Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 21: Khối lập phương – khối hộp chữ nhật (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận dạng được đỉnh, mặt, cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương; biết được số lượng đỉnh, mặt, cạnh và nhận diện được hình dạng các mặt của khối hộp chữ nhật và khối lập phương.

- Phát triển năng lực Thông qua nhận biết các yếu tố của khối lập phương, khối hộp chữ nhật, HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, mô hình hoá, đồng thời phát triển trí tưởng tượng không gian.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- - Bộ đố dùng dạy, học Toán 3.

 -Mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương (bằng bìa, nhựa hoặc gỗ).

-Hình phóng to tất cả các hình trong bài (nếu có điều kiện).

-Phiếu học tập nếu tổ chức một số hoạt động theo nhóm.

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 21: Khối lập phương – khối hộp chữ nhật (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 21: Khối lập phương – khối hộp chữ nhật (Tiết 2)

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 21: Khối lập phương – khối hộp chữ nhật (Tiết 2)
TOÁN
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG- HÌNH KHỐI
Bài 21: KHỐI LẬP PHƯƠNG- KHỐI HỘP CHỮ NHẬT (T2) – Trang 64 
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận dạng được đỉnh, mặt, cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương; biết được số lượng đỉnh, mặt, cạnh và nhận diện được hình dạng các mặt của khối hộp chữ nhật và khối lập phương.
- Phát triển năng lực Thông qua nhận biết các yếu tố của khối lập phương, khối hộp chữ nhật, HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, mô hình hoá, đồng thời phát triển trí tưởng tượng không gian.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. 
- Bộ đố dùng dạy, học Toán 3.
 -Mô hình khối hộp chữ nhật, khối lập phương (bằng bìa, nhựa hoặc gỗ).
-Hình phóng to tất cả các hình trong bài (nếu có điều kiện).
-Phiếu học tập nếu tổ chức một số hoạt động theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học về vẽ góc vuông, vẽ đường tròn của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: Nêu ý tưởng liên hệ làm đồ chơi từ các khối hộp đã học
+ Câu 2: Kể xem mình vận dụng làm được những gì?
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới liên hệ từ cạnh đỉnh hình vuông hình chữ nhật :Cũng giống như hình vuông, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật, khối lập phương có đinh và cạnh và còn có cả mặt nữa. Hôm nay, chúng ta sẽ học vẽ đỉnh, mặt và cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương.”
- HS tham gia trò chơi
+ Học sinh thực hiện
+ Nêu ý kiến theo cá nhân học sinh: bể cá, đèn lồng, gập hộp, gói đồ dùng...
- HS lắng nghe 
2. Luyện tập:
- Mục tiêu: 
 HS nhận dạng được đỉnh, mặt, cạnh của khối hộp chữ nhật, khối lập phương; biết được số lượng đỉnh, mặt, cạnh và nhận diện được hình dạng các mặt của khối hộp chữ nhật và khối lập phương.
- Cách tiến hành:
Bài 1/64. (Làm việc cá nhóm) Con kiến bò theo đường màu cam trên chiếc khung nhôm dạng khối hộp như hình vẽ để đến chỗ hạt gạo (như hình vẽ) hỏi con kiến phải bò qua mấy cạnh?
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết 
- Cho học sinh quan sát hình vẽ
- GV nhận xét, tuyên dương các em biết chỉ đúng và nêu đúng kết quả
* GV cho học sinh nêu lại kết luận:
Khối hộp có 8 đỉnh, 6 mặt và 12 cạnh
Khối lập phương có mặt đều là hình vuông
Khối hộp chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.
Bài 2/64: (Làm việc nhóm , cá nhân) 
Chú Ba làm những chiếc đèn lồng có dạng khối lập phương. Mỗi cạnh dùng một nan tre, mỗi mặt dán một tờ giấy màu
HS Quan sát hình vẽ rồi nêu câu trả lời :
a.Mỗi chiếc đèn lồng cần dùng ? nan tre?
b/ 5 chiếc đèn lồng như vậy cần dùng ? tờ giấy màu?:
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- GV gợi ý vì cần làm khung đèn lồng là khối hộp lập phương rồi mới dán giấy để tạo thành đèn để học sinh liên tưởng tới cách tính nan tre và tờ giấy mầu
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
.
- HS thực hành chỉ và nêu kết quả theo cập
- HS lần lượt thực hiện nêu Con kiến phải bò qua 3 cạnh
- HS làm việc theo nhóm đôi , cá nhân
+ Thực hiện nhìn vẽ và chỉ rồi nêu đỉnh, cạnh, mặt của khối hình theo hình vẽ
+ Học sinh theo dõi nối tiếp nhắc lại đề bài
Học sinh quan sát hình vẽ, đọc yêu cầu đề bài và trả lời câu hỏi:
+ a/Mỗi cạnh cần 1 nan tre nên cần 12 nan tre
+ b/Mỗi mặt cần 1 tờ giấy mầu để phối màu cho đẹp vậy cần 6x5 = 30 tờ giấy màu
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, tiếp sức,...sau bài học để học sinh nhận biết về khối lập phương, khối hộp chữ nhật vận dụng trong trang trí thực tế
+ Bài toán:
Kể các đồ vật có hình khối lập phương , khối hộp chữ nhật, quan sát và dự toán so sánh đặc điểm hai hình đó.
+ Chỉ và nêu các đỉnh , cạnh, mặt của các khối hình.
+ Quan sát đồ dùng ở nhà tưởng tượng và Chuẩn bị đồ dùng và có thể tập làm đèn lồng hình hộp lập phương hay hộp chữ nhật theo chỉ dẫn hỗ trợ của người thân
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời:bể cá cảnh, bể nước thùng giấy đựng gói đồ...
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_3_l.docx