Giáo án Tự nhiên và Xã hội 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1-4
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:
- Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại.
- Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên và Xã hội 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1-4
TUẦN 1 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại. - Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về những ai? + Tác giả bài hát đã ví ba là gì, mẹ là gì và con là gì? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về ba, mẹ và con. + Trả lời: Tác giả bài hát ví ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng. - HS lắng nghe. 2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại. + Xưng hô đúng với các thành viên trong gia đình thuộc họ nội, họ ngoại. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Tìm hiểu về họ hàng bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV chia sẻ 4 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả. + Những người nào là họ hàng bên nội? + Những người nào là họ hàng bên ngoại? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại. Họ hàng là người có mối quan hệ dựa trên huyết thống. Những người có mối quan hệ huyết thống với bố là họ hàng bên nội, với mẹ là họ hàng bên ngoại. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với bố là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội. Những người trong gia đình của người có mối quan hệ huyết thống với mẹ là thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại. - Học sinh đọc yêu cầu bài và tiến trình bày: + Họ hàng bên nội của Hoa: Ông bà nội của Hoa, gia đình anh trai của bố Hoa. + Họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông bà ngoại của Hoa, gia đình em gái của mẹ Hoa. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ1 Hoạt động 2. Tìm hiểu cách xưng hô bên nội, bên ngoại. (làm việc nhóm 2) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Quan sát tranh, đọc thông tin và cho biết Hoa xưng hô như thế nào với những người trong gia đình thuộc họ hàng bên nội và bên ngoại? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung thêm: + Các thành viên trong gia đình họ hàng bên nội, bên ngoại bao gồm: ông bà nội; anh, chị em của bố và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Các thành viên gia đình họ hàng bên ngoại bao gồm: ông bà ngoại; anh, chị em của mẹ và gia đình (chồng/vợ và con) của họ. + Cách xưng hô thì tuỳ vào địa phương, ví dụ em gái của bố ở miền Bắc gọi là cô, còn miền trung gọi à “o”,... - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: Họ hàng bên nội hoặc bên ngoại bao gồm ông, bà, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ và con ruột của họ. Ở mỗi vùng miền có cách xưng hô khác nhau đối với những thành viên trong họ hàng. - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Hoa gọi anh trai của bố là bác trai; Vợ của bác trai là bác gái; con trai và con gái của các bác gọi là anh họ, chị họ. + Hoa gọi em gái của mẹ là dì; chồng của dì là chú (theo cách gọi của người miền Bắc); con gái của dì và chú là em họ. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 1 HS nêu lại nội dung HĐ2 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Biết cách xưng hô và nêu được mối quan hệ họ hàng, nội ngoại qua sơ đồ. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Thực hành nói, điền thông tin còn thiếu cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (Làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ sơ đồ và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Em hãy nói cách Hoa xưng hô với các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại trong sơ đồ dưới đây. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội của Hoa: Ông nội-bà nội (bố mẹ của bố Hoa); bác trai-bác gái (anh trai và vợ của anh trai của bố); anh, chị họ (con của bác trai, bác gái). Thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên ngoại của Hoa: Ông ngoại-bà ngoại (bố mẹ của mẹ Hoa); dì-chú (em gái và chồng của em gái của mẹ); em họ (con của gì và chú). - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”: Gv mô tả về một số người thân trong gia đình họ hàng, yêu cầu học sinh chỉ ra người đó là ai? + Người phụ nữ sinh ra mẹ mình là ai? + Người đàn ông được bà nội sinh ra sau bố mình là ai? + Người phụ nữ được bà ngoại sinh ra sau mẹ mình là ai? + Người con trai của bác trai và bác gái thì ta gọi là gì? - GV đánh giá, nhận xét trò chơi. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe luật chơi. - Học sinh tham gia chơi: + Đó là bà ngoại. + Đó là chú. + Đó là dì. +Đó là anh họ. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------------------- TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 01: HỌ HÀNG VÀ NHỮNG NGÀY KỈ NIỆM CỦA GIA ĐÌNH (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Kể được một tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. - Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ý. - Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có biểu hiện yêu quý những người trong gia đình, họ hàng, biết nhớ về những ngày lễ trọng đại của gia đình. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV mở bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” để khởi động bài học. + GV nêu câu hỏi: trong bài hát nói về nội dung gì? + Người mẹ đã mong điều gì cho con? + Người mẹ đã mong điều gì cho gia đình? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS lắng nghe bài hát. + Trả lời: Bài hát nói về lời ru của mẹ mong con khôn lớn. + Trả lời: Người mẹ mong con lớn nên người. + Trả lời: Người mẹ mong gia đình mãi mãi hạnh phúc. 2. Thực hành: - Mục tiêu: + Kể được một số tên thành viên trong gia đình bên nội và bên ngoại. + Bày tỏ được tình cảm, sự gắn bó của bản thân với họ hàng, nội, ngoại. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu: Em hãy kể tên một số thành viên trong gia đình bên nội, bên ngoại của em. + Vì sao lại xưng hô như vậy? - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : Trong đất nước chúng ta việc xưng hô trong gia đình dòng họ tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền. Có nơi gọi bố mẹ bằng ba - má, có nơi lại gọi là cha – mẹ; có nơi gọi là thầy-u,... vì vậy chúng ta xưng hộ theo địa phương của mình sao cho phù hợp và lễ phép. - Một số học sinh trình bày. - Một số học sinh nêu theo cách xưng hô của địa phương. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe1 Hoạt động 2. Cách thể hiện tình cảm của mình với họ hàng. (làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. + Họ đang gặp nhau vào dịp gì? + Tình cảm của những người trong hình như thế nào? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. Hoạt động 3. Nêu được việc mình làm thể hiện tình cảm với gia đình, họ hàng. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu và cho học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi: + Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với họ hàng? - GV cho các bạn nhận xét.’ - GV nhận xét chung và tuyên dương. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Những người trong hình có mối quan hệ họ hàng với nhau, được thê hiện qua cách xưng hô. Họ gặp nhau vào dịp sinh nhật của một thành viên trong họ hàng và tết Nguyên Đán. + Những người trong hình thể hiện tình cảm gắn bó với nhau, thông qua hành động đến thăm và chúc tết nhau nhân dịp đón năm mới; tặng quad nhân dịp dinh nhật; sự vui vẻ của mỗi người khi gặp họ hàng nhà mình. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. + 4-5 học sinh trả lời theo hiểu biết của mình. - Học sinh nhận xét. 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Viết cách xưng hô hoặc cắt dán ảnh vào sơ đồ gia đình họ hàng nội, ngoại theo gợi ... ây cảnh khu vực trước cửa nhà mình để có không gian thoáng đãng và đẹp hơn. + Hình 4: Dọn dẹp, phát quang bụi rậm xung quanh nhà để ruồi, muỗi không có chỗ ẩn nấp, giũ gìn môi trường xung quanh. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - HS nhận xét ý kiến của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - 2 - 3 HS nói những việc đã làm để giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở. - HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ1 Hoạt động 2. Lợi ích của việc giũ sạch môi trường xung quanh nhà ở. (làm việc nhóm 2) + Quan sát tranh hình 5, 6, 7 trang 17 sách giáo khoa thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi theo gợi ý: H: Việc làm nào trong các hình sau có tác dụng giữ vệ sinh xung quanh nhà? Vì sao? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. * Liên hệ GDHS: Mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào? - GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại: *Kết luận: Mọi người dân dù sống ở đâu (thành thị, nông thôn, miền núi, vùng biển) thì chúng ta đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ. Cần phải làm những công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể nơi mình sinh sống. - Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: TL: Hình 5, 6 việc nên làm, hình 7 việc không nên làm vì gây mất vệ sinh xung quanh nhà ở. + Hình 5: Dọn dẹp, vệ sinh chuồng nuôi bò làm như thế để giữ vệ sinh môi trường xung quanh, ruồi không có chỗ đậu. + Hình 6: Hai bác đang sửa đường thoát nước thải gần nhà, nhà sẽ sạch đẹp hẳn lên. + Hình 7: Bạn nữ vứt rác bừa bãi ra ngoài đường không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ2 3. Luyện tập: - Mục tiêu: + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Liên hệ bản thân (Làm việc nhóm 2) - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. - Giáo viên cho học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, ngõ xóm, bản làng H: Tại sao phải giữ gìn xung quanh nhà ở? Nói những việc bạn đã làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ3 và mời HS đọc lại. *Kết luận: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật, không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. - Thảo luận nhóm đôi theo hình thức hỏi đáp. Đại diện các nhóm trình bày: - Học sinh liên hệ. TL: Để đảm bảo vệ sức khỏe, để phòng tránh bệnh tật,.. môi trường xung quanh nhà thoáng đãng, sạch sẽ, mình đã: + Vứt rác đúng nơi quy định. + Thường xuyên quét dọn nhà cửa. + Nhổ sạch cỏ, cây dại xung quanh nhà ở. + Phát quang bụi rậm. + Vệ sinh đồ dùng như chum vãi tránh ruồi, muỗi. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe. - 1 - 2 HS nêu lại nội dung HĐ3 4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Nhanh tay - nhanh mắt” để củng cố kiến thức. - GV nêu luật chơi: GV cho HS quan sát tranh thật nhanh, ai biết giơ tay nhanh để giành quyền trả lời. + Chỉ ra những việc nên/không nên làm giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. + Lợi ích của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở. - GV cho HS xem 1 đoạn Video: “Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?” - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày. - HS lắng nghe luật chơi và quan sát tranh. - HS tham gia trò chơi. - HS xem Video. + Quét dọn nhà cửa, giữ gìn vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, trồng hoa ven đường, vận động mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, sử dụng và tiết kiệm nước sạch, IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... TUẦN 4 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH Bài 03: VỆ SINH XUNG QUANH NHÀ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ: - Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. - Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình trong các hoạt động học tập. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường. - Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. Có trách nhiệm với tập thể khi tham gia hoạt động nhóm. *GD TKNL&HQ - GD BVMT: - Giáo dục học sinh biết mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,.. Nếu môi trừng xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp, không khí sạch sẽ, trong lành giúp em có sức khỏe tốt, học hành hiệu quả hơn. - Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống. - Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường gây ảnh hướng đến môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - Chiếu màn hình có câu hỏi khởi động. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng + Câu 1: Để môi trừng xung quanh nhà sạch sẽ, em đã: Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa. Vẽ lên tường nhà. Vứt rác bừa bãi. + Câu 2: Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại lợi ích gì? Đảm bảo được sức khỏe. Phòng tránh nhiều bệnh tật. Cả hai đáp án trên. - GV chiếu đáp án để HS so sánh, đối chiếu. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. 2. Thực hành: - Mục tiêu: + Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh xung quanh nhà. + Có ý thức giữ vệ sinh và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện. - Cách tiến hành: Hoạt động 1. Hoàn thành sơ đồ những việc nên làm hoặc không nên làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. (làm việc cá nhân) - GV nêu yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ vào PHT và chia sẻ với bạn: - GV gọi HS trình bày. - GV mời các HS khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương. - GV chốt HĐ1 : * Kết luận: + Những việc em nên làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở: thường xuyên quét dọn nhà cửa, trồng cây xanh, nhổ sạch cỏ, xung quanh nhà ở, phát quang bụi rậm, vứt rác đúng nơi quy định, + Những việc em không làm để giữ vệ sinh xung quanh nhà ở: để đồ dùng không ngăn nắp, vứt rác không bừa bãi, đổ nước thải ra đường, vẽ bậy, dán, phát tờ rơi, - HS hoàn thành sơ đồ vào PHT. - Một số học sinh trình bày. - HS nhận xét bài làm của bạn. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. - Học sinh lắng nghe. Hoạt động 2. Chia sẻ ý kiến về những việc nên làm hoặc không nên làm để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà. (làm việc nhóm 4) - GV chia sẻ 2 bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả. H: Em đồng tình hay không đồng tình với những việc làm nào dưới đây? Vì sao? - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét chung, tuyên dương và bổ sung. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày: + Hình 9: Đồng tình vì mọi người đang vệ sinh khu vực chung trong khu dân cư như quét dọn, lau chùi các lan can, cầu thang, để giữ chung cư luôn sạch sẽ, thoáng đãng. + Hình 10: Không đồng tình vì một bác đang rửa xe máy ở hè nhà, xả nước ra đường gây mất mĩ quan đường phố, ảnh hưởng đến người đi đường. - Đại diện các nhóm nhận xét. - Lắng nghe rút kinh nghiệm. 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Thực hiện những hành vi đúng để môi trường xung quanh nhà luôn sạch sẽ. + Giáo dục HS giữ vệ sinh chung, không xả rác ra môi trường, nêu được tác hại khi gia súc phóng uế bừa bãi sẽ ảnh hướng đến môi trường. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: Hoạt động 3. Xử lí tình huống. (Làm việc nhóm 4) - Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 9, 10 trang 19 trong SGK. Nêu tình huống và đưa ra cách xử lí phù hợp trong mỗi hình. Tình huống 1: Khi đến giờ đổ rác các bác lao công sẽ gõ kẻng cho mọi người xuống đổ rác. Bạn nam đang vội đi đá bóng nên bạn vứt luôn rác xuống sân. Tình huống 2: Một bác đang cho chú chó đi vệ sinh ngoài đường. - Gọi đại diện các nhóm đưa ra cách xử lí phù hợp trong hai tình huống trên. - Gọi các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. * Liên hệ GDHS: GD cho HS về kĩ năng phòng chống Covid - 19 và dịch xuất suất huyết. H: Chúng ta cần phải làm gì để tăng sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh Covid - 19 và dịch xuất suất huyết? - GV đưa ra thông điệp: Chúng ta cần làm những việc phù hợp để giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà tạo không gian sống sạch đẹp, bảo vệ sức khỏe, góp phần phòng tránh dịch bệnh,.. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà thực hiện những điều vừa học vào cuộc sống hằng ngày. - Học sinh cùng nhau quan sát, suy nghĩ và đưa ra cách xử lý theo hiểu biết của mình. - Đại diện các nhóm xử lí tình huống. - Đại diện các nhóm xử lí tình huống. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Tập thể dục, thực hiện tốt 5K, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, vệ sinh xung quanh nhà ở sạch sẽ, - 2 - 3 HS đọc thông điệp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.docx