Kế hoạch bài dạy Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Đồng hồ chữ số La Mã

I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)

* HS biết

- Nhận biết được 3 chữ số La Mã I, V; X

- Đọc, viết các chữ số La Mã trong phạm vi 20.

- Giao tiếp toán học mô hình hóa toán học sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề toán học.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, đoàn kết.

II. Đồ dùng dạy học

1. Chuẩn bị của Giáo viên

- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.

- Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh:

 

docx 8 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2760
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Đồng hồ chữ số La Mã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Đồng hồ chữ số La Mã

Kế hoạch bài dạy Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề: Đồng hồ chữ số La Mã
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: Đồng hồ chữ số La Mã
THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
Lớp: 3
Thời lượng: 2 tiết 
Thời điểm tổ chức: Khi dạy nội dung đồng hồ chữ số La Mã ( môn Toán )
Mô tả bài học:
Nội dung môn toán có yêu cầu cần đạt như sau:
- Nhận biết được chữ số La Mã và viết được viết được chữ số La Mã trong phạm vi 20.
- Sử dụng được compa để vẽ đường tròn.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút .
Để đạt được các yêu cầu này, trong bài học STEM“ đồng hồ chữ số La Mã”, học sinh sẽ:
- Nhận biết được các chữ số La Mã I, V; X
- Đọc, viết được các chữ số La Mã trong phạm vi 20. 
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học:
Môn học
Yêu cầu cần đạt
Môn học
chủ đạo
Môn Toán 
- Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiêntrong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.
- Sử dụng được compa để vẽ đường tròn.
- Đọc được giờ chính xác đến 5 phút và từng phút trên đồng hồ.
Môn học
tích hợp
Mĩ thuật
 - Tạo được sản phẩm có hình, khối dạng cơ bản.
- Thể hiện được chi tiết hoặc hình ảnh trọng tâm ở sản phẩm.
- Vận dụng được sự khác nhau của chấm, đường hướng của nét để trang trí sản phẩm.
Công nghệ
- Lựa chọn được vật liệu làm đồ dùng học tập đúng yêu cầu.
- Sử dụng được các dụng cụ để làm đồ dùng học tập đúng cách, an toàn.
- Làm được một đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật.
I. Yêu cầu cần đạt (của bài học)
* HS biết
- Nhận biết được 3 chữ số La Mã I, V; X
- Đọc, viết các chữ số La Mã trong phạm vi 20. 
- Giao tiếp toán học mô hình hóa toán học sử dụng công cụ, phương tiện học toán, giải quyết vấn đề toán học.
- Chăm chỉ, trách nhiệm, đoàn kết.
II. Đồ dùng dạy học
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Các phiếu học tập và phiếu đánh giá.
- Nguyên vật liệu giáo viên cung cấp các nhóm học sinh:
STT
Thiết bị/ Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Bìa cứng
 6 tờ 
2
Hình ảnh một số đồng hồ có chữ số La Mã
3
Compa
1 cái
4
Ốc vít
2. Chuẩn bị của học sinh
- Giao cho mỗi nhóm tự chuẩn bị một số nguyên vật liệu như sau:
STT
Thiết bị/ Học liệu
Số lượng
Hình ảnh minh hoạ
1
Giấy bìa cứng. giấy thùng
1 tờ
2
Giấy màu, bút màu
3
Kéo
1cái
4
Keo 2 mặt
1 cuộn
5
Hồ dán
1 chai
6
Compa
1 cái
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu (nội dung cụ thể được mô tả ở trên)
1. Hoạt động 1. Mở đầu (Xác định vấn đề)
a) Khởi động:
- Cho HS nghe bài hát: Chiếc đồng hồ
- Bài hát nói đến đồ vật nào? (đồng hồ)
- GV đưa đồng hồ - HD quan sát.
- Đồng hồ này chỉ mấy giờ? (HS trả lời)
- GV đưa tiếp đồng hồ.
- Các em có biết đồng hồ này chỉ mấy giờ không? (HS trả lời)
 - GV đưa ra tình huống.
- GV giới thiệu cho HS xem một số đồng hồ có chữ số La Mã.
b) Giao nhiệm vụ:
- Để thực làm đồng hồ có chữ số La Mã. Các em sẽ làm đồng hồ theo các yêu cầu sau đây:
+ Làm đồng hồ mặt hình tròn, có các chữ số La Mã. 
+ Kim giờ, kim phút phải quay được.
+ Có các vạch chia giờ đều nhau.
+ Đồng hồ được trang trí đẹp, có kích thước phù hợp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền)
a/ Giới thiệu chữ số La Mã. 
- GV giới thiệu nguồn gốc chữ số La Mã.
+ Giáo viên viết lên bảng I (Chữ I ngắn in hoa đọc là 1 La Mã)
- Tương tự GV viết chữ số V( năm), X ( mười). 
- HS đọc lại I, V, X.
+ Từ 3 chữ số La Mã I,V, X ta có thể tạo ra một số chữ số La Mã sau:
- GV đưa bảng – GV hướng dẫn hoàn thành vào bảng.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
20
I
V
X
- GV đưa ra quy tắc hình thành chữ số La Mã.
- HS đọc lại chữ số La Mã.
b) Hướng dẫn vẽ đường tròn
- GV giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn.
- GV vẽ mẫu.
- HS vẽ vào giấy.
3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp
- Học sinh thực hành, trải nghiệm theo nhóm 6 làm được đồng hồ có chữ số La Mã. 
- Cho HS xem đồng hồ mẫu.
- HS làm phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
Giáo viên
Học sinh
Đồng hồ có những bộ phận nào?
Mặt đồng hồ có hình gì?
Để làm được đồng hồ cần dùng những vật liệu gì ?
- HS trình bày kết quả phiếu học tập.
- Giáo viên tiếp tục yêu cầu các nhóm thảo luận và vẽ phác hoạ sản phẩm đồng hồ chữ số La Mã vào giấy A4.
- Trình bày đồng hồ phát hoạ - Nhận xét
b) Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá
- HS đặt vật liệu đã chuẩn bị và GV phát vật liệu.
- GV hướng dẫn ráp kim, đế (móc treo) vào mặt đồng hồ.
- GV nhắc HS cẩn thận khi sử dụng compa.
- Các nhóm thực hiện.
- Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên:
- Học sinh làm sản phẩm theo nhóm, giáo viên quan sát ghi nhận tinh thần làm việc của nhóm.
c) Chia sẻ, thảo luận và điều chỉnh
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm, cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm.
- HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
* Phụ lục
1. Phiếu đánh giá
TT
Tiêu chí
Mức độ
Tốt
Đạt
Chưa đạt
1
- Làm đồng hồ mặt hình tròn có các chữ số La Mã
2
- Đồng hồ phải xoay được kim giờ, kim phút
3
-Sản phẩm chắc chắn, chính xác, sử sụng được nhiều lần, đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Sản phẩm của học sinh
- Sau bài dạy GV đưa sản phẩm vào.
	- GV tổng kết nội dung bài, liên hệ mở rộng
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.
.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx