên loài người văn minh; lao động nâng cao sự hiểu biết về chính mình,... 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể. 
b. Cách tiến hành
Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận với bạn để xác định
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời với cả lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có)
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 
a. Đồng tình, vì lười lao động là hành động đáng bị lên án.
b. Không đồng tình, vì bất kể ai cũng phải lao động dù giàu có hay nghèo. 
c. Đồng tình, vì lao động đem lại những giá trị tinh thần đáng quý cho con người. 
d. Đồng tình, vì cần yêu quý những người lao động và yêu lao động. 
e. Đồng tình, vì ai cũng có thể lao động, trẻ em có thể làm những việc phù hợp với khả năng của mình. 
Bài tập 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc các nội dung trong SGK và xác định: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
a. Đồng tình vì Long đã thể hiện là người biết tự giác làm công việc nhà.
b. Không đồng tình vì Kiên không có trách nhiệm với công việc mà bố giao.
c. Đồng tình vì Mai đã có những hành động tự giác tham gia công việc ở trường.
d. Không đồng tình vì Tuấn chỉ chọn việc nhẹ để làm và chỉ nghĩ đến bản thân mình.
e. Đồng tình vì Nam có thái độ vui vẻ khi làm việc.
g. Không đồng tình vì Hương đã lấy lý do để không phải lao động.
Bài tập 3: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận với bạn bên cạnh để đưa ra lời khuyên: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (Nếu có).
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình huống 1: Suy nghĩ, hành động này của Huy là không đúng vì HS đến trường ngoài việc học thì cần tham gia các hoạt động khác do trường, lớp tổ chức, trong đó có các hoạt động lao động. Khuyên Huy tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp vì qua đó mới thể hiện mình là người yêu lao động, không lười nhác. Việc tham gia lao động ở trường, lớp còn cho thấy người tham gia có tinh thần tập thể, tích cực vì hoạt động chung, đồng thời thông qua lao động ở trường, lớp mỗi người còn phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát triển bản thân,...
+ Tình huống 2: Suy nghĩ của Khuê là không đúng, vì tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp, trong đó có hoạt động giữ gìn sạch, đẹp trường, lớp là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi HS. Do vậy em cần giải thích cho Khuê hiểu việc làm của Quỳnh là rất đáng khen ngợi.
+ Em cần khuyên Quỳnh khi có thời gian, cần giúp bố mẹ những việc nhà vừa sức như lau dọn nhà cửa, bàn ghế, nấu cơm,... vì nghĩa vụ của người con trong gia đình là giúp đỡ bố mẹ làm những việc phù hợp với khả năng.
+ Tình huống 4: Em cần khuyên Hường không nên từ chối việc mà tập thể lớp giao. Vì sống trong một tập thể, mỗi người cần có ý thức về trách nghiệm của mình trong tập thể đó.
Bài tập 4: Xử lý tình huống
- GV yêu cầu mỗi nhóm HS lựa chọn một tình huống trong SGK để đóng vai, đưa ra cách xử lý đúng.
+ Tình huống 1: 
+ Tình huống 2: 
+ Tình huống 3: 
- Từng nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại chú ý quan sát, động viên, cổ vũ.
- GV mời 2 – 3 bạn HS nhận xét, bình luận đóng góp ý kiến (Nếu có).
- GV nhận xét, kết luận:
+ Tình huống 1: Nếu là thành viên trong tổ của Lan, em nên bầu bạn Kiên vì HS ngoài việc học tốt thì cần tích cực tham gia các hoạt động tập thể, trong đó có hoạt động lao động. Kiên xứng đáng được khen vì bạn học giỏi đồng thời tích cực tham gia các hoạt động tập thể. Em cần giải thích cho một số bạn trong tổ hiểu và bày tỏ sự khen ngợi đối với Kiên.
+ Tình huống 2: Em tiếp tục lau dọn nhà cửa sạch sẽ và nói với bạn chờ mình làm xong rồi sẽ tiếp tục chơi cầu lông. Vì chia sẻ việc nhà với các thành viên trong gia đình là nghĩa vụ của mỗi người.
+ Tình huống 3: Nếu là Ngọc, em sẽ ra làm việc cùng ông, nhờ ông hướng dẫn những việc em có thể làm để công việc được hoàn thành sớm, ông có thời gian nghỉ ngơi. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn qua những việc làm thể hiện là người lao động. 
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm câu chuyện về một tấm gương yêu lao động, đồng thời nêu những điều em học hỏi được từ tấm gương đó.
- GV mời một vài HS chia sẻ cảm xúc của em sau khi đã làm xong một công việc (ở trường, ở nhà, ở nơi công cộng,...).
- GV yêu cầu HS tự giác thực hiện các công việc ở nhà, ở trường phù hợp với khả năng của em, thực hiện và ghi vào bảng theo gợi ý dưới đây:
Việc em làm
Thứ Hai
Thứ Ba
Thứ Tư
Thứ Năm
Thứ Sáu
Thứ Bảy
Chủ nhật
Quét nhà
Lau bàn ghế
Gấp quần áo
...
* CỦNG CỐ
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
* DẶN DÒ
- GV nhắc nhở HS:
+ Đọc lại bài học Yêu lao động.
+ Thể hiện được hành động yêu lao động bằng việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi. 
+ Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi yêu lao động. 
+ Đọc trước Bài 4 – Tôn trọng tài sản của người khác (SHS tr.25).
- HS trả lời câu hỏi.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới. 
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS đọc thầm câu chuyện. 
- HS đọc bài trước lớp.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo cặp đôi. 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
- HS tự đọc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lựa chọn tình huống và đóng vai.
- HS đóng vai.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH SAU BÀI HỌC
1. Hoàn thành tốt: Nêu được một số biểu hiện của yêu lao động; Biết vì sao phải yêu lao động; Tích cực, tự giác tham gia hoạt động lao động phù hợp với khả năng của bản thân; Quý trọng người yêu lao động, không đồng tình với những biểu hiện lười lao động.
2. Hoàn thành: Thực hiện được các yêu cầu cần đạt của bài nhưng chưa đầy đủ.
3. Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được một số yêu cầu cần đạt của bài.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de.docx