Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM.

Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, . , nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.

A. Độ tinh khiết. B. Nồng độ mol. C. Nồng độ chất tan. D. Hạn sử dụng.

Câu 2: Biến áp nguồn là:

A. Thiết bị xoay chuyển điện áp thành điện áp một chiều

B. Thiết bị cung cấp nguồn điện

C. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 180 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm

D. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm

Câu 3: Joulemeter là gì?

A. Thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.

B. Thiết bị đo điện áp

C. Thiết bọ đo dòng điện

D. Thiết bọ đo công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện

Câu 4: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?

A. 1/2. B. 1/4. C. 1/6. D. 1/3.

Câu 5: Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên?

A. 1/2. B. 2/3. C. 3/4. D. 4/5.

Câu 6: Đâu là thiết bị sử dụng điện?

A. Cầu chì ống. B. Dây nối. C. Điot phát quang. D. Công tắc

Câu 7: Ampe kế dùng để làm gì?

A. Đo hiệu điện thế B. Đo cường độ dòng điện

C. Đo chiều dòng điện D. Kiểm tra có điện hay không

 

doc 95 trang Khánh Đăng 27/12/2023 15280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM. 
Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Các hoá chất được đựng trong chai hoặc lọ kín và có dán nhãn ghi đầy đủ thông tin, bao gồm tên, công thức, trọng lượng hoặc thể tích, ... , nhà sản xuất, cảnh báo và điều kiện bảo quản. Các dụng dịch cần ghi rõ nồng độ của chất tan.
A. Độ tinh khiết.	B. Nồng độ mol. 	C. Nồng độ chất tan. 	D. Hạn sử dụng.
Câu 2: Biến áp nguồn là:
A. Thiết bị xoay chuyển điện áp thành điện áp một chiều
B. Thiết bị cung cấp nguồn điện
C. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 180 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm
D. Thiết bị có chức năng chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220 V thành điện áp xoay chiều (AC) hoặc điện áp một chiều (DC) có giá trị nhỏ, đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm
Câu 3: Joulemeter là gì?
A. Thiết bị đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.
B. Thiết bị đo điện áp
C. Thiết bọ đo dòng điện
D. Thiết bọ đo công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện
Câu 4: Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng bao nhiêu so với ống nghiệm tính từ miệng ống?
A. 1/2. 	B. 1/4. 	C. 1/6. 	D. 1/3.
Câu 5: Khi đun ống nghiệm dưới ngọn lửa đèn cồn, cần để đáy ống nghiệm cách bao nhiêu so với ngọn lửa từ dưới lên?
A. 1/2.	B. 2/3.	C. 3/4.	D. 4/5.
Câu 6: Đâu là thiết bị sử dụng điện?
A. Cầu chì ống. 	B. Dây nối. 	C. Điot phát quang. 	D. Công tắc
Câu 7: Ampe kế dùng để làm gì?
A. Đo hiệu điện thế 	B. Đo cường độ dòng điện
C. Đo chiều dòng điện 	D. Kiểm tra có điện hay không
Câu 8: Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không?
A. Có
B. Không
C. Có thể với những hóa chất dạng bột
D. Có thể khi đã sát trùng tay sạch sẽ
Câu 9: Đâu không phải nút chức năng trên thiết bị Joulemeter là?
A. Nút start để khởi động. 	B. Nút on để bật
C. Nút reset để cài lại. 	D. Nút cài đặt để lựa chọn
Câu 10: Đâu là thiết bị hỗ trợ điện
A. Biến trở. 	B. Bóng đèn pin kèm đui 3V
C. Điot phát quang 	D. Công tắc
Câu 11: Đâu không là dụng cụ thí nghiệm thông dụng?
A. Ông nghiệm. 	B. Bình tam giác. 	C. Kẹo gỗ. 	D. Axit.
Câu 12: Cách lấy hóa chất dạng bột ra khỏi lọ đựng hóa chất?
A. Dùng panh, kẹp. 	B. Dùng tay
C. Dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh. 	D. Đổ trực tiếp
Câu 13: Xử lí hóa chất thừa sau khi dùng xong?
A. Đổ ngược lại vào lọ hóa chất. 	B. Đổ ra ngoài thùng rác
C. Xử lí theo hướng dẫn giáo viên. 	D. Có thể mang về tự thí nghiệm tại nhà
Câu 14: Để lấy hóa chất từ ống hút nhỏ giọt, cần có?
A. Tất cả các đáp án đều đúng. 	B. Dùng kim tiêm.
C. Dùng miệng. 	D. Quả bóp cao su.
Câu 15: Khi dùng đèn điot phát quang cần chú ý điều gì?
A. Cực (+) nối với cực dương của nguồn
B. Cực (-) nối với cực dương của nguồn
C. Cả hai đều sai
D. Cả hai đều đúng
Câu 16: Điền vào chỗ trống: "Cách sử dụng thiết bị đo pH: cho ... của thiết bị vào dung dịch cần đo pH. giá trị pH của dung dịch sẽ xuất hiện trên thiết bị đo.
A. Nguồn điện. 	B. Điện cực. 	C. Cực âm. 	D. Cực dương.
Câu 17: Nhãn ghi tên trên các lọ hóa chất cần có yêu cầu gì?
