Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung - Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 1)
Bài 7: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1) – Trang 21-22
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật khối trụ, khối cầu qua hình ảnh các đó vật và qua hình vẽ. Nhận biết được ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác.
- Nhận biết được giờ theo buổi trong ngày, ngày trong tháng. Đọc được giờ trên đồng hồ.
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
- Xác định được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ. Thực hiện được phép cộng, trừ số đo khối lượng (kg) và dung tích (l).
- Giải được bài toán thực tế liên quan đến số đo độ dài, khối lượng, dung tích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 1: Ôn tập và bổ sung - Bài 7: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 1)
TOÁN CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG Bài 7: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (T1) – Trang 21-22 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù: - Nhận biết được khối lập phương, khối hộp chữ nhật khối trụ, khối cầu qua hình ảnh các đó vật và qua hình vẽ. Nhận biết được ba điểm thẳng hàng, hình tứ giác. - Nhận biết được giờ theo buổi trong ngày, ngày trong tháng. Đọc được giờ trên đồng hồ. - Tính được độ dài đường gấp khúc. - Xác định được cân nặng của một số đồ vật dựa vào cân đồng hồ. Thực hiện được phép cộng, trừ số đo khối lượng (kg) và dung tích (l). - Giải được bài toán thực tế liên quan đến số đo độ dài, khối lượng, dung tích. 2. Năng lực chung. - Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. 3. Phẩm chất. - Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập. - Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point. - SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + GV trình chiếu phép tính nhân 4, chia 4 + HS chọn kết quả đúng. + HS đọc bảng nhân , chia 4 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới - HS tham gia trò chơi + HS ghi kết quả vào bảng con + HS nhận xét, chữa bài - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Nhận dạng được các hình khối đã học; nhận biết được ba điểm thẳng hàng; vận dụng được cách tính độ dài đường gấp khúc vào giải bài toán thực tế; vẽ hình theo hình mẫu trên giấy ô vuông. - Cách tiến hành: Bài 1a. Mỗi đồ vật có dạng hình khối gì? GV cho HS nêu yêu cầu của bài. GV yêu cầu HS nêu cách làm bài GV hướng dẫn HS quan sát từng hình để nhận ra mỗi vật có dạng hình khối gì. GV có thể yêu cầu HS lấy ví dụ trong thực tế một số đồ vật có dạng hình khối đã học. Bài 1b. Chọn hình thích hợp đặt vào dấu “?” GV cho HS nêu yêu cầu của bài. GV yêu cầu HS nêu cách làm bài GV hướng dẫn HS quan sát dãy hình để nhận ra quy luật sắp xếp các hình: theo thứ tự khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương, khối cầu và lặp lại ba lần. GV và HS nhận xét và bổ sung. Bài 2: Nêu tên 3 điểm thẳng hàng. - GV cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài rồi làm bài. - GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ xem ba điểm nào cùng nằm trên một đoạn thẳng. Từ đó có: A, N, B là ba điểm thẳng hàng; A, M, C là ba điểm thẳng hàng; C, O, N là ba điểm thẳng hàng; B, O, M là ba điểm thẳng hàng. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu tên ba điểm thẳng hàng trong từng trường hợp. - GV Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Giải bài toán - GV cho HS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Gv hướng dẫn HS nhận ra: Độ dài quãng đường ốc sên phải bò đến cây chuối là độ dài đường gấp khúc ABCD. GV và HS chữa bài - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. Vẽ hình theo mẫu - GV hướng dẫn HS vẽ theo các bước sau: + Quan sát kĩ hình cần vẽ (hình mẫu). + Chấm các điểm đặc biệt của hình cần vẽ (theo hình mẫu). + Nối các điểm theo hình mẫu. + Tô màu trang trí hình ngôi nhà để tạo thành bức tranh (tuỳ theo ý của từng em). - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 5. Chọn câu trả lời đúng? GV hướng dẫn HS cách giải dạng bài này: Đếm số hình đơn trước (hình gồm một hình tứ giác), sau đó đếm số hình tứ giác gồm một số hình đơn. GV nhận xét tuyên dương. - HS nêu yêu cầu của bài. - Cá nhân tự suy nghĩ và tìm câu trả lời. - HS trả lời trước lớp. - HS nhận xét câu trả lời. - HS nêu câu trả lời. - HS trả lời trước lớp. - HS nhận xét câu trả lời. - HS nêu yêu cầu của bài. - HS tìm câu trả lời - Nhóm đôi hỏi đáp. - HS trả lời trước lớp - HS nhận xét câu trả lời của bạn - HS đọc bài toán - HS trả lời câu hỏi + Con ốc bò qua đường gấp khúc. + Con ốc bò được bao nhiêu cm? HS làm bài vào vở HS đổi vở kiểm tra bài 1HS làm vào bảng nhóm Bài giải Quãng đường ốc sên phải bò có độ dài là: 125 + 380 + 300 = 805 (cm) Đáp số: 805 cm. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS theo dõi GV hướng dẫn - HS vẽ vào vở - HS trao đổi vở - HS nhận xét bài bạn và trình bày trước lớp. HS đọc yêu cầu của bài HS tìm câu trả lời. HS trao đổi nhóm đôi HS trả lời trước lớp. Kết quả: Chọn C 3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh nhận dạng được các hình khối đã học; nhận biết được ba điểm thẳng hàng; cách tính độ dài đường gấp khúc ; vẽ hình theo hình mẫu trên giấy ô vuông. + Bài toán:.... - Nhận xét, tuyên dương - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + HS trả lời:..... 4. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... .......................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_o.docx