Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Duy trì quan hệ bạn bè

Bài 7: DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù: HS biết vì sao phải duy trì quan hệ bạn bè.

- Nhận biết được cách đơn giản để duy trì quan hệ bạn bè.

Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học, làng xóm.

* Năng lực chung: Phát triển cho HS các NL: NL giao tiếp hợp tác, NL tự chủ tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. NL điều chỉnh hành vi của bản thân.

* Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm trong mối quan hệ bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, SGK

- HS: SGK, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

docx 5 trang Khánh Đăng 28/12/2023 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Duy trì quan hệ bạn bè", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Duy trì quan hệ bạn bè

Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 7: Duy trì quan hệ bạn bè
ĐẠO ĐỨC
Bài 7: DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù: HS biết vì sao phải duy trì quan hệ bạn bè.
- Nhận biết được cách đơn giản để duy trì quan hệ bạn bè. 
Có quan hệ tốt với bạn bè ở trường học, làng xóm.
* Năng lực chung: Phát triển cho HS các NL: NL giao tiếp hợp tác, NL tự chủ tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. NL điều chỉnh hành vi của bản thân. 
* Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm trong mối quan hệ bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, SGK
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
 - GV hỏi: Em hãy chia sẻ một vài điều (về sở thích, tính cách,..) của người bạn mà em yêu quý nhất. 
- Gọi HS chia sẻ
- GV nhận xét
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Khám phá vì sao cần giữ gìn tình bạn
- GV gọi HS đọc diễn cảm câu chuyện “cô chủ không biết quý tình bạn”
- HS đọc diễn cảm
- Mời HS đọc, kể tóm tắt câu chuyện 
- HS tóm tắt câu chuyện 
- Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm 
+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của cô chủ với người bạn của mình? Cuối cùng điều gì đã xảy đến với cô bé?
(Cô chủ không biết quý trong tình bạn, cuối cùng không có người bạn nào ở bên.)
- HS trả lời
+ Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? 
(Cần biết quý trọng tình bạn, nếu không trân trọng những người ấy sẽ rời chúng ta.)
- HS trả lời
+ Theo em vì sao chúng ta cần giữ gìn tình bạn? 
(Cần giữ gìn, duy trì quan hệ bạn bè. Nhờ đó tình bạn mới luôn dài lâu. Có những người bạn tốt sẽ luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối với chúng ta.)
- HS trả lời
- GV nhận xét KL: Cần giữ gìn, duy trì quan hệ bạn bè. Nhờ đó tình bạn mới luôn dài lâu. Có những người bạn tốt sẽ luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối với chúng ta. Vì vậy chúng ta cần duy trì và giữ gìn tình bạn. 
- HS lắng nghe
HĐ 2: Tìm hiểu cách để duy trì quan hệ bạn, bè. 
- GV hướng dẫn HD nêu các cách để giữ gìn tình bạn trong SGK 
- HS lắng nghe
- Tổ chức HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: 
- HS thảo luận nhóm 4
- Bạn sẽ chọn từ khóa nào để tạo thành bông hoa tình bạn? (các từ chọn là: Tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ, động viên, khích lệ, quan tâm,...)
- HS trả lời
- Theo em còn những cách nào khác để duy trì mối quan hệ bạn bè? 
(- Cần tôn trọng bạn, ngay cả khi bạn có những điều khác biệt với mình, 
- Sãn sàng giúp đỡ, quan tâm, động viên, khích lệ khi bạn gặp khó khăn,..)
- HS trả lời
- GV nhận xét, kết luận
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV gọi HS nêu lại các cách duy trì quan hệ bạn bè
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
ĐẠO ĐỨC
Bài 7: DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù: HS củng cố kiến thức, biết bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống liên quan đến việc duy trì quan hệ bạn bè. 
* Năng lực chung: Phát triển cho HS các NL: NL giao tiếp hợp tác, NL tự chủ tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. NL điều chỉnh hành vi của bản thân. 
* Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm trong mối quan hệ bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, SGK
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
 - GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. 
- HS hát và vận động tại chỗ. 
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Luyện tập, thực hành
Bài tập 1: Lựa chọn cách phù hợp để duy trì quan hệ bạn bè.
- GV giới thiệu trò chơi: Bạn chọn cách nào? 
- HS lắng nghe
- GV chia lớp thành các đội tương ứng với các dãy bàn. Mỗi đội cử 6 bạn tham gia trò chơi tiếp sức. HS còn lại là cổ động viên. 
- HS thực hiện
- Yêu cầu các đội ghi lại các cách thiết lập quan hệ bạn bè vào bảng. 
- HS thực hiện
- GV mời các đội nêu và giải thích về lựa chọn của mình. 
(b. Rủ bạn bè tham gia các trò chơi, cùng chơi với bạn sẽ giúp tình bạn trở nên gắn bó, thân thiết hơn.
d. Thường xuyên trò chuyện với bạn. Trò chuyện là cách giúp những người bạn hiểu nhau hơn.
g. Luôn ở bên khi bạn cần động viên, an ủi. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp và an ủi hơn.)
- HS nêu 
- GV nhận xét, khen đội thắng cuộc
- HS lắng nghe
- GV kết luận: (Để duy trì quan hệ bạn bè, chúng ta nên rủ bạn bè tham gia trò chơi, thường xuyên trò chuyện với bạn, động viên, an ủi bạn.
Không nên: Tỏ ra không hài lòng khi bạn kết thân với người khác, luôn bênh vực bạn trong mọi trường hợp, kể bí mật của bạn cho người khác biết.)
Bài tập 2: Nhận xét hành vi
- GV yêu cầu HS quan sát, nhận diện nội dung tranh trong SGK 
- HS quan sát
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4
- HS thảo luận nhóm
- Bạn nào có hành vi phù hợp để duy trì quan hệ bạn bè? Bạn nào có hành vi chưa phù hợp? (Tranh 1, tranh 2, tranh 4 phù hợp để duy trì quan hệ bạn bè. Trạn 3 không phù hợp)
- HS trả lời
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận nhóm 4
- HS thảo luận nhóm
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận
- HS nêu
- Nhận xét, kết luận (Chúng ta cần học tập các bạn trong tranh 1,2,4. động viên, khích lệ để bạn tự tin hơn, hỏi thăm, giúp đỡ bạn khi bạn ốm, bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt. Không nên có thái độ ích kỉ, khó chịu khi bạn chơi thân với người khác.)
- HS lắng nghe
3. Vân dụng, trải nghiệm 
- Gọi HS nêu lại cách duy trì quan hệ bạn bè
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
ĐẠO ĐỨC
Bài 7: DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ (tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù: HS củng cố kiến thức, biết bày tỏ thái độ, nhận xét hành vi, xử lí tình huống liên quan đến việc duy trì quan hệ bạn bè. 
* Năng lực chung: Phát triển cho HS các NL: NL giao tiếp hợp tác, NL tự chủ tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. NL điều chỉnh hành vi của bản thân. 
* Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm trong mối quan hệ bạn bè. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, SGK
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
 - GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ. 
- HS hát và vận động tại chỗ. 
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Luyện tập, thực hành
* Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và giao nhiệm vụ. 
- HS lắng nghe
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày
(- tình huống 1: Khuyên bạn xin thông tin địa chỉ của bạn Vân để giữ mqh khi Vân chuyển đến nơi mới.
- Tình huống 2: Bạn nam không nên đưa ra lời đề nghị như vậy sẽ khiến bạn nữ khó xử. Bao che lỗi của bạn là không phù hợp để duy trì tình bạn)
- HS thực hiện 
- GV nhận xét, kết luận (Chúng ta nên có thái độ, hành vi phù hợp. Để giữ gìn, duy trì tình bạn tốt đẹp và dài lâu.)
- HS lắng nghe
* Bài 4: Xây dựng kịch bản, sắm vai, xử lí tình huống
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài
- HS nêu
- Tổ chức, hướng dẫn HS xây dựng kịch bản, đóng vai thể hiện nội dung và cách xử lí phù hợp
- HS thực hiện 
- GV mời một số nhóm lên đóng vai, nhóm khác nhận xét nêu ý tưởng 
- HS nêu
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm
- HS lắng nghe
4. Vân dụng, trải nghiệm 
- Tổ chức cho HS kể về một tình bạn đẹp của bản thân hoặc của bạn khác mà em biết?
- HS nêu
- Hướng dẫn HS thảo luận về bộ quy tắc ứng xử với bạn bè.
- HS thực hiện
- HS về nhà tìm thêm các câu ca dao, tục ngữ, câu thơ,.. nói về tình bạn, 
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_7_duy_t.docx