Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Kế được hoạt động trong ngày hội đọc sách và nêu được ý nghĩa của sự kiện này.

- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách.

- Tích cực đọc sách và tham gia vào các hoạt động trong ngày hội này.

- Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách yêu quý sách và tự giác đọc, học tập những điều hay từ sách.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV:

+ Hình trong SGK phóng to (nếu có thể).

+ Tranh, ảnh, video về ngày hội đọc sách của trường (nếu có).

- HS:

+ Một số tranh, ảnh về ngày hội đọc sách của trường (nếu có).

+ Cuốn sách em yêu thích.

 

doc 7 trang trithuc 9760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tuần 7 - Năm học 2021-2022
TUẦN 7 (Điều chỉnh)
Thứ năm ngày 21 tháng 10 năm 2021
Tự nhiên và Xã hội
Bài 7: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH CỦA CHÚNG EM ( 2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Kế được hoạt động trong ngày hội đọc sách và nêu được ý nghĩa của sự kiện này.
- Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách. 
- Tích cực đọc sách và tham gia vào các hoạt động trong ngày hội này.
- Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách yêu quý sách và tự giác đọc, học tập những điều hay từ sách.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV:
+ Hình trong SGK phóng to (nếu có thể).
+ Tranh, ảnh, video về ngày hội đọc sách của trường (nếu có).
- HS:
+ Một số tranh, ảnh về ngày hội đọc sách của trường (nếu có).
+ Cuốn sách em yêu thích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Nội dung các hình
Hình các hoạt động trong ngày hội đọc sách ở trường Minh, Hoa: hoạt động kể chuyện theo sách, triển lãm sách, giới thiệu sách mới, quyên góp sách.
2. Gợi ý các bước tổ chức dạy học
Mở đầu
- Tổ chức cho HS kể tên những cuốn sách các em đã đọc, sau đó dẫn vào bài mới.
- GV có thể lựa chọn những cách khác có nội dung liên quan đến bài học để dẫn vào bài.
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
- Cho HS quan sát hình tràn hai trang (trang 28, 29) trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Ngày hội đọc sách ở trường Minh và Hoa đã diễn ra những hoạt động nào? (hoạt động kể chuyện theo sách, triển lãm sách, giới thiệu sách mới, quyên góp sách).
Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và kết luận: Ngày hội đọc sách là sự kiện quan trọng trong các hoạt động ở trường. Trong ngày hội này, các em được tham gia nhiều hoạt động, được đọc và biết nhiều điều bổ ích.
Hoạt động 2
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp đôi để trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày hội đọc sách. 
- Để trả lời được, GV gợi ý cho HS đưa ra nhận xét sự tham gia của các bạn trong sự kiện này (Em thấy các bạn tham gia hoạt động này với thái độ thế nào? Em có nhận xét gì về sự tham gia của các bạn? Ngoài các bạn HS còn có những ai tham gia vào hoạt động này? Điều đó có ý nghĩa gì?..) sau đó GV kết luận.
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm câu hỏi: Việc đọc sách đem lại những lợi ích gì? (Sách giúp em rút ra điều gì? Em học được gì qua việc đọc sách? Người lớn có cần đọc sách không? Việc ngày 21 - 4 được chọn là Ngày sách Việt Nam có ý nghĩa gì?...). Đại diện một số nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt lại ý nghĩa của ngày hội đọc sách: Giúp các em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được tìm hiểu kiến thức mới về thế giới, về lịch sử, về khoa học,...
- Yêu cầu HS đọc lời nhắc nhở của Mặt Trời để ghi nhớ ngày 21 - 4 hàng năm là ngày sách Việt Nam.
Yêu cầu cần đạt: HS kể được các hoạt động chủ yếu diễn ra trong ngày hội đọc sách nói được ý nghĩa của sự kiện này và nhận xét được sự tham gia của các bạn. Nêu được vai trò của sách đối với cuộc sống.
Hoạt động thực hành
Hoạt động 1
- Yêu cầu HS nhớ lại ngày hội đọc sách ở trường minh, mô tả không khí và kể lại các hoạt động trong ngày đó (kết hợp với tranh ảnh (nếu có)). Từ đó HS nêu được điểm khác nhau giữa ngày hội đọc sách của trường mình với trường Minh và Hoa.
- GV có thể kết luận: Ngày hội đọc sách là hoạt động thường diễn ra ở trường học . Thông qua hoạt động này, các em có ý thức hơn về việc đọc sách. Có nhiều cách để tổ chức ngày hội đọc sách phù hợp với điều kiện ở từng trường.
- Gợi ý để HS nói những hoạt động yêu thích và lí giải vì sao lại yêu thích những hoạt động đó (Trong ngày hội đọc sách ở trường, em đã tham gia những hoạt động nào? Em thích nhất hoạt động nào? Vì sao em thích hoạt động đó).
- Sau khi trả lời những gợi ý trên, GV cho HS nhận xét về sự tham gia của các bạn, chia sẻ cảm nghĩ của mình về ngày hội đọc sách (Em có cảm nghĩ gì khi tham gia sự kiện này? Các bạn tham gia với thái độ như thế nào? Em học được gì từ sách?...)
Yêu cầu cần đạt: Kể được những hoạt động chính trong ngày hội đọc sách ở trường mình; những hoạt động em yêu thích nhất và lí giải vì sao lại thích hoạt động đó; Nói được lợi ích của việc đọc sách đối với bản thân.
Tiết 2
1. Nội dung các hình
- Hình HS giới thiệu trước kịp về cuốn sách yêu thích. 
- Hình HS tự lập kế hoạch đọc sách trong tháng của mình.
- Hình chốt: HS kể về việc ủng hộ sách cho thư viện của trường.
2. Gợi ý các bước tổ chức dạy học
Mở đầu
Cách 1: Cho HS hát bài hát Trang sách em yêu của nhạc sĩ sĩ Lê Vĩnh Phúc hoặc những bài hát có liên quan đến nội dung bài học, sau đó dẫn dắt vào tiết học mới.
Cách 2: Tổ chức giải câu đố rồi dẫn dắt vào tiết học mới.
Câu đố 1: 
 Có mép, có gáy, không mồm,
 Ai yêu, ai quý sẽ càng thông minh
 Chỉ là trang giấy xinh xinh
 Nhìn vào là biết càng tình chuyện đời,
 (Đáp án: Quyển sách)
Câu đố 2: 
 Cũng gáy, cũng ruột đàng hoàng,
 Cổ, kim, nhân loại thế gian đều cần.
 	 (Đáp án: Quyền sách)
Hoạt động thực hành
- Tổ chức cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận theo nhóm một số câu hỏi gợi ý (Trong hình là hoạt động gì? Các bạn đang nói về cuốn sách nào? Em đã đọc cuốn sách này chưa? Em thích nhân vật nào trong cuốn sách đó? Vì sao em thích nhân vật đó? Em có đồng ý với nhận xét của các bạn về nhân vật Dế Mèn, Dế Trũi không? Vì sao? 
- Tổ chức cho HS giới thiệu với bạn hoặc giới thiệu trước lớp cuốn sách em yêu thích với các gợi ý: 
+Tên cuốn sách tên tác giả (nếu có thể)
+ Nội dung cơ bản của cuốn sách hoặc những chi tiết, nhân vật mình yêu thích. 
+ Nói lí do em yêu thích cuốn sách đó.
+ Em học được điều gì từ cuốn sách. Cảm nghĩ của em về cuốn sách? ...
- GV và các bạn khác động viên, khen ngợi bạn.
Yêu cầu cần đạt: HS kể được nội dung cơ bản hoặc chi tiết, nhân vật yêu thích trong cuốn sách và những điều học được từ cuốn sách đó.
 Hoạt động vận dụng
- Hướng dẫn HS lập kế hoạch đọc sách trong tháng với gợi ý: thời gian đọc, tên cuốn sách, nhân vật yêu thích, những điều học được từ cuốn sách. 
- HS chia sẻ với bạn hoặc người thân kế hoạch đọc sách của mình.
Yêu cầu cần đạt: HS lập được kế hoạch đọc sách trong tháng của mình và chia sẻ kế hoạch đó với bạn hoặc người thân.
*Tổng kết:
- Yêu cầu HS đọc và chia sẻ với bạn suy nghĩ của mình về lời chốt của Mặt Trời.
