Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Bảo vệ của công - Bài 5: Bảo vệ của công

BẢO VỆ CỦA CÔNG (3 TIẾT)

Tiết 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

- HS nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.

- HS biết vì sao phải bảo vệ của công.

- Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.

- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.

* Năng lực đặc thù điều chỉnh hành vi có thái độ lời nói việc làm bảo vệ của công ở trường, ở nơi công cộng,.

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh, tư liệu,.

- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập Đạo đức 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

docx 9 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Bảo vệ của công - Bài 5: Bảo vệ của công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Bảo vệ của công - Bài 5: Bảo vệ của công

Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 5: Bảo vệ của công - Bài 5: Bảo vệ của công
CHỦ ĐỀ 5: BẢO VỆ CỦA CÔNG
BÀI 5
BẢO VỆ CỦA CÔNG (3 TIẾT)
Tiết 1 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
* Năng lực đặc thù:
- HS nêu được một số biểu hiện của bảo vệ của công.
- HS biết vì sao phải bảo vệ của công.
- Có những việc làm cụ thể để bảo vệ của công.
- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ của công.
* Năng lực đặc thù điều chỉnh hành vi có thái độ lời nói việc làm bảo vệ của công ở trường, ở nơi công cộng,...
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh, tư liệu,...
- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập Đạo đức 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Những tài sản nào trong các bức tranh được gọi là của câu.
+ Hãy kể tên các tài sản là của công khác mà em biết.
* Gợi ý: 
+ Các tài sản được coi là của công: Trường học (hình 2), dụng cụ thể thao ngoài trời (hình 4), bàn ghế trong lớp học (hình 6), sân bóng (hình 7), sàn và cột bóng rổ (hình 8)
+ Các tài sản là của công khác nhà văn hóa thôn/ xã, thang máy của khu chung cư, ghế đá công viên.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ ý kiến, các HS khác nhận xét bổ sung.
- 3-4 HS chia sẻ.
- GV kết luận: Các tài sản phục vụ nhu cầu của nhiều người được gọi là của công.
- GV giới thiệu bài và ghi tựa đề. 
2. Khám phá
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biểu hiện của bảo vệ của công
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung các trường hợp và kết hợp quan sát tranh minh họa.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu các biểu hiện bảo vệ của công.
+ Kể thêm những biểu hiện của bảo vệ của công mà em biết. 
* Gợi ý:
Trường hợp a: Không viết, vẽ lên bàn hoặc làm tổn hại tới các tài sản khác của trường lớp nhắc nhở các bạn cùng bảo vệ tài sản của lớp học
Trường hợp b: Cùng chung tay giữ cho của công luôn sạch sẽ, bền, đẹp.
Trường hợp c: Sử dụng cẩn thận các thiết bị và dụng cụ học tập môn giáo dục thể chất của nhà trường và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. Trường hợp d: Thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của các tài sản chung tránh gây quá tải dẫn đến hỏng.
- HS đọc nội dung và thảo luận nhóm. 
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung.
- HS trình bày kết quả thảo luận. 
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cần bảo vệ của công bằng các việc làm cụ thể như: không viết, vẽ lên của công, giữ gìn và bảo quản, sử dụng của công một cách cẩn thận, nhắc nhở, ngăn chặn các bạn có hành vi làm tổn hại tới của công.
Hoạt động 2. Khám phá vì sao phải bảo vệ của công 
- GV kể hoặc mời HS đọc truyện “Ghế đá kêu đau”.
- HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn.
- GV mời HS kể tóm tắt.
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn học sinh đối với bộ bàn ghế đá? Việc làm đó đã gây ra hậu quả gì?
+ Theo em, vì sao phải bảo vệ của công?
* Gợi ý: 
+ Dùng vật nhọn để khắc lên bộ bàn ghế đã những hình thù kì quái, thậm chí dùng bút xoá để viết, vẽ những từ ngữ không đẹp là những việc làm rất đáng bị lên án. Những việc làm đó làm cho những chiếc bàn ghế bị sứt mẻ và trở nên xấu xí. 
+ Cần bảo vệ của công vì điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm và nếp sống văn minh của mỗi người. Bảo vệ của công giúp cho các tài sản chung luôn bền, đẹp và được sử dụng một cách dài lâu. 
- GV nhận xét và kết luận: Của công là tài sản chung, phục vụ lợi ích của nhiều người trong một tập thể, cộng đồng. Do đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ của công để chúng luôn sạch sẽ, bền đẹp. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
3. Củng cố:
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?” trả lời các câu hỏi:
1. Bảo vệ của công là gì?
2. Theo em, vì sao cần phải bảo vệ của công. 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi. 
- GV nhận xét và chốt đáp án. 
- HS tham gia trò chơi. 
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
ĐẠO ĐỨC 
Bài 5. BẢO VỆ CỦA CÔNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS củng cố kiến thức và biết bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống liên quan đến việc bảo vệ của công. 
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, tranh ảnh.
- HS: SGK, Vở BT Đạo đức 4. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cùng học sinh chơi trò chơi “Chiếc hộp may mắn” và trả lời các câu hỏi:
+ Những tài sản nào gọi là của công?
+ Quan sát tranh và tìm ra hành vi nào bảo vệ của công, hành vi nào chưa biết bảo vệ của công?
+ Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ của công?
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bải.
- HS tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi. 
2. Luyện tập
Bài tập 1. Bày tỏ ý kiến 
- GV mời HS đọc từng ý kiến trong SGK.
- GV yêu cầu cả lớp bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành với từng ý kiến bằng cách giơ tay hoặc giơ thẻ.
- GV mời 3-4 HS giải thích vì sao tán thành hoặc không tán thành.
Gợi ý: 
+ Ý kiến của bạn Lâm tán thành vì của công là tài sản chung phục vụ lợi ích chung của mọi người nên mỗi người cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn của công.
+ Ý kiến của bạn Nga không tán thành vì mỗi người cần sử dụng của công một cách cẩn thận tránh gây hỏng hóc và tuân thủ các quy định chung.
+ Ý kiến của bạn Phúc không tán thành vì bảo vệ của công mà trách nhiệm của tất cả mọi người.
+ Ý kiến của bạn Trang tán thành vì người biết bảo vệ của công là người có tinh thần trách nhiệm với mọi người xung quanh, góp phần xây dựng tập thể cộng đồng văn minh đoàn kết.
- HS đọc các ý kiến. 
- HS giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- GV nhận xét và kết luận: Tán thành với các ý kiến của bạn Long, Trang; không tán thành với các ý kiến của bạn Nga, Phúc.
- HS lắng nghe và nhắc lại. 
Bài tập 2. Nhận xét hành vi
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận diện nội dung trang trong SGK. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: Bạn nào biết bảo vệ của công, bạn nào chưa biết bảo vệ của công? Vì sao?
- GV cho các nhóm thảo luận trong 3 phút. 
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Gợi ý:
+ Tranh 1: Bạn nam chưa biết bảo vệ của con không tắt vòi nước sau khi sử dụng.
+ Tranh 2: Bạn nữ biết bảo vệ của công, đi vòng lối thoát để gặp bạn tránh giẫm lên cỏ ở công viên.
+ Tranh 3: Bạn nữ biết bảo vệ của công nhắc em không vẽ lên bảng tin.
+ Tranh 4: Bạn nữ chưa biết bảo vệ của công viết tên mình vào cuốn sách của thư viện
+ Trang 5: Hai bạn chưa biết bảo vệ của công, Khắc chữ lên thân cây ở đình làng.
+ Trang 6: Hai bạn chưa biết bảo vệ của công đu bám lên khung thành ở sân bóng đá.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án và kết luận: Các hành vi biết bảo vệ của công: Không giẫm lên câu cỏ ở công viên, không vẽ bậy lên bảng tin. Các hành vi chưa biết bảo vệ của công: Không tắt vòi nước sau khi sử dụng, viết vẽ lên sách của thư viện, khắc chữ lên thân cây, đu bám lên khung thành ở sân bóng đá.
- HS quan sát và nhận diện nội dung tranh. 
- HS thảo luận nhóm. 
- HS trình bày kết quả thảo luận. nhận xét. 
3. Củng cố:
- GV đặt câu hỏi cho HS củng cố kiến thức:
+ Những hành vi nào là bảo vệ của công?
+ Những hành vi nào chưa biết bảo vệ của công? Khi gặp những tình huống đó, em cần phải làm gì?
- HS trả lời. 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: GV phân công nhiệm vụ tìm hiểu cho HS trong các nhóm tìm hiểu và đưa ra giải pháp để bảo vệ từng loại tài sản như bàn ghế lớp học sách báo thư viện dụng cụ thể dục ở nhà thể chất ở cuối clip trước hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép kết quả vào phiếu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
	 ___________________________
ĐẠO ĐỨC 
Bài 5. BẢO VỆ CỦA CÔNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS củng cố kiến thức và biết bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống liên quan đến việc bảo vệ của công. 
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti-vi, tranh ảnh, tư liệu. 
- HS: SGK, Vở BT Đạo đức 4, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV cùng học sinh chơi trò chơi “Thỏ tìm cà rốt”
+ Quan sát tranh và tìm ra những hành vi bảo vệ của công, những hành vi chưa biết bảo vệ của công.
+ Em hãy đưa ra một vài giải pháp để bảo vệ của công. 
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bải. 
- HS tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi. 
2. Luyện tập
Bài tập 3. Xử lý tình huống
- GV chia nhóm gồm 4 đến 6 HS, cho các nhóm bốc thăm để lựa chọn tình huống. 
- GV đưa ra các tiêu chí đóng vai: Thống nhất cách xử lí tình huống phù hợp, phân vai các nhân vật, xây dựng nội dung tiểu phẩm sinh động, hấp dẫn người xem sẽ được đánh giá cao.
- GV tổ chức cho HS thảo luận cách xử lí tình huống và đóng vai để nêu lên ý tưởng tiểu phẩm. 
- GV cho các nhóm đưa ra cách xử lí và đóng vai.
- GV cho các nhóm nhận xét và bầu chọn nhóm hay nhất. 
- HS đọc các ý kiến. 
- HS giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- GV nhận xét và kết luận: Với mỗi tình huống, cần có cách xử lý phù hợp thể hiện ý thức bảo vệ của công. 
- HS lắng nghe và nhắc lại. 
Bài tập 4. Em sẽ làm gì Nếu chứng kiến Các hành vi dưới đây? Vì sao? 
- GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK. 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Em sẽ làm gì khi chứng kiến các hành vi dưới đây? Vì sao?
- GV cho các nhóm thảo luận trong 3 phút. 
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Gợi ý:
a. Nhắc bạn gỡ bã kẹo cao su ra khỏi ghế và lần sau không làm như vậy nữa. Vì làm như vậy sẽ làm cho chiếc ghế đá trở nên nhem nhuốc và xấu xí.
b. Nói với các bạn rằng cây hoa này góp phần làm cho khuôn viên nhà văn hóa trở nên đẹp hơn. Vì vậy, các bạn không nên hái hoa mà hãy chăm sóc bảo vệ chúng.
c. Nói với em nhỏ rằng không nên làm như vậy vì vừa có thể làm em bị ngã vừa làm cho các bức tượng bị bẩn thậm chí bị sứt mẻ.
d. Nhắc các bạn nên để các chậu hoa về chỗ cũ vì các chậu hoa không phải là tài sản cá nhân của các bạn nếu làm đổ vỡ các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước tập thể và nhà trường.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án và kết luận: Cần khuyên bạn thực hiện những việc làm phù hợp để góp phần vào việc bảo vệ của công. 
- HS quan sát và nhận diện nội dung tranh. 
- HS thảo luận nhóm. 
- HS trình bày kết quả thảo luận. nhận xét. 
- HS lắng nghe và 2-3 em nhắc lại. 
3. Vận dụng
- GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi về những việc em đã chứng kiến hoặc đã và sẽ làm để bảo vệ của công.
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu và nhận xét về ý thức bảo vệ tài sản trường lớp của các bạn trong trường đề xuất các biện pháp để bảo vệ các tài sản và ghi lại vào phiếu học tập.
(Lưu ý: GV đã phân công nhiệm vụ tìm hiểu cho các bạn trong các nhóm theo từng loại tài sản như bàn ghế lớp học sách báo thư viện dụng cụ thể dục ở nhà thể chất ở cuối clip trước hướng dẫn học sinh quan sát và ghi chép kết quả vào phiếu để tiết sau trình bày trước lớp).
- GV cho HS trình bày và nhận xét. 
- GV nhận xét và chốt thông điệp.
- HS chia sẻ trong nhóm.
- HS dựa vào phiếu cá nhân để chia sẻ và thống nhất ý kiến trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét.
- 3-4 HS đọc thông điệp
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_5_ba.docx