Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác và các yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 3820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật (Tiết 1)

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật (Tiết 1)
TOÁN
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI
Bài 19: HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC, HÌNH VUÔNG,HÌNH CHỮ NHẬT. (T1) – Trang 73
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác và các yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KHỞI ĐỘNG:
-Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “hái hoa dân chủ” để khởi động bài học.
- HS xung phong lên bốc thăm phép tính, 
 0 x 6 = 0 0 x 7 = 0
 0 : 6 = 0 0 : 7 = 0
 0 x 8 = 0 
 0 : 8 = 0
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
HS nêu kết quả.
- HS lắng nghe.
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:
1, Khám phá:
-Mục tiêu: Nhận biết đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác và hình tứ giác.
-Cách tiến hành: ( Cá nhân )
-*GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
-- Gv hỏi và nối: 
 Gv chấm 3 đỉnh A,B,C yêu cầu HS cho biết
Khi nối điểm A và điểm B ta được đoạn thẳng nào? 
- Khi nối điểm A và điểm C ta được đoạn thẳng nào? 
- Khi nối điểm B và điểm C ta được đoạn thẳng nào? 
Vậy hình thu được là hình gì?
- Lớp – GV nhận xét tuyên dương.
- GV giới thiệu kiến thức mới:Điểm A là đỉnh của hình tam giác, đoạn thẳng AB là cạnh của hình tam giác.
Ngoài đỉnh A và cạnh AB hình tam giác còn đỉnh và cạnh nào không? 
- Vậy một hình tam giác có mấy đỉnh và mấy cạnh?Mấy góc?
- GV chốt :Hình tam giác ABC có ba đỉnh là A,B,C: ba cạnh AB,BC,CA; ba góc là góc đỉnh A, góc dỉnh B, góc đỉnh C
* Tương tự : GV dẫn dắt để HS kể tên các đỉnh , các góc, các cạnh của tứ giác rồi từ đó rút ra các nhận xét về số đỉnh, số góc, số cạnh của tứ giác.
- GV chốt :Hình tứ giác MNPQ có bốn đỉnh là M,N,P,Q ; bốn cạnh MN,NP,PQ.QM; bốn góc là góc đỉnh M, góc dỉnh N, góc đỉnh P, góc đỉnh Q.
-HS quan sát tranh
- HS trả lời: đoạn thẳng AB
- HS trả lời :đoạn thẳng AC
- HS trả lời :đoạn thẳng BC
- HS trả lời :hình tam giác
- HS trả lời:Đỉnh B,C. Cạnh: AC, BC
HS nhắc lại
2. Hoạt động thực hành:
-Mục tiêu:
+ Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác và các yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.
+ Nhận biết được một số yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.
- Cách tiến hành: ( Cá nhân - cặp đôi - lớp )
Bài 1: (Làm việc cá nhân) Nêu tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình (theo mẫu)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào phiếu bài tập
- Lớp – GV nhận xét – sửa sai, Tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc nhóm 4) Nêu tên các hình tam giác và tứ giác có trong dưới đây?
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV theo dõi nhận xét tuyên dương.
Bài 3: : (Làm việc cá nhân)
GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK nêu yêu cầu
- Lớp – GV nhận xét bài trên bảng.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào phiếu.
- HS nêu kết quả:
+ Đỉnh hình tam giác:D,G,E
+ Đỉnh hình tứ giác:A,B,C,D
+ Các cạnh hình tam giác:DG,GE,ED
+ Các cạnh hình tứ giác:AB,BC,CD,DA
- HS nêu yêu cầu
- HS chơi theo nhóm.
- Kết quả:
+ Ba hình tam giác:ADC, ABC,BCE
+Ba hình tứ giác:ABCD,ABEC,ABED
- HS nêu yêu cầu
- HS làm việc theo hướng dẫn của SGK và nêu kết quả: 
a) Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng MN.
b) Cắt tờ giấy theo đoạn thẳng AN. Mai có thể có thêm các cách sau: cắt theo đoạn thẳng BN, DM hoặc CM. Như vậy có tất cả 4 cách cắt.
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để HS nhận biết hình chữ nhật, hình vuông.
- GV cho HS xem một số hình ảnh để nhận biết hình chữ nhật, hình vuông.
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ HS trả lời
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_3_l.docx