- Nói những hiểu biết về hình chốt (Hình vẽ gì? Lời nói trong hình thể hiện điều gì? Em đã làm gì để tuyên truyền cho việc đọc sách?...)
3. Hướng dẫn về nhà
- Thực hiện kế hoạch đọc sách của em.
- Kể với bố mẹ hoặc người thân nội dung cuốn sách em đã đọc và những điều hay em học được từ sách.
- Tuyên truyền hoạt động đọc sách và biết yêu quý, giữ gìn sách.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________
Tự nhiên và Xã hội
Bài 8: AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG ( 2 tiết)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường
- Biết cách lựa chọn các hoạt động an toàn và hướng dẫn các bạn vui chơi an toàn khi ở trường.
- Có ý thức phòng tránh rủi ro cho bản thân và những người khác.
- Tuyên truyền để các bạn cùng vui chơi và hoạt động an toàn khi ở trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV:
+Hình trong SGK phóng to (nếu có thể),
+ Tranh, ảnh, video về các hoạt động an toàn và không an toàn khi ở trường (nếu có)
- HS: Một số tranh, ảnh về các hoạt động ở trường (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
1. Nội dung các hình
- Hình 1: HS đùa nghịch, xô đẩy bạn trong nhà ăn. 
- Hình 2: HS bị ngã do đùa nghịch trong giờ học bơi,
- Hình 3: HS chơi đánh quay trong giờ học thể dục. 
- Hình 4: Nhóm HS chơi cờ vua.
- Hình 5: HS sử dụng dụng cụ lao động để trêu đùa nhau trong giờ lao động ở trường.
- Hình 6: Nhóm HS chơi trò chơi rồng rắn lên mây
2. Gợi ý các bước tổ chức dạy học
Mở đầu
- GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi trong phần mở đầu hoặc các câu hỏi khác có liên quan đến nội dung bài học. Với câu hỏi trong SGK, HS có thể trả lời đúng hoặc chưa đúng (do có những HS đã từng chứng kiến tình huống nguy hiểm, có những HS chưa từng), GV chỉ từ đó để dẫn dắt vào tiết học mới.
- GV cũng có thể tổ chức theo cách khác miễn là phù hợp với điều kiện của trường, lớp.
Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
- Hướng dẫn HS quan sát hình, làm việc cặp đôi và thực hiện yêu cầu sau:
+ Các bạn trong từng hình đang làm gì? (Hình 1: HS đùa nghịch, xô đây bạn trong nhà ăn; Hình 2: HS bị ngã do đùa nghịch trong giờ học bơi; Hình 3: Chơi đánh quay trong giờ học thể dục; Hình 4: Nhóm HS chơi cờ vua; Hình 5. HS sử dụng dụng cụ lao động để trêu đùa nhau trong giờ lao động; Hình 6: Nhóm HS chơi trò chơi rồng rắn lên mây).
+ Chi và nói tên những trò chơi/hoạt động an toàn, nên chơi (Hình 4: Nhóm HS chơi cờ vua. Hình 6: HS chơi trò chơi rồng rắn lên mây) và những tình huống nguy hiểm không nên làm (Hình 1: Trêu đùa, xô đẩy bạn; Hình 2: Đuổi nhau trên thành bể bơi; Hình 5: HS dùng dụng cụ lao động dủa nghịch nhau). 
- Mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận, các bạn khác theo dõi và bổ sung.
Hoạt động 2
- GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Em và các bạn thường tham gia những hoạt động nào ở trường? (GV nhắc HS bao gồm cả hoạt động học tập, lao động và vui chơi).
+ Những tình huống nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người khác? Tại sao? (Có thể gợi ý những tình huống như trong SGK để HS kế thêm).
+ Em cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm khi tham gia các hoạt động ở trường?
- GV có thể gợi ý thêm: Tại sao em cho rằng hoạt động/ tình huống đó là nguy hiểm? Điều gì sẽ xảy ra nếu tham gia các tình huống/ hoạt động đó? Em sẽ khuyên bạn trong hình thế nào để tránh rủi ro?... sau đó GV chốt những tình huống nào là rủi ro, nguy hiểm nên phòng tránh.
