Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.

+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.

* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện

cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, bài hát Bầu và bí

- HS: sgk, vở ghi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 7 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (4 tiết)

Giáo án Đạo đức 4 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn (4 tiết)
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (4 tiết) 
(TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, bài hát Bầu và bí
- HS: sgk, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu
− GV cho HS nghe/hát/xem video bài hát “Bầu và bí” và trả lời câu hỏi: 
+ Bài hát nhắn nhủ chúng ta điều gì?
(giữ vững truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau)
− GV mời một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung. 
− GV nhận xét, kết luận và dẫn dắt vào bài 
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe cô giáo giảng
2. Hình thành kiên thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát 4 bức tranh mục a trong sgk theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Những người trong tranh gặp phải khó khăn gì?
+ Em còn biết những hoàn cảnh khó khăn nào khác?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
Tranh 1
Khó khăn về thị lực
Tranh 2
Khó khăn về sức khoẻ
Tranh 3
Khó khăn về điều kiện kinh tế
Tranh 4
Khó khăn về hoàn cảnh sống, bị lũ lụt cuốn trôi, làm ướt, hỏng sách vở
- GV nhận xét, kết luận: Trong xã hội còn nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn khác do dịch bệnh, cháy nổ, già yếu
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân nêu những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong 6 bức tranh mục b trong sgk 
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ 
Tranh 1: nấu cơm từ thiện
Tranh 4: lau dọn nhà cửa giúp người neo đơn.
Tranh 2: là nhà tình nghĩa
Tranh 5: ủng hộ vùng lũ
Tranh 3: giúp đỡ bạn khuyết tật
Tranh 6: động viên khi bạn gặp chuyện buồn
- GV nhận xét, kết luận và hỏi: Em còn biết những việc làm nào khác thể hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn?
- GV tổ chức cho HS chia sẻ.
(trò chuyện, gửi thư động viên/ dạy học cho trẻ vô gia cư/ tạo quỹ từ thiện giúp đỡ bạn nghèo/.)
- HS chia sẻ 
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS về nhà tìm câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, nói về hoàn cảnh khó khăn và trao đổi lại cùng với người thân.
- HS thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (4 tiết)
(TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi, câu chuyện giúp bạn
- HS: sgk, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu
- GV cho HS chia sẻ câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về hoàn cảnh khó khăn em đã tìm hiểu được
- GV theo dõi, tuyên dương HS
- GV giới thiệu bài, ghi đề bài.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe 
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2. Khám phá vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Mục tiêu: HS biết được vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện “giúp bạn” và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: 
 Khỉ con đã làm gì để giúp dê con? Khi được giúp đỡ, dê con cảm thấy thế nào?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
 Chủ động mời dê đến nhà chơi, kể chuyện với mẹ và tặng dê đồ, nói lời động viên dê con. / Dê con cảm động,biết ơn cả gia đình nhà khỉ.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
3. Luyện tập, thực hành.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em sẽ làm gì nếu những người xung quanh em gặp khó khăn? 
Câu 2: Theo em, sự cảm thông giúp đỡ có ý nghĩa như nào với người đang gặp khó khăn?
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ 
- HS chia sẻ nội dung đã thảo luận
Câu 1
Thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ,.
Câu 2
- Giúp họ vượt qua nghịch cảnh cuộc sống.
- Góp phần làm vơi di mất mát, tổn thương.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS về nhà trao đổi cùng người thân lập kế hoạch giúp đỡ hoàn cảnh còn gặp khó khăn gần nhà.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau
- HS thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (4 tiết) 
(TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu
− GV yêu cầu HS chia sẻ kế hoạch mà đã trao đổi cùng với người thân giúp đỡ người khó khăn.
- GV nhận xét/ tuyên dương/ dẫn vào bài học
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe
2. Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống cụ thể
Bài tập 1. Kể về một người có hoàn cảnh khó khăn theo gợi ý.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, chia sẻ về người có hoàn cảnh khó khăn theo nội dung:
+ Tên của người đó.
+ Nơi họ sống.
+ Những khó khăn mà họ đang gặp phải.
+ Những việc mà em có thể làm để giúp họ.
- HS thực hiện 
- Tổ chức cho HS chia sẻ, các HS khác nhận xét
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, khen thưởng, động viên HS
Bài tập 2. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến sau? Vì sao?
- HS thảo luận nhóm 2, thảo luận ý kiến sgk và bày tỏ thái độ
- HS thực hiện
- GV tổ chức HS chia sẻ kết quả thảo luận
- HS chia sẻ.
Đồng ý (ý kiến của Trang, Hùng, Huyền)
Không đồng ý (ý kiến của Tuấn, Vân)
Vì đây là những việc làm thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn
- Trẻ em cũng cần quan tâm, cảm thông, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn bằng lời nói, hành động phù hợp
- - GV nhận xét, khen thưởng, kết luận.
3. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS viết những lời yêu thương để gửi gắm đến những người có hoàn cảnh khó khăn
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực. Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau
- HS thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN (4 tiết) 
(TIẾT 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
+ Nêu được một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Biết vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
+ Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn bằng những lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
+ Sẵn sàng giúp đỡ người gặp khó khăn phù hợp với khả năng của bản thân.
* Năng lực chung: Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ, lời nói, việc làm thể hiện 
cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn
* Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, biết yeu thương, cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn trong cuộc sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Mở đầu
- GV cho HS chơi trò chơi “truyền điện”, kể tên những việc làm thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn.
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài và ghi đề bài.
- HS chơi
- HS lắng nghe cô giáo giảng
2. Luyện tập, thực hành.
Bài tập 3. Lựa chọn thái độ, hành vi
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xác định những thái độ, hành vi thể hiện cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn.
- HS thực hiện
- GV tổ chức các nhóm chia sẻ, các nhóm khác bổ sung, chi sẻ
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận: Khi thể hiện sự cảm thông giúp đỡ người gặp khó khăn cần có:
+ Thái độ chân thành + Lời nói cử chỉ phù hợp
+ ánh mắt thân tình + Tôn trọng
+ Tránh thái độ, hành vi tỏ vẻ thương hại, ban ơn.
- HS tiếp nhận thông tin
Bài tập 4. Xử lý tình huống
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 lựa chọn 1 tình huống sgk để đóng vai đưa ra cách xử lý đúng.
- HS thực hiện
- GV tổ chức cho HS trình bày cách xử lý, các nhóm khác góp ý, bổ sung và động viên
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận.
Tình huống a
- Rủ Hải sang cùng giúp đỡ bà như một món quà ý nghĩa ngày sinh nhật/ - Báo với Hải sang chung sinh nhật muộn vì đã hứa cùng giúp bà cụ..
Tình huống b
- Động viên, chia sẻ cùng bạn.
Tình huống c
- Chung tay thực hiện: tìm quần áo cũ không dung đến để gửi tặng/ tuyên truyền cung người thân.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp đỡ người gặp khó khăn theo bản gọi ý sgk
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tích cực, đưa thông điệp.
- Nhắc nhở HS khắc phục những tồn tại trong tiết học.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài tiết sau 
- HS xây dựng theo nhóm
- HS đọc
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_4_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_cam_t.docx