Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 16, Tiết 1: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.

- Xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.

 - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2.Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

 

docx 5 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 16, Tiết 1: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 16, Tiết 1: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 3: Làm quen với hình phẳng, hình khối - Bài 16, Tiết 1: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
TOÁN
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI 
Bài 16: 
TIẾT 1: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG – Trang 49
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
 - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2.Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. 
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
+ HS nêu nhanh KQ
- HS lắng nghe.
2. Khám phá
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Cách tiến hành:
- GV hỏi HS: 
+ Nam nhờ Việt làm gì?
+ Rô bốt đã nói gì với Việt ? 
- GV mời 2 HS đọc lại lời thoại của Nam và Rô bốt
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa điểm ở giữa 
a.
- GV chốt: A, B, C là ba điểm thẳng hàng
B là điểm ở giữa hai điểm A và C
- GV yêu cầu HS nhắc lại
b. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trung điểm của đoạn thẳng 
- GV chốt:
+ H là điểm ở giữa hai điểm D và E.
+ Độ dài đoạn thẳng DH bằng độ dài đoạn thẳng HE, viết là DH = HE
+ H được gọi là trung điểm của đoạn thẳng DE 
- GV yêu cầu HS nhắc lại
- HS nêu
- HS nêu
- HS quan sát tranh
- HS nhắc lại
- HS quan sát
- Lắng nghe
3. Thực hành
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
+ Xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Cách tiến hành:
Bài 1: (Làm việc cá nhân- nhóm đôi).
- GV yêu cầu HS làm việc CN sau đó thảo luận nhóm đôi
- GV tổ chức nhận xét, củng cố nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: (Làm việc cá nhân- nhóm đôi).
- GV yêu cầu HS làm việc CN sau đó thảo luận nhóm đôi
- GV tổ chức nhận xét, củng cố xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ (Làm việc cá nhân) 
- GV yêu cầu HS làm việc CN sau đó thảo luận nhóm đôi
( Dựa vào độ dài của mỗi đoạn thẳng theo đơn vị là số cạnh của ô vuông)
- Gọi HS chữa bài, HS nhận xét lẫn nhau.
* Củng cố xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời
- Đáp án: Đ/Đ/S/S
- HS nhận xét, đối chiếu bài.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm việc cá nhân.
- HS trả lời
- Đáp án: 
a. Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ: A, H, B; H, M, K; C, K, D
b. Điểm H ở giữa hai điểm A và B
c. Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK vì M là điểm ở giữa H và K, MH = MK
- HS nhận xét, đối chiếu bài.
- HS đọc đề;
- HS làm bài
- Trả lời: Điểm H là trung điểm của đoạn thẳng AC; điểm G là trung điểm của đoạn thẳng BD
- HS nhận xét, đối chiếu bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ cách thực hiện
3. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi Ai nhanh, ai đúng? để học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng 
+ Bài tập: 
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia chơi TC để vận dụng kiến thức đã học vào làm BT.
- Đáp án: Trung điểm của đoạn thẳng BC là điểm I
Trung điểm của đoạn thẳng GE là điểm K
Trung điểm của đoạn thẳng AD, IK là điểm O
4. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
_____________________________________________

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_3_l.docx