Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, 2, 3 - Năm học 2023-2024
. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
Sau bài học, học sinh sẽ:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ
- GV: TV, tranh ảnh, bài hát Quốc ca.
- HS: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học môn Đạo đức 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, 2, 3 - Năm học 2023-2024
Tuần 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Chủ đề 1: Em yêu tổ quốc việt nam Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (Tiết 1) Ngày soạn: 14/8/2023 Ngày dạy: .......................... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, học sinh sẽ: - Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. - Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ - GV: TV, tranh ảnh, bài hát Quốc ca. - HS: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3-4p) - Mục tiêu:Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi về lá cờ Việt Nam có trong bài hát. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết của bản thân - HS lắng nghe. 2. Khám phá (20-24p) Hoạt động 1: Tìm hiểu Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. -Mục tiêu: + Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam. -Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc đoạn hội thoại trong SGK. + Quốc hiệu của nước ta là gì? + Hãy mô tả Quốc kì Việt Nam. + Nêu tên bài hát và tác giả Quốc ca Việt Nam. + Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) - 1 HS đọc đoạn hội thoại. - Nêu câu trả lời. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. - Mục tiêu: + Học sinh biết những việc cần làm khi chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Khi chuẩn bị chào cờ, em cần phải làm gì? + Khi chào cờ, em cần giữ tư thế như thế nào? + Khi chào cờ, em cần hát quốc ca như thế nào? - GV mời các nhóm nhận xét. - GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm. - HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời. - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. 3. Vận dụng (5-7p) - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca. + Vận dụng vào thực tiễn để thực iện tốt lễ chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi đua chào cờ đúng nhất. Lớp trưởng điều hành lễ chào cờ. + GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành lèm lễ chào cờ và hát Quốc ca 1 lượt. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm chào cờ tốt nhất, hát Quốc ca đúng và hay nhất. - Nhận xét, tuyên dương - HS chia nhóm và tham gia thực hành chào cờ. + Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên. + Các nhóm nhận xét bình chọn - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Chủ đề 1: Em yêu tổ quốc việt nam Bài 01: Chào cờ và hát Quốc Ca (Tiết 2) Ngày soạn: 14/8/2023 Ngày dạy: .......................... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ: - Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và át Quốc ca. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi nhận xét các tình huống chào cờ và hát Quốc ca. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, đưa ra ý kiến đúng để giải quyết vấn đề trong các tình huống. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ - GV: TV, tranh ảnh, bài hát Quốc ca. - HS: SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3-4p) - Mục tiêu:+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Củng cố kiến thức đã học về cách chào cờ và hát Quốc ca. - Cách tiến hành: - GV mở video làm lễ chào cờ để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi về phong cách các bạn làm lễ chào cờ, hát quốc ca trong video. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết của bản thân - HS lắng nghe. 2. Khám phá (20-24p) -Mục tiêu: + Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi lệch chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca -Cách tiến hành: Bài tập 1: Nhận xét hành vi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao? - GV mời các nhóm nhận xét? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) Bài tập 2. Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV yêu cầu 1HS quan sát các tình huống trong tranh và thảo luận: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV mời các nóm nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và đưa ra chính kiến của mình/ - Các nhóm nhận xét. - HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và đưa ra lời khuyên. -Các nhóm nhận xét. 3. Vận dụng (5-7p) - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về cách chào cờ và hát Quốc ca. + Vận dụng vào thực tiến để thực hiện tốt lễ cào cờ. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi vẽ lá cờ Tổ Quốc đúng và đẹp. + GV yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy, bút màu để vẽ lá cờ Tổ Quốc. + Mời học sinh nhận xét và bình chọn người vẽ đẹp. - Nhận xét, tuyên dương + HS vận dụng bằng cách thi vẽ lá cờ Tổ quốc. + HS nhận xét bài của bạn và bình chọn những người vẽ đúng và đẹp. - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Chủ đề 1: Em yêu tổ quốc việt nam Bài 02: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1) Ngày soạn: 05/9/2023 Ngày dạy: ........................ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ - Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đát nước, con người Việt Nam. - Nhận ra Tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. - Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - Tự hào được là người Việt Nam. - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước, TV, thông tin, phiếu học tập. - HS: Tranh ảnh sưu tầm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3-4p) - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” - Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó? - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. - HS trả lời theo ý hiểu của mình - HS lắng nghe. 2. Khám phá ( 21-24p) Hoạt động 1: Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam - Mục tiêu: + Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. + Biết bày tỏ niềm yêu mến, tự hào trước những vẻ đẹp đó. - Cách tiến hành: a. - GV chiếu các hình ảnh trong SGK. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời phiếu học tập - GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ ? Những hình ảnh trên có nội dung gì? ? Em có cảm nhận gì về những hình ảnh đó - HS nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV nhận xét và kết luận - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi: - GV gọi đại diện bàn lên chia sẻ ? Ngoài các hình ảnh trên em hãy chia sẻ thêm cho cả lớp biết những vẻ đẹp đó? - GV nhận xét và tuyên dương b. Vẻ đẹp của đất nước Việt Nam - GV chiếu các hình ảnh trong SGK lên màn chiếu. - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và trả lời phiếu học tập - GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ ? Những hình ảnh trên thể hiện những vẻ đẹp gì của con người Việt Nam? ? Em có cảm nhận gì về những vẻ đẹp đó? ? Hãy chia sẻ thêm về những vẻ đẹp khác của con người Việt Nam? - HS nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận - HS quan sát. - HS thảo luận theo nhóm 4 - HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm - Lắng nghe - HS thảo luận theo nhóm 4 - HS chia sẻ - HS quan sát. - HS lên chia sẻ ý kiến của nhóm - Lắng nghe Hoạt động 2: Khám phá sự phát triển của quê hương, đất nước - Mục tiêu: + Học sinh nêu được sự phát triển của đất nước Việt Nam trên một số lĩnh vực. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Nêu cảm nhận của em về sự phát triển đất nước Việt Nam qua những bức tranh? + Chia sẻ thêm về sự phát triển của quê hương, đất nước mà em biết? - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, kết luận - HS làm việc nhóm 2, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời. - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. - HS lắng nghe Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. - Mục tiêu: + Học sinh nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. + Tự hào được là người Việt Nam. - Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. ? Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc làm của các bạn thể hiện điều gì? ? Hãy kể thêm các việc cần làm để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc? - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét, kết luận => Kết luận: Mỗi chúng ta cần thể hiện tình yêu Tổ quốc bằng những hành động thiết thực, phù hợp như: yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - HS làm việc nhóm 4, cùng nhau thảo luận các câu hỏi và trả lời. - Các nhóm nhận xét, bổ sung 3. Vận dụng (5-7p) - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. - Cách tiến hành: -GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình. + Chia sẻ một số việc em đã và sẽ làm để thể hiện tình yêu tình yêu Tổ quốc theo bảng sau. - GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu quê hương, đất nước.Chuẩn bị cho tiết 2 của bài. - HS lắng nghe. + HS trả lời theo ý hiểu của mình. - HS nhận xét câu trả lời của bạn - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy .................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tuần 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC Chủ đề 1: Em yêu tổ quốc việt nam Bài 02: Tự hào Tổ quốc Việt Nam (Tiết 1) Ngày soạn:11/9/2023 Ngày dạy: .................... I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù Sau bài học, học sinh sẽ: - Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân. - Hình thành và phát triển lòng yêu nước. 2. Năng lực chung - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất - Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ - GV: Tranh ảnh, TV, phiếu học tập. - HS: câu ca dao, tục ngữ về lòng yêu nước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động (3-4p) - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát: “Việt Nam ơi” ? Bài hát thể hiện sự tự hào về điều gì? ? Chia sẻ cảm xúc của em khi nghe bài hát đó? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo ý hiểu của mình - HS lắng nghe. 2. Khám phá (21-24p) - Mục tiêu: Thực hiện được hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý, bảo vệ thiện nhiên; trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. -Cách tiến hành: Bài tập 1: Em tán thành hoặc không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - Gọi HS đọc yêu cầu 1/SHS - GV chiếu tranh.. - GV nêu câu hỏi và HS nêu việc tán thành hoặc không tán thành để thể hiện tình yêu Tổ quốc và vì sao. - Tổ chức cho HS chia sẻ nội dung từng tranh. - GV nhận xét, kết luận Bài tập 2: Nhận xét hành vi. - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận: Em đồng tình hoặc không đồng tình với hành vi của bạn nào trong các ý sau? Vì sao? - GV mời các nhóm nhận xét? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) - HS đọc yêu cầu - Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - 2-3 HS chia sẻ. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và đưa ra chính kiến của mình: - Các nhóm nhận xét. 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Sưu tầm được các câu ca dao, tục ngữ về tình yêu quê hương, đất nước + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình yêu Tổ quốc. - Cách tiến hành: -GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình. - GV yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ đã chuẩn bị trước - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: về nhà chuẩn bị cho tiết 3 của bài - HS lắng nghe. - HS chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm Điều chỉnh sau tiết dạy ..................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- ke_hoach_day_hoc_mon_dao_duc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_son.doc