A. Rõ chữ và đúng theo từng loại hóa chất
B. Ghi tắt hoặc kí hiệu ngắn gọn
C. Không cần nhãn ghi tên
D. Không có yêu cầu gì, chỉ cần dán nhãn là được
Câu 18: Các hóa chất trong phòng thí nghiệm được bảo quản trong lọ như thế nào?
A. Lọ hở, làm bằng thủy tinh, nhựa,... 	B. Lọ kín, làm bằng thủy tinh, nhựa,...
C. Không có đáp án chính xác.	D. Lọ bất kì có thể đựng được.
Câu 19: Dụng cụ thí nghiệm nào dùng để lấy dung dịch hóa chất lỏng?
A. Kẹp gỗ. 	B. Bình tam giác. 
C. Ống nghiệm. 	D. Ống hút nhỏ giọt.
Câu 20: Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa Học Tự Nhiên thường dùng nguồn điện để có bộ nguồn 6V thì dùng pin nào?
A. Một pin 3V. 	B. Hai pin 3V. 	C. Ba pin 2 V. 	D. Bốn pin 1,5V.
Câu 21: Có thể xác định pH của nước máy bằng cách
A. Máy đo PH. 	B. Bút đo PH. 	C. Giấy quỳ. 	D. Tất cả phương án trên
Câu 22: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
D. Cả A và C đều đúng
Câu 23: Đâu không phải dụng cụ dễ vỡ trong phòng thí nghiệm
A. Ống nghiệm. 	B. Ca đong thủy tinh. 	C. Ống hút nhựa. 	D. Đèn cồn. 
Câu 24: Đâu không phải hóa chất độc hại trong phòng thí nghiệm
A. Sunfuric acid. 	B. Hydrochloric acid. 	C. Sulfur. 	D. Nước cất
Câu 25: Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH và nhiệt độ nào?
A. pH = 5 và t = 32,7 oC. 	B. pH = 7,2 và t = 37 oC. 
C. pH = 7 và t = 31,9 oC. 	D. pH = 8 và t = 32,6 oC. 
1.A
2.D
3.A
4.D
5.B
6.C
7.B
8.B
9.B
10.D
11.D
12.C
13.C
14.D
15.D
16.B
17.A
18.B
19.D
20.D
21.D
22.D
23.C
24.D
25.B
------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG I. PHẢM ỨNG HÓA HỌC. 
BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1: Biến đổi vật lí là gì?
A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác 	
B. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác
C. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác
D. Tất cả các đáp trên
Câu 2: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là?
A. Chất phản ứng. 	B. Chất lỏng. 	C. Chất sản phẩm. 	D. Chất khí.
Câu 3: Phản ứng sau là phản ứng gì?
Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại
A. Phản ứng tỏa nhiệt. 	B. Phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng phân hủy. 	C. Phản ứng trao đổi.
Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là:
A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 5: Phản ứng thu nhiệt là
A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 6: Điền vào chố trống: "Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình ..., bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học."
A. Sinh hóa. 	B. Vật lí. 	C. Hóa học. 	D. Sinh học.
Câu 7: Đốt cháy cây nến trong không khí là phản ứng hóa học vì
A. Có sự thay đổi hình. 	B. Có sự thay đổi màu sắc của chất.
C. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng. 	D. Tạo ra chất không tan.
Câu 8: Hòa tan đường vào nước là:
A. Phản ứng hóa học. 	B. Phản ứng tỏa nhiệt. 
C. Phản ứng thu nhiệt. 	D. Sự biến đổi vật lí.
Câu 9: Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ như thế nào?
A. Có tính chất mới, khác biệt chất ban đầu
B. Giống hệt chất ban đầu
C. Cả hai đều đúng
D. Cả hai đều sai
Câu 10: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?
A. Carbon và oxygen. 	B. Hydrogen và oxygen.
C. Nitrogen và oxygen. 	D. Hydrogen và nitrogen.
Câu 11: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần? 
A. Carbon dioxide tăng dần. 	B. Oxygen tăng dần
C. Carbon tăng dần. 	D. Tất cả đều tăng
Câu 12: Phản ứng hóa học là gì?
A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí
B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng
C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
D. Tất cả các ý trên
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
2 Hydrogen + Oxygen  Nước
Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?
A. Thay đổi theo chiều tăng dần. 	B. Thay đổi theo chiều giảm dần.
C. Không thay đổi. 	D. H tăng còn O giảm. 
Câu 14: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng ...., lượng sản phẩm ...
A. Tăng dần, giảm dần. 	B. Giảm dần, tăng dần.
C. Tăng dần, tăng dần. 	D. Giảm dần, giảm dần.
Câu 15: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?
A. Phản ứng vẫn tiếp tục.
B. Phản ứng dừng lại.
C. Phản ứng tiếp tục nếu dùng nhiệt độ xúc tác.
D. Phản ứng tiếp tục giữa hydrogen và sản phẩm. 
Câu 16: Sulfur là gì trong phản ứng sau: Iron + Sulfur  Iron (II) sulfide
