Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 4: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 - Bài 24: Gấp một số lên một số lần (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

 - Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.

 - Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)

 - Phân biệt được hai kiến thức “Nhiều hơn một số đơn vị” và “Gấp lên một số lần”

 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Bộ đồ dùng Toán 3

 

docx 3 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 4: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 - Bài 24: Gấp một số lên một số lần (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 4: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 - Bài 24: Gấp một số lên một số lần (Tiết 1)

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 4: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 100 - Bài 24: Gấp một số lên một số lần (Tiết 1)
TOÁN
CHỦ ĐỀ 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100
Bài 24: GẤP MỘT SỐ LÊN MỘT SỐ LẦN (T1) 
Trang 70
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
 - Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.
 - Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
 - Phân biệt được hai kiến thức “Nhiều hơn một số đơn vị” và “Gấp lên một số lần”
 - Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
2. Năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động khám phá kiến thức mới và hoạt động giải quyết các bài toán.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- Bộ đồ dùng Toán 3
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Lan có 5 tá bút chì. Hỏi Lan có bao nhiêu cái bút chì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời: 60 cái bút chì
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được thế nào là gấp một số lên một số lần.
+ Biết cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
- Cách tiến hành:
- GV nêu bài toán trong SGK: Việt có 6 quả táo. Số táo của Mai gấp 4 lần số táo của Việt. Hỏi Mai có mấy quả táo?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số táo của Mai em làm phép tính nào?
- HDHS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
- GV nhận xét, chốt bài làm đúng; lưu ý HS ghi câu trả lời, đơn vị đo, cách trình bày
- Như vậy: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Kết luận: Muốn gấp một số lên một số lần ta lấy số đó nhân với số lần.
- HS đọc đề bài: 
- HS trả lời
+ Việt có 6 quả táo
+ Mai có số táo gấp 4 lần số táo của Việt
+ Tìm số táo của Mai
- HS tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ra vở nháp
- HS giải bài toán.
Giải
 Mai có số quả táo là:
 6 x 4 = 24 (quả)
 Đáp số: 24 quả táo
- HS trình bày bài giải
- HS trả lời.
3. Hoạt động.
- Mục tiêu: 
+ Biết được cách tìm và tìm được giá trị của một số khi gấp lên một số lần (Muốn gấp một số lên một số lần, ta lấy số đó nhân với số lần)
+ Phân biệt được hai kiến thức “Nhiều hơn một số đơn vị” và “Gấp lên một số lần”
+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
- Cách tiến hành:
Bài 1: (Làm việc cá nhân)Số?
- GV hướng dẫn HS phân biệt: thêm một số đơn vị và gấp lên một số lần.
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 2)Số?
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính ghi ở đường nối số đã cho với ô càn tính
- GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: (Làm việc cá nhân) Giải toán lời văn?
- GV đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Đây là dạng toán nào mà em đã được học?
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS giải bài toán vào vở
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS phân biệt thêm một số đơn vị và gấp lên một số lần.
- HS làm bài vào vở.
- Đại diện HS trình bày
- HS đọc đề bài
- HS theo dõi mẫu 
- HS làm bài nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS đọc bài toán
- Con: 9 tuổi
- Tuổi bố: gấp 4 lần tuổi con
- Bố: .... tuổi
- Gấp một số lên nhiều lần
- Ta lấy số đó nhân với số lần
- HS làm bài cá nhân
Giải
 Tuổi bố hiện nay là:
 9 x 4 = 36 (tuổi)
 Đáp số: 36 tuổi
- Đại diện HS trình bày bảng lớp.
- Cả lớp chữa bài, nhận xét
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến gấp lên một số lần.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi giải nhanh tính đúng bài toán sau:
+ Bài toán: Lan hái được 7 bông hao. Huệ hái được số hoa gấp 5 lần số hoa của Lan. Hỏi Huệ hái được bao nhiêu bông hoa?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS thi đua giải nhanh, tính đúng bài toán.
- HS trình bày.
- Cả lớp nhận xét.
5. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_4_p.docx