Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Quý trọng đồng tiền - Bài 8: Quý trọng đồng tiền
Bài 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được vai trò của tiền
- Biết được vì sao phải quý trọng đồng tiền
- Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền.
* Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền
* Phẩm chất: trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: sgk, sgv, bộ thẻ mệnh giá các đồng tiền VN; bài hát Con heo đất, máy chiếu
- HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Quý trọng đồng tiền - Bài 8: Quý trọng đồng tiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 7: Quý trọng đồng tiền - Bài 8: Quý trọng đồng tiền
CHỦ ĐỀ 7: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN Bài 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nêu được vai trò của tiền - Biết được vì sao phải quý trọng đồng tiền - Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền. * Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền * Phẩm chất: trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, sgv, bộ thẻ mệnh giá các đồng tiền VN; bài hát Con heo đất, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS khởi động bằng bài hát: Con heo đất. - GV hỏi: bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì? Việc làm đó có tác dụng gì? - HS khởi động - HS trả lời. - GV giới thiệu- ghi bài: Bạn nhỏ trong bài hát đã đề dành tiền để nuôi heo đất. Việc làm đó giúp bạn tiết kiệm tiền để làm những việc có ích sau này. Việc làm của bạn nhỏ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng đồng tiền, bảo quản và tiết kiệm tiền. 2. Hình thành kiến thức: HĐ 1: Tìm hiều vai trò của tiền - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Hãy nêu vai trò của tiền qua các bức tranh trên? - GV mời HS trả lời, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + Tranh 1: Tiền để mua bán hàng hóa (Bác nông dân bán rau, củ, quả lấy tiền mua xe đạp cho con) + Tranh 2: Nhờ có tiền, ngân hàng mới có thể cho người dân, doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. + Tranh 3: Tiền tiết kiệm để mua sách vở, vật dụng cần thiết phục vụ cho cuộc sống. + Tranh 4: Tiền để đóng viện phí chữa bệnh. + Tranh 5: Tiền để mua quà tặng người thân, giúp đỡ người gặp khó khăn. - Bằng kĩ thuật Tia chớp, Gv tiếp tục hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Theo em, tiền còn có vai trò nào khác? - GV kết luận: Tiền để mua bán hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người, tiết kiệm gửi ngân hàng để dự phòng cho những việc cần tiền trong tương lai; tiền để giúp đỡ những người gặp khó khăn,.. HĐ 2: Khám phá vì sao phải quý trọng đồng tiền - GV hướng dẫn HS đọc truyện: Hũ bạc của người cha, sau đó kể lại và trả lời câu hỏi. Đáp án: + Lần thứ nhất, người con thản nhiên khi thấy người cha ném tiền xuống ao là bởi vì đó không phải là tiền do anh ta làm ra nên không biết quý trọng đồng tiền. + Lần thứ hai, khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã bất chấp lửa nóng, vội đưa tay vào bếp lấy tiền ra. Anh làm thế bởi vì đó là những đồng tiền do anh vất vả làm ra nên anh tiếc, quý trọng. + Chúng ta phải quý trọng đồng tiền bởi vì tiền do công sức và trí tuệ của con người tạo ra. - HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu. - HS trả lời - HS lắng nghe - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS đọc truyện, kể lại và trả lời câu hỏi. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Vì sao phải quý trọng đồng tiền? Nếu không có tiền con người sẽ thế nào? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ____________________________________ Bài 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết cách bảo quản tiền đúng cách. - HS biết cách tiết kiệm tiền: mua sắm quần áo, đồ dùng, đồ chơi, quà bánh, - Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền. * Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền * Phẩm chất: trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, sgv, bộ thẻ mệnh giá các đồng tiền VN; bài hát Con heo đất, máy chiếu - HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS đọc bài: Hũ bạc của người cha và trả lời câu hỏi: Qua bài đọc em rút ra được bài học gì? - HS khởi động - HS trả lời. - GV giới thiệu- ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: HĐ 3: Tìm hiểu cách bảo quản tiền - GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đã bảo quản tiền như thế nào? - GV nhận xét, kết luận: + Tranh 1: Bạn nhỏ đã đếm tiền, phân loại tiền và xếp tiền vào hộp giúp mẹ. + Tranh 2: Bạn nhỏ dán lại tiền rách + Tranh 3: Bạn nhỏ giư tiền cẩn thận k để mất tiền - GV cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, có cách nào khác để bảo quản tiền? - GV kết luận: Ngoài những cách trên còn có nhiều cách bảo quản tiền khác như vuốt phẳng phiu, không làm tiền ướt, không làm tiền nhàu nát,... HĐ 4: Tìm hiểu cách tiết kiệm tiền - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm để tiết kiệm tiền qua những bức tranh. Đáp án: + Tranh 1: tiết kiệm điện + Tranh 2: nuôi lợn đất + Tranh 3: Mua đồ vừa phải, không đắt tiền. + Tranh 4: So sánh giá cả ở các cửa hàng mua hàng cùng loại, cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn. - Cho HS thảo luận nhóm đôi: Theo em, còn có cách nào khác để tiết kiệm tiền? - Kết luận: Một số cách để tiết kiệm tiền: tiết kiệm thức ăn, đồ dùng cá nhân, nhờ bố mẹ gửi tiền vào ngân hàng; mặc cả khi mua hàng; chỉ mua những hàng hóa thực sự cần thiết - HS quan sát tranh và trả lời - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi. - HS quan sát và trả lời. - HS lắng nghe - HS thảo luận cặp đôi 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm tiền? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ____________________________________ Bài 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Củng cố cho HS kiến thức, rèn kĩ năng bảo quản, tiết kiệm tiền. - Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền. * Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền * Phẩm chất: trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, sgv, bộ thẻ mệnh giá các đồng tiền VN; máy chiếu - HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng. Đưa các hình ảnh để HS dơ nhanh trả lời về những hình ảnh nào là tiết kiệm tiền, những hình ảnh nào không tiết kiệm tiền. - HS chia đội chơi trò chơi. Đội nào trả lời nhanh và đúng được nhiều hình sẽ chiến thắng. - GV giới thiệu- ghi bài. 2. Luyện tập thực hành: Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao? - GV quy ước cách bày tỏ ý kiến bằng mặt cười, mặt mếu hoặc thẻ xanh, thẻ đỏ. - Gv yêu cầu HS lên đóng vai: Trung – Kiên; Yến – Hà; Phú – Hoàn; Thủy – Linh. Lần lượt từng cặp đôi nêu ý kiến tranh biện trước lớp. Với mỗi cặp ý kiến mời HS dơ thẻ bày tỏ thái độ của mình và giải thích lí do. - Đáp án: Ý kiến của Kiên, Hà, Hoàn, Thủy; không đồng tình với ý kiến của Trung, Yến, Phú, Linh. Bài tập 2: Bày tỏ ý kiến - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, đọc từng trường hợp và trả lời câu hỏi: Em tán thành việc làm của bạn nào? Không tán thành việc làm của bạn nào? Vì sao? - Gọi HS chia sẻ - GV nhận xét, kết luận: + Tán thành với việc của Thảo (biết quản lí tiền), Lan (biết tiết kiệm đồ dùng, đó cũng là một cách tiết kiệm tiền), Chung (biết giúp mẹ bảo quản tiền và biết cách tiết kiệm tiền). + Không tán thành với việc làm của Hoảng (tiết kiệm tiền nhưng “không chi tiêu vào bất kì việc gì” là không nên vì tiền là chi tiêu vào những việc hợp lí), Phương (không nên đòi bố mẹ mua cho mình quần áo và đồ dùng đắt tiền) - HS chuẩn bị theo yêu cầu - HS đóng vai theo tình huống và lựa chọn đồng tình hay không đồng tình. - HS thực hiện cặp đôi. - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Em đã làm gì để giúp bố mẹ tiết kiệm tiền? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ____________________________________ Bài 8: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN (TIẾT 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Củng cố cho HS kiến thức, rèn kĩ năng bảo quản, tiết kiệm tiền. - Điều chỉnh hành vi, thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quý trọng đồng tiền. * Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan tới việc bảo quản và tiết kiệm tiền * Phẩm chất: trách nhiệm trong bảo quản và tiết kiệm tiền. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: sgk, sgv, bộ thẻ mệnh giá các đồng tiền VN; máy chiếu - HS: sgk, vở ghi, bút dạ, bút chì, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS chơi trò chơi: Chuyền hoa. Kể tên những việc để tiết kiệm tiền. - HS chuyền hoa theo bài hát, kết thúc bài hát bông hoa ở chỗ nào thì bạn đó kể 1 việc làm tiết kiệm tiền. - GV giới thiệu- ghi bài. 2. Luyện tập thực hành: Bài tập 3: Xử lí tình huống - GV hướng dẫn HS đọc tình huống, thảo luận nhóm để xử lí tình huống. + Tình huống a: 1. Nếu món đồ mà Toàn thích rất cần cho cuộc sống hàng ngày của Toàn và số tiền mừng tuổi đủ mua món đồ đó thì bạn nên xin phép bố mẹ để mua. 2. Nếu món đồ mà Toàn thíc không thực sự cần thiết cho cuộc sống hàng ngày mà lại là món đồ đắt tiền thì Toàn không nên mua và hãy gửi số tiền đó để bố mẹ giữ, hoặc nuôi lợn đất. + Tính huống b: Có thể đưa ra các phương án khác nhau song Kim chỉ nên mua những gì trong giới hạn 200 000 đồng. Bài tập 4: Đưa ra lời khuyên cho bạn - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: Xây dựng kịch bản, đóng vai để đưa ra lời khuyên cho bạn. Mỗi nhóm đóng vai một tình huống. + Tình huống 1: Khuyên bạn hãy dùng chiếc xe cũ còn tốt, số tiền đó chỉ tiêu vào những việc có ý nghĩa hơn. + Tình huống 2: Khuyên các bạn nên tổ chức buổi liên hoan tiết kiệm, vui vẻ, số tiền dư ra có thể làm nhiều việc có ý nghĩa hơn. Vận dụng: - GV hướng dẫn HS lập và thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền theo bảng gợi ý. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Phóng viên nhí, phỏng vấn các bạn về việc bản thân đã tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi,.. như thế nào. - HS đọc và thảo luận - HS đóng vai theo tình huống và lựa chọn đồng tình hay không đồng tình. - HS thực hiện. - HS lập kế hoạch - HS chơi trò chơi 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhắc nhở bạn bè tiết kiệm sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước,...? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ____________________________________
File đính kèm:
- giao_an_dao_duc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_7_qu.doc