A. Chất xúc tác. 	B. Chất phản ứng.
D. Sản phẩm. 	D. Không có vai trò gì trong phản ứng.
Câu 17: Xăng, dầu,  là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người?
A. Ngành giao thông vận tải. 	B. Ngành y tế.
C. Ngành thực phẩm. 	D. Ngành giáo dục.
Câu 18: Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các phân tử như thế nào?
A. Không thay đổi. 	B. Thay đổi.
C. Có thể thay đổi hoặc không. 	D. Đáp án khác.
Câu 19: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là calcium carbonate: CaCO3) thành vôi sống (calcium oxide: CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng gì?
A. Tỏa nhiệt. 	B. Thu nhiệt. 	C. Vật lí. 	D. Vừa tảo nhiệt vừa thu nhiệt.
Câu 20: Phản ứng đốt cháy cồn là phản ứng gì?
A. Phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Vừa là phản ứng tỏa nhiệt, vừa là phản ứng thu nhiệt.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 21: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?
A. Có chất kết tủa (chất không tan).	B. Có chất khí thoát ra (sủi bọt).
C. Có sự  thay đổi màu sắc. 	D. Một trong số các dấu hiệu trên.
Câu 22: Khi cho một mẩu vôi sống vào nước, mẩu vôi sống tan ra, thấy nước nóng lên. Dấu hiệu chứng tỏ đã có phản ứng hóa học xảy ra đúng nhất là?
A. Mẩu vôi sống tan ra, nước nóng lên. 	B. Xuất hiện chất khí không màu.
C. Xuất hiện kết tủa trắng. 	D. Mẩu vôi sống tan trong nước.
Câu 23: Khẳng định đúng
Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa
A. Số nguyên tử trong mỗi chất. 	B. Số nguyên tử mỗi nguyên tố.
C. Số nguyên tố tạo ra chất. 	D. Số phân tử của mỗi chất.
Câu 24: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
A. Do tạo thành nước. 	B. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.
C. Do để nguội nước. 	D. Do đun sôi nước
Câu 25: Trong phản ứng: Magnesium + sulfuric acid → magnesium sulfate + khí hyđrogen. Magnesium sulfate là
A. chất phản ứng. 	B. sản phẩm. 	C. chất xúc tác. 	D. chất môi trường.
1.A
2.C
3.B
4.A
5.B
6.A
7.C
8.D
9.A
10.B
11.A
12.C
13.C
14.B
15.B
16.B
17.A
18.B
19.B
20.B
21.D
22.A
23.B
24.B
25.B
BÀI 3: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ
Câu 1: Điền vào chỗ trống: "Khối lượng mol (g/mol) và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về ... , khác về đơn vị đo."
A. Khối lượng. 	B. Trị số. 	C. Nguyên tử. 	D. Phân tử.
Câu 2: Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?
A. 31.587 l. 	B.35,187 l. 	C. 38,175 l. 	D. 37,185 l
Câu 3: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?
A. Khí methan (CH4)             	B. Khí carbon oxide (CO)
C. Khí Helium (He)                  D. Khí hyđrogen (H2)
Câu 4: Khối lượng mol chất là
A. Là khối lượng ban đầu của chất đó
B. Là khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa  ... ng vật ăn thịt. 	B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ. 
C. Động vật ăn thịt,  vi khuẩn và nấm. 	D. Cây xanh, vi khuẩn và nấm. 
Câu 10:  Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là
A. Động vật mất nơi cư trú
B. Môi trường bị ô nhiễm
C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái
D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng
Câu 11: Một quần thể chuột đồng có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản 44 con/ha.
- Nhóm tuổi sinh sản: 43 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 21 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng ổn định. 	   	B. Dạng phát triển. 
C. Dạng giảm sút. 	D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
Câu 12: Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con/ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con/ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con/ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng phát triển. 	B. Dạng ổn định.
C. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. 	D. Dạng giảm sút.
Câu 13: Trong quần xã loài ưu thế là loài:
A. Có số lượng ít nhất trong quần xã. 	B. Có số lượng nhiều trong quần xã. 
C. Phân bố nhiều nơi trong quần xã. 	D. Có vai trò quan trọng trong quần xã. 
Câu 14: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên
A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên
B. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã
C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi
D. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên
Câu 15: Số lượng cá thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường. Hiện tượng này gọi là: 
A. Sự cân bằng sinh học trong quần xã. 	B. Sự phát triển của quần xã. 
C. Sự giảm sút của quần xã. 	D. Sự bất biến của quần xã. 
Câu 16: Chỉ số thể hiện mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là:
A. Độ đa dạng. 	B. Độ nhiều. 	C. Độ thường gặp. 	D. Độ tập trung. 
Câu 17: Chỉ số thể hiện tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát ở quần xã là:
A. Độ đa dạng. 	B. Độ nhiều. 	C. Độ thường gặp. 	D. Độ tập trung. 
Câu 18: Đặc trưng nào quy định tốc độ phát triển của quần thể ?
A. Tỉ lệ giởi tính. 	B. Sự sinh sản và sự tử vong,
C. Thành phần nhóm tuổi. 	D. Mật độ. 
Câu 19: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do
A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng
B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn .
C. Con người dùng lửa sưởi ấm .
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.
Câu 20: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?
A. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
B. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
C. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
D. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.
Câu 21: Để góp phần bảo vệ tốt môi trường, một trong những điều cần thiết phải làm là: 
A. Tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng
B. Tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
C. Hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh
D. Sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
Câu 22: Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là
A. Bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội
B. Bảo vệ môi trường không khí trong lành
C. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia
D. Nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp
Câu 23: Trong mối quan hệ giữa các thành phân trong quân xã, thì quan hệ đóng vai trò quan trọng nhất là
A. Quan hệ về nơi ở. 	B. Quan hệ dinh dưỡng. 
C. Quan hệ hỗ trợ. 	D. Quan hệ đối địch. 
Câu 24: Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây:
A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung. 	B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung.
C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung. 	D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều.
Câu 25: Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây
A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động
B. Lực lượng lao động tăng, làm dư thừa sức lao động dẫn đến năng suất lao động giảm
C. Lực lượng lao động tăng, khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng.
D. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
1.A
2.A
3.D
4.B
5.A
6.A
7.C
8.D
9.D
10.C
11.A
12.D
13.D
14.D
15.A
16.B
17.C
18.B
19.D
20.C
21.C
22.A
23.B
24.D
BÀI 47: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Câu 1: Trồng rừng có vai trò
A. tạo nơi ở cho các loài sinh vật. 	B. chống xói mòn đất.
C. tạo sự cân bằng cho hệ sinh thái. 	D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Ứng dụng của công nghệ sinh học đối với bảo vệ thiên nhiêu là gì?
A. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 
B. Lai tạo ra các giống sinh vật có năng suất, chất lượng cao.
C. Tạo ra giống chống chịu tốt.
D. Cả A, B, C
Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét.
C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái.
D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu 4: Để góp phần bảo vệ thiên nhiên con người cần
A. chặt phá rừng bừa bãi. 	B. xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia.
C. săn bắn động vật hoang dã. 	D. xả rác bừa bãi.
Câu 5: Nhận định nào sau đây sai về tài nguyên nước?
A. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt.
B. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.
C. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước.
D. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
Câu 6: Biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái biển là gì?
A. Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải.
B. Bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm.
C. Chống ô nhiễm môi trường biển.
D. Tất cả các biện pháp trên.
Câu 7: Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm mục đích gì?
A. Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
B. Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
C. Cho phép người dân hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi.
D. Đáp án A và B.
Câu 8:  Cho các biện pháp sau:
1. Trồng cây gây rừng.
2. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
3. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
4. Cấm săn bắn động vật hoang dã.
Trong các biện pháp trên, số biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4
Câu 9: Nếu không có Luật Bảo vệ môi trường thì rừng có thể bị
A. khai thác bừa bãi làm giảm diện tích rừng.
B. làm mất nơi ở của nhiều loài sinh vật làm mất cân bằng sinh thái.
C. ảnh hưởng đến điều hòa khí hậu.
D. cả A, B, C
Câu 10: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
A. tài nguyên sinh vật. 	B. tài nguyên tái sinh.
C. tài nguyên không tái sinh. 	D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 11: Đâu không phải là hành vi chấp hành luật Bảo vệ môi trường?
A. Săn bắn động vật hoang dã. 	B. Sử dụng đất hợp lý, cải tạo đất.
C. Cấm đổ rác bừa bãi. 	D. Cấm chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 12: Biện pháp giúp cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa bao gồm
A. Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
B. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí
C. Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.
D. Cả A, B, C
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Nội dung phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường là?
A. Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.
B. Cấm nhập khẩu chất thải vào Việt Nam.
C. Cấm khai thác rừng bừa bãi.
D. Đáp án A và B.
Câu 14: Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng là
A. gây xói mòn đất. 	B. làm mất cân bằng sinh thái.
C. ảnh hưởng tới điều hòa khí hậu. 	D. tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường cần có trách nhiệm
A. bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.
B. nộp phạt cho tổ chức quản lí môi trường địa phương.
C. di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư.
D. thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 16: Biện pháp nào sau đây không giúp bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Đốt rừng làm nương rẫy. 	
B. Động viên nhân dân trồng rừng.
C. Cấm chặt phá rừng, đốt rừng. 	
D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Câu 17: Chấp hành luật Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
A. Học sinh. 	B. Tất cả mọi người.
C. Người cao tuổi. 	D. Giáo viên.
Câu 18: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là
A. tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
B. tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và nhiều sinh vật.
B. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.
C. Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.
D. Luật Bảo vệ môi trường chỉ được ban hành để cho những cá nhân, tổ chức sản xuất công nghiệp chấp hành.
Câu 20: Ý nghĩa của việc trồng cây gây rừng là gì?
A. Chống xói mòn đất. 	B. Tạo nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
C. Giúp điều hòa khí hậu. 	D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
B. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
C. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
D. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Câu 22: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là
A. tài nguyên sinh vật. 	B. tài nguyên tái sinh.
C. tài nguyên không tái sinh. 	D. tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 23: Ý nghĩa của việc gìn giữ thiên nhiên hoang dã là gì?
A. Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
B. Duy trì cân bằng sinh thái
C. Tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 24: Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào của môi trường?
A. Vật lí, hóa học, sinh học. 	B. Vật lí, sinh học, toán học.
C. Vật lí, hóa học, toán học. 	D. Vật lí, địa lí.
Câu 25: Nhận định nào sai trong các nhận định sau?
A. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất.
B. Tài nguyên rừng là tài nguyên không tái sinh.
C. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.
1.D
2.D
3.C
4.B
5.B
6.D
7.D
8.D
9.D
10.B
11.A
12.D
13.D
14.D
15.A
16.A
17.B
18.D
19.D
20.D
21.A
22.C
23.D
24.A
25.B

File đính kèm:

  • doccau_hoi_trac_nghiem_khoa_hoc_tu_nhien_8_ket_noi_tri_thuc_voi.doc