Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảng nhân, bảng chia - Bài 9: Bảng nhân 6, bảng chia 6 (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được bảng nhân 6, bảng chia 6.

- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 6, bảng chia 6.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 2620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảng nhân, bảng chia - Bài 9: Bảng nhân 6, bảng chia 6 (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảng nhân, bảng chia - Bài 9: Bảng nhân 6, bảng chia 6 (Tiết 1)

Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Bảng nhân, bảng chia - Bài 9: Bảng nhân 6, bảng chia 6 (Tiết 1)
TOÁN
CHỦ ĐỀ 2: BẢNG NHÂN, BẢNG CHIA
Bài 9: BẢNG NHÂN 6, BẢNG CHIA 6 (Tiết 1) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Hình thành được bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 6, bảng chia 6.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.
 + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. 
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức trò chơi “Giúp ong về tổ” để khởi động bài học.
+ Câu 1: 5 x 6 = ....
A. 30 B. 24 C. 20 D. 35
+ Câu 2: 36 : 4 = .....
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
+ Câu 3: 0 : 7 = .....
A. 1 B. 0 C. 7 D. 10
+ Câu 4: Có 6 hộp bút, mỗi hộp có 4 cái. Vậy có tất cả. cái bút:
A. 2 B. 10 C. 24 D. 20
+ Câu 5: 8 cái bàn có mấy cái chân? Biết 1 cái bàn có 4 chân.
A. 32 cái bàn B. 36 cái bàn
C. 36 cái chân D. 32 cái chân
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
- HS tham gia trò chơi
- HS Trả lời: 
+ Câu 1: A
+ Câu 2: D
+ Câu 3: B
+ Câu 4: C
+ Câu 5: D
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
2. Khám quá
- Mục tiêu: 
- Hình thành được bảng nhân 6, bảng chia 6
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...
- Cách tiến hành:
a/- Cho HS quan sát hình ảnh và cho biết: Mỗi con bọ rùa có mấy chấm ở cánh?
- Đưa bài toán: “Mỗi con bọ rùa có 6 chấm ở cánh. Hỏi 4 con bọ rùa như vậy có bao nhiêu chấm ở cánh?”
-GV hỏi:
+ Muốn tìm 4 con bọ rùa như vậy có bao nhiêu chấm ở cánh ta làm phép tính gì?
+ Vậy theo em “ 6 x 4” bằng bao nhiêu? Vì sao? 
- Từ phép nhân 6 x 4 = 24, em hãy nêu phép chia có số chia bằng 6.
- GV chốt: Quan bài toán, các em đã biết cách tính được một phép nhân trong bảng nhân 6 (6 x 4 = 24) và một phép chia trong bảng chia 6 (24 : 6 = 4)
b/ - GV yêu cầu HS tìm kết quả của phép nhân:
+ 6 x 1 = ?
+ 6 x 2 = ?
+ Nhận xét kết quả của phép nhân 6 x 1 và 6 x 2
+ Thêm 6 vào kết quả của 6 x 2 ta được kết quả của 6 x 3 để tìm ra kết quả của các phép nhân còn lại
+ GV YC HS dựa vào bảng nhân, hoàn thành bảng chia 6 bằng cách viết số còn thiếu ở ô có dấu “?” trong bảng chia 6
- GV Nhận xét, tuyên dương
-GV cho HS quan sát và nhận xét kết quả cuả phép tính trong bảng nhâ 6 vầ bảng chia 6 để nhớ, thuộc các bảng đó.
- GV NX
- HS quan sát và trả lời: 
... có 6 chấm
-HS nghe
-HS trả lời
+ .. 6 x 4 
+ 6 x 4 = 24 
Vì 6+6+6+6 = 24 nên 6 x 4 = 24 
-HS nêu phép tính:
 24 : 6 = 4
-HS nghe
-HS trả lời
+ 6 x 1 = 6
+ 6 x 2 = 12
+ Thêm 6 vào kết quả của 6 x 1 ta được kết quả của 6 x 2
- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng nhân 6
- HS viết các kết quả còn thiếu trong bảng chia 6
-HS nghe
-HS quan sát là nhận xét:
+ Tích của các phép nhân là dãy số cách đều 6 đơn vị.
+ Tích của phép nhân là số bị chia của phép chia.
- HS nghe
3. Luyện tập
- Mục tiêu: 
- Vận dụng được vào tính nhẩm, giải bài tập, bài toán thực tế liên quan đến bảng nhân 6, bảng chia 6
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học, năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề...
- Cách tiến hành:
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm 
- GV mời 1 HS nêu YC của bài
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm các phép tính , tìm và viết các kết quả của phép tính ở mỗi câu a, b, c vào vở.
- Chiếu vở của HS và mời lớp nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS nhận xét về mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
- GV NX và chốt:
Ta lấy tích của phép tính nhân chia cho thừa số này thì kết quả là thừa số kia. Đó là mối quan hệ của phép nhân và phép chia
Bài 2: (Làm việc nhóm đôi) Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả? 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và tính nhẩm các phép tính trrong bảng nhân, chia (đã học) để nối 2 phép tính có cùng kết quả vào phiếu học tập.
- Mời HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi HS:
+ Trong các phép tính ghi ở ô tô, phép tính nào có kết quả bé nhất?
+ Trong các phép tính ghi ở chỗ đỗ, phép tính nào có kết quả lớn nhất?
-GV nhận xét
- 1 HS nêu: Tính nhẩm
- HS làm vào vở
a/ 6; 24; 36
b/ 2; 3 ; 8
c/ 30; 5; 6
-HS quan sát và nhận xét
-HS nghe
- HS trả lời
- HS nghe
-1HS nêu: Hai phép tính nào dưới đây có cùng kết quả
- HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện theo yêu cầu của GV
- Đại diện 1 nhóm nêu kết quả 
6x1=36:6=6 6x3=2x9=18
12:6=6:3=2 48:6=4x2=8
6x5=5x6=30
- HS nghe
-HS trả lời
+ ...phép tính 12 : 6
+ ... phép tính 5 x 6
-HS nghe
4. Vận dụng.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi hái hoa sau bài học để củng cố bảng nhân 6, bảng chia 6
+ Câu 1: 6 x 8 = ?
+ Câu 2: 54 : 6 = ?
- Nhận xét, tuyên dương
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- HS trả lời:
+ Câu 1: 6 x 8 = 48
+ Câu 2: 54 : 6 = 9
- HS nghe
5. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_2_b.docx