Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Bài 4: Yêu quý bạn bè - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức - năng lực

- Nêu được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè.

- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè. .

- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

 2. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: + SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 2;

 + Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Yêu quý bạn bè”,

 + Bộ tranh về lòng nhân ái theo Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT;

+ Máy tính, máy chiếu,. (nếu có).

 - HS: SGK, Vở bài tập Đạo đức 2

 

doc 4 trang trithuc 16/08/2022 6220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Bài 4: Yêu quý bạn bè - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Bài 4: Yêu quý bạn bè - Năm học 2021-2022

Giáo án Đạo đức Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Bài 4: Yêu quý bạn bè - Năm học 2021-2022
TUẦN 7 (Điều chỉnh)
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2021
Đạo đức
Bài 4: YÊU QUÝ BẠN BÈ ( 2 tiết )
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức - năng lực
- Nêu được một số biểu hiện của sự yêu quý bạn bè.
- Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự yêu quý bạn bè. ..
- Sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn vùng sâu, vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
	2. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: + SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 2;
 + Câu chuyện, bài hát, trò chơi có nội dung gắn với bài học “Yêu quý bạn bè”,
 	+ Bộ tranh về lòng nhân ái theo Thông tư 43/2020/TT-BGDĐT; 
+ Máy tính, máy chiếu,... (nếu có).
	- HS: SGK, Vở bài tập Đạo đức 2 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
1. Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
 Cách tiến hành: GV chọn một trong hai cách sau hoặc lựa chọn hoạt động khởi động phù hợp khác.
Cách 1:
- Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (sáng tác: Mộng Lân).
- GV tổ chức cho HS hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết. 
- GV đặt câu hỏi:
+ Tình cảm của các bạn trong bài hát được thể hiện như thế nào?
+ Em đã làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè? 
- HS trả lời GV kết luận.
- Cách 2: 
Chơi trò chơi "Kết bạn" : 
Chuẩn bị: Tập hợp HS mặt hướng theo một vòng tròn lớn hoặc hai vòng tròn đồng tâm hay khác tâm.
Cách chơi: HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc "Kết bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn". Đọc xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe thấy GV hô “Kết hai”, tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm hai người, nếu đứng một mình hoặc nhóm nhiều hơn hai là sai và phải chịu phạt (ví dụ: hát một bài, đứng lên ngồi xuống 10 lần,...). Tiếp theo, GV cho HS tiếp tục chạy và đọc các câu quy định, sau đó GV có thể hô “Kết ba” (hoặc 4, 5, 6,...) để HS kết thành nhóm theo yêu cầu. Trò chơi tiếp tục như vậy, sau một – hai lần chơi, GV cho HS chạy đổi chiều với chiều vừa chạy. 
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu một bài học về tình bạn qua câu chuyện “Bài học quý”
Mục tiêu: HS biết một bài học quý về tình bạn. 
Cách tiến hành:
- GV đọc hoặc mời một HS trong lớp đọc câu chuyện Bài học quý trong SGK cho cả lớp nghe. 
- GV yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Sẻ đã làm gì khi nhận được hộp kê? 
+ Chích đã làm gì khi nhặt được những hạt kê?
+ Sẻ đã nhận được từ chích bài học gì về tình bạn?
 - GV khuyến khích HS chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp. 
- Các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. 
- GV kết luận: Khi được tặng hộp kê, sẻ đã giữ lại và ăn một mình. Việc làm của sẻ, ta có thể hiểu được bởi không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ đồ của mình với người khác.Nhưng chích đã làm được, khi có những hạt kê ngon lành, điều đầu tiên chích làm là mang cho người bạn thân nhất của mình. Điều đó thật đáng quý và trân trọng. Việc làm của chích đã cho sẻ thấy được bài học về sự chân thành, luôn nghĩ về nhau trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc em cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
Mục tiêu: HS biết những việc cần làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè.
 Cách tiến hành: 
- GV chiếu/treo tranh lên bảng để HS quan sát, đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em cần làm gì để thể hiện sự yêu quý bạn bè? 
- HS quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời. 
- GV cùng HS phân tích, tổng hợp các ý kiến và kết luận: Để thể hiện sự yêu quý bạn bè, em cần:
+ Giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn;
+ Hỏi thăm khi bạn ốm, bạn có chuyện buồn; 
+ Giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu; 
+ Rủ bạn cùng học cùng chơi. 
+ Trung thực với bạn;
+ Biết lắng nghe, tôn trọng bạn. 
+ Chúc mừng khi bạn có niềm vui.
+ Giữ lời hứa với bạn;
+......
Củng cố: - GV nhận xét, kết luận.
Tiết 2
Hoạt động 1: 
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh.
- Hãy quan sát 6 bức tranh trong trang 20, 21 (mục Luyện tập), để lựa chọn: em đồng tình với hành động trong bức tranh nào, không đồng tình với hành động trong bức tranh nào? Vì sao?
- HS chia sẻ với cả lớp ý kiến của em bằng cách giơ thẻ (tán thành – không tán thành)
- GV đưa từng tranh lên để HS chia sẻ với cả lớp ý kiến của em bằng cách giơ thẻ (tán thành, không tán thành)
- GV chiếu 6 bức tranh lên nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 lựa chọn tình huống để đưa ra cách xử lý đúng.
- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
Tình huống 1: Cô giáo phát động phong trào quyên góp ủng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.
Tình huống 2: Một bạn lớp em có hoàn cảnh khó khăn, bố bạn vừa bị ốm nặng.
Tình huống 3: Các bạn lớp em chơi đuổi bắt ở sân nhà. Một bạn bị ngã rất đau.
- Yêu cầu hoc sinh chọn tình huống cho nhóm mình và thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ cách xử lý tình huống của nhóm mình.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng Hs nhận xét cách xử lý tình huống của các nhóm, bổ sung
- GV khen ngợi các nhóm có cách xử lý đúng.
Hoạt động 3: Đóng vai xử lý tình huống
- GV nêu nhiệm vụ: Thảo luận nhóm 6, đóng vai để xử lí tình huống:
- YC các nhóm thảo luận, phân công đóng vai đóng vai tình huống 1, 2.
- Từng nhóm lên đóng vai, các nhóm còn lại chú ý quan sát, cổ vũ, động viên.
- GV nhận xét, đánh giá:
- GV chốt: Các em đã có những hành động, việc làm tốt đẹp đẻ thể hiện sự yêu quý, giúp đỡ bạn bè.
3. Hoạt động vân dụng
- GV giao nhiệm vụ: Hãy chia sẻ những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện sự yêu quý bạn bè?
- Gọi 2 HS chia sẻ
- GV nhận xét
- GV giao nhiệm vụ về nhà:
Làm việc nhóm: Tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn, lập kế hoạch giúp đỡ bạn theo mẫu
- GV chiếu bảng mẫu lên.
- HS đọc bảng mẫu
- GV chiếu bảng thông điêp
- HS đọc bảng thông điệp
* Củng cố dặn dò:
- Để thể hiện sự yêu quý bạn bè, chúng ta cần làm gì?
- Hs trả lời.
- Về nhà vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Chuẩn bị bài 5
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có).
Xuân Phú, ngày tháng 10 năm 2021
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tu.doc