- GV có thể phân tích thêm mức độ nguy hiểm, rủi ro của các tình huống trong thực tế đời sống (Ví dụ: Chơi bắn súng cao su dẻ bắn vào đầu, mắt người khác, đá bóng trong lớp có thể đá vào đầu, mặt các bạn hoặc làm hỏng đồ dùng trong lớp, đuổi bắt nhau dễ làm các bạn vấp ngã...) và nhắc nhờ HS nên tham gia các hoạt động trò chơi an toàn.
- Động viên HS đưa ra ý kiến của mình, khen ngợi những ý kiến thực tế, sáng tạo. Trong khi HS trả lời, GV khuyến khích HS nói đến lí do dẫn đến tình huống nguy hiểm đó và cách phòng tránh.
- GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Ở trường chúng ta tham gia nhiều hoạt động khác nhau; vì thế cần chú ý để tránh những tình huống có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
Yêu cầu cần đạt: Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra cho bản thân và những người khác khi tham gia các hoạt động ở trường; biết lựa chọn và tham gia những trò chơi, hoạt động an toàn. Liên hệ được với thực tế và nếu được những hoạt động nên thực hiện, những tình huống rủi ro, nguy hiểm nên tránh để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác.
Tiết 2
1. Hoạt động khởi động
- Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi: Tìm những cánh hoa 
- Chuẩn bị chậu hoa về hoạt động vệ sinh sân trường để HS gắn cánh hoa như gợi ý trong SGK.
- Dán các hình chậu hoa lên bảng.
- Phân công chậu hoa cho mỗi nhóm.
- HS chia thành các đội, thực hành chơi: điền các việc nên làm, không nên làm vào mỗi cánh hoa để gắn cho phù hợp.
- Thông qua trò chơi, GV giúp HS nhận biết rõ hơn nhưng hoạt động/ tình huống nên thực hiện và không nên thực hiện để phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường.
 	2. Hoạt động Vận dụng
 a, Hoạt động 1: Xử lý tình huống
- GV cho HS quan sát hình, nêu tình huống trong hình, sau đó đưa ra cách xử lý của mình.
+ Hai bạn nhỏ đang làm gì?
+ Theo em, việc làm đó đúng hay sai?
+ Em nhắc nhở hai bạn như thế nào?
- HS quan sát, trả lời theo ý hiểu của mình.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- 3 - 4 HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Gv chốt kiến thức:Hai bạn nhỏ đang định rủ nhau trốn vào bể bơi của trường để bơi, dù bên ngoài đã có quy định:”Không được tự ý vào bể bơi”. Việc làm đó là sai vì có thể gây nguy hiểm cho hai bạn. Ở trong tình huống đó em nên khuyên ngăn hai bạn không tự ý vào khi không có thầy cô giáo đi cùng.
- Với tình huống 2: gv cũng tổ chức tương tự như trên.
 	b, Hoạt động 2: Viết lời cam kết của em
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân:
(Gợi ý và hướng dẫn để HS viết vào vở 3 điều cam kết để đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.)
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp
- Tổ chức cho HS chia sẻ những điều mình đã cam kết và lý do vì sao em lại cam kết điều đó. 
- 3-4 HS chia sẻ cam kết.
(Nếu HS chưa hoàn thành, GV dặn dò HS tiếp tục hoàn thành ở nhà để chia sẻ với các bạn vào giờ học sau đồng thời nhắc các em thực hiện những điều đã cam kết)
- Nhận xét, tuyên dương.
*Tổng kết:
- YC HS đọc ghi nhớ và lời chốt của Mặt Trời.
- 2 - 3 HS đọc.
- YC HS quan sát hình chốt và đưa ra một số câu hỏi gợi ý:
+ Hình mô tả điều gì?
+ Thông điệp thể hiện trong hình chốt là gì?
+ Em muốn thực hiện lời cam kết nào nhất? Vì sao?
- 2 - 3 HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học?
- Nhận xét giờ học?
- Nhắc HS hoàn thành vào vở lời cam kết của bản thân, thực hiện những lời đã cam kết.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có)
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xuân Phú, ngày tháng 10 năm 2021
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_c.doc