Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Tay khéo, tay đảm (Bản hay)
Mục tiêu bài học
Làm việc nhà để rèn luyện sự khéo tay, cẩn thận.
Kể câu chuyện về Cậu bé hậu đậu
“Ngày xửa ngày xưa, ở hành tinh Xủng Xoảng có một cậu bé tên là Úi Chà! Cậu bé ấy rất nhanh, ăn cũng nhanh, chạy cũng nhanh, làm gì cũng nhanh như một cơn gió chỉ có điều vì nhanh nhảu, không chịu nhìn trước nhìn sau nên cậu rất hay làm đổ vỡ, làm rơi đồ. Chiếc bát rơi vỡ vì vừa ăn Úi Chà vừa xem điện thoại.
Kết luận
Thật lãng phí làm sao, vì HẬU ĐẬU nên bao nhiêu đồ đạc bị hỏng, bị rơi bẩn không thể sử dụng tiếp được nữa. Hậu đậu là không cẩn thận, hay làm rơi, làm vỡ đồ đạc.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Tay khéo, tay đảm (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4: Tay khéo, tay đảm (Bản hay)

Xin chào tất cả các con! Bài 4: Tay k héo, tay đảm Chủ đề: Khám phá bản thân Mục tiêu bài học Làm việc nhà đ ể rèn luyện sự khéo tay, cẩn thận. Khởi động Khám phá K ể câu chuyện về Cậu bé hậu đậu “Ngày xửa ngày xưa, ở hành tinh Xủng Xoảng có một cậu bé tên là Úi Chà! Cậu bé ấy rất nhanh, ăn cũng nhanh, chạy cũng nhanh, làm gì cũng nhanh như một cơn gió chỉ có điều vì nhanh nhảu, không chịu nhìn trước nhìn sau nên cậu rất hay làm đổ vỡ, làm rơi đồ. Chiếc bát rơi vỡ vì vừa ăn Úi Chà vừa xem điện thoại . Tiếng bát rơi tạo ra âm thanh gì? Tiếng bát rơi loảng xoảng Vì mải với tay lấy rô bốt trái cây nên Úi Chà làm đổ cả cốc nước rồi! Nước đổ như thế nào, rơi xuống đâu, làm ướt đồ đạc nào trong nhà không? Nước đổ đầy ra nhà, làm ướt hết bàn ghế, đồ đạc trong nhà. Chà chà hãy xem kìa. Cậu bé đang cầm trên tay rổ rau mà mắt vẫn đang nhìn theo bộ phim hoạt hình ở ti vi. Điều gì xảy ra tiếp Cậu bé làm đổ hết rổ rau xuống đất. Thật lãng phí làm sao, vì HẬU ĐẬU nên bao nhiêu đồ đạc bị hỏng, bị rơi bẩn không thể sử dụng tiếp được nữa. Hậu đậu là không cẩn thận, hay làm rơi, làm vỡ đồ đạc. Kết luận Em đã đánh vỡ bát bao giờ chưa ? Điều gì xảy ra sau đó? Vì sao em lại đánh vỡ bát? Làm thế nào để không đánh rơi, đánh vỡ, làm đổ đồ đạc? Người xưa hay có câu “Trăm hay không bằng tay quen” bởi vậy bí kíp giúp ta rèn luyện tính cẩn thận chính là: “LÀM NHIỀU CHO QUEN TAY – TẬP TRUNG, KHÔNG VỘI VÀNG”. Kết luận Mở rộng Tổng kết Thực hành cắm hoa theo tổ. Chuẩn bị nguyên liệu: Hoa, lọ hoa, kéo, nước.. HĐ về nhà Làm việc nhà để rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo Củng cố bài học
File đính kèm:
bai_giang_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc.pptx