Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 20: Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

-Thực hành vẽ góc vuông

 -Thực hiện được việc vẽ đường tròn bằng com pa.

- Phát triển năng lực sử dụng công cụ toán học và năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc biết quy cách sử dụng ê ke, com pa và ứng dụng vào giải quyết các vấn đé toán học. Thực hiện nhiệm vụ trang trí hình học, HS sẽ phát triển cảm nhận thẩm mĩ đặc biệt là tính lôgic trong thầm mĩ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- - SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. Ê ke và com pa.

- Một tờ giấy để hướng dẫn gấp hình cho bài tập 2 tiết 1.

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 20: Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 20: Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí (Tiết 1)

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 20: Thực hành vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí (Tiết 1)
TOÁN
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG- HÌNH KHỐI
Bài 20: THỰC HÀNH VẼ GÓC VUÔNG, VẼ ĐƯỜNG TRÒN , HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT VÀ VẼ TRANG TRÍ (T1) – Trang 61
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
-Thực hành vẽ góc vuông
 -Thực hiện được việc vẽ đường tròn bằng com pa.
- Phát triển năng lực sử dụng công cụ toán học và năng lực giao tiếp toán học thể hiện qua việc biết quy cách sử dụng ê ke, com pa và ứng dụng vào giải quyết các vấn đé toán học. Thực hiện nhiệm vụ trang trí hình học, HS sẽ phát triển cảm nhận thẩm mĩ đặc biệt là tính lôgic trong thầm mĩ.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy. Ê ke và com pa.
Một tờ giấy để hướng dẫn gấp hình cho bài tập 2 tiết 1.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học về đoạn thẳng , cách đo đoạn thẳng và nhận biết đoạn thẳng dài, ngắn hơn của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
+ Câu 1: nêu cách đặt 6 que diêm thành hình chữ nhật, chỉ ra các cạnh hình chữ nhật
+ Câu 2: Dùng ê ke kiểm tra các góc của hình chữ nhật, dự tính cách vẽ các góc vuông và hình chữ nhật như thế nào
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ Trả lời:nêu cách đặt và so sánh 2 cạnh chiều dài có độ dài dài hưn độ dài 2 cạnh chiều rộng
+ Trả lời đặt ê ke và vẽ theo 2 cạnh góc vuông của ê ke
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- Mục tiêu: 
HS biết dùng ê ke vẽ góc vuông và vẽ đường tròn bằng com pa
- Cách tiến hành:
Bài 1/61. (Làm việc cá nhóm 4, cá nhân) a. Vẽ góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC
b. Vẽ đường tròn tâm I
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết yêu cầu bài 1.
- Để vẽ được con cần có dụng cụ gì.
a. Vẽ góc vuông đỉnh A cạnh AB, AC
GV chiếu hình hoặc nêu và thực hiện vẽ góc vuông theo các hướng khác nhau
- GV nhận xét, tuyên dương.
b. Vẽ đường tròn tâm I
- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
Bài 2/61: (Làm việc cá nhân) Tự làm ê ke giấy gấp giấy làm đôi rồi lại gấp đôi theo hình vẽ ?
- Sau đó cho học sinh dùng ê ke trong bộ đồ dùng để kiểm tra 2 góc vuông của ê ke giấy vừa gấp đã vuông góc chưa
- Liên hệ tác dụng của ê ke giấy có thể vận dụng khi nào?
- Dùng ê ke giấy kiểm tra các góc vuông của hình vẽ 
-Liên hệ tìm các vật dụng xung quanh có góc vuôg từ ê ke giấy
- GV Nhận xét, tuyên dương.
*Lưu ý vẫn luôn cần kiểm tra và đem đủ dụng cụ cần thiết khi học và làm việc, tránh lạm dụng ê ke giấy và quên đồ dùng.
Bài 3/61: (Làm việc cá nhân) Vẽ hình chữ nhật và hình vuông theo mẫu?
- GV cho HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 1 HS nêu miệng
- HS lần lượt lấy dụng cụ cần thiết(ê ke, thước ke, compa) và thảo luận nhóm nêu các bước thực hiện rồi tập vẽ vào bảng, vào vở
- HS làm việc theo nhóm 4.
+ Đặt ê ke vào vở hoặc bảng.
+ vẽ thao 2 cạnh góc vuông của ê ke.
+ Đặt thước đè lên dòng kẻ vừa vẽ và nối kéo dài thêm, rồi điên tên đỉnh, tên cạnh
- HS làm việc theo nhóm bàn.
+ Mở com pa, đặt đầu nhọn com pa làm tâm giữ chạt để com pa không di chuyển.
+ Quay com pa tạo thành hình tròn và đặt tên tâm I.
- HS làm vào vở.
- HS thực hành theo hình vẽ để gấp được ê ke bằng giấy.
+ Dùng ê ke trong bộ đồ dùng, đo kiểm tra
+ Nêu kết quả kiểm tra
+ Liên hệ có thể dùng ê kê giấy vào những khi cần đo mà không có ê ke mang theo
+ Thực hành kiểm tra hình vẽ bằng ê ke giấy để tìm các góc vuông của hình vẽ.
+ Tìm và dùng ê ke giấy kiểm tra các vật dụng có góc vuông xung quanh như bàn, ghế, bảng, cửa , vở, sách....
- HS làm việc cá nhân.
- HS đếm dùng bút chì đánh dấu vào vở theo hình mẫu
- HS vẽ hình theo mẫu, chú ý ghì thước chặt để tránh xê dịch đường vẽ không thẳng...
- HS đổi vở nêu nhận xét
+ Hình có đúng mẫu không?
+ Đường thẳng có đúng đẹp không?
+ Các góc có vuông không?.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để tìm các góc vuông với các đồ vật có xung quanh mình
+ Về tìm và kiểm tra ác đồ dùng trong gia đình có các góc vuông và tiết sau thi nêu chọn bạn tìm giỏi nhất.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
..............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_3_l.docx