Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số - Võ Nhật Trường

Bài 2. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Môn: Tin học lớp: 8

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi truyền và xử lý hiệu quả

Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa.

2. Về năng lực:

-Phát triển năng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội.

-Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).

-Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).

-Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (Nle).

3. Về phẩm chất:

-Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.

-Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không ngừng tìm tòi khám phá tri thức thông qua thông tin số.

-Trách nhiệm: phải dần thay đổi hành vi của mình để thích nghi với môi trường số mới. Biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Phải có trách nhiệm khi chia sẻ công khai các thông tin số đúng sự thật và đáng tin cậy.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

- Phòng máy, Tivi,. phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.

2. Học liệu:

- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.

- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát, (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.

 

doc 24 trang Khánh Đăng 27/12/2023 2700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số - Võ Nhật Trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số - Võ Nhật Trường

Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chủ đề 2: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin - Bài 2: Thông tin trong môi trường số - Võ Nhật Trường
 KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
Trường:THCS Tam Quan Bắc
Tổ: TIN-GDTC-LỊCH SỬ & ĐỊA LÝ
Họ và tên giáo viên:
Võ Nhật Trường
Chủ đề 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN 
Bài 2. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Môn: Tin học lớp: 8
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi truyền và xử lý hiệu quả
Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa.
2. Về năng lực:
-Phát triển năng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội.
-Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).
-Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).
-Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (Nle). 
3. Về phẩm chất: 
-Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
-Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không ngừng tìm tòi khám phá tri thức thông qua thông tin số.
-Trách nhiệm: phải dần thay đổi hành vi của mình để thích nghi với môi trường số mới. Biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Phải có trách nhiệm khi chia sẻ công khai các thông tin số đúng sự thật và đáng tin cậy.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học:
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
2. Học liệu:
- GV: Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- HS: SGK, SBT, bút màu, vở ghi chép. bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu khảo sát,  (đáp ứng yêu cầu học tập). Chuẩn bị bài tập nhóm được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức (ổn định lớp học) (Dự kiến thời lượng 2’)
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
8A5
8A6
8A7
Thứ
Tiết
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Ghi chú
8A5
8A6
8A7
2. Kiểm tra bài cũ: (Dự kiến thời lượng 10’)
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày về máy tính cơ học?
-Ý tưởng cơ giới hoá việc tính toán đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của máy tính. Năm 1642, nhà bác học Blaise Pascal đã sáng chế ra chiếc máy tính cơ khí Pascaline.
-Năm 1833, nhà Toán học Charle Babbage đã thiết kế máy tính đa năng, tính toán tự động tương tự như máy tính ngày nay.
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày về Máy tính điện - cơ và kiến trúc Von Neumann?
Máy tính điện - cơ và kiến trúc Von Neumann:
Máy tính cần được cấu tạo dựa trên kiến trúc Von Neumann, gồm bộ xử lí, bộ nhớ, các cổng kết nối với thiết bị vào - ra và đường truyền giữa các bộ phận đó
Vẽ sơ đồ mô tả kiến trúc máy tính cơ Von Neumann?
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Máy tính điện tử có thể được phân chia thành năm thế hệ vào những khoảng thời gian nào?
Thế hệ 1: 1945 -1955
Thế hệ 2: 1955 -1965
Thế hệ 3: 1965 -1974
Thế hệ 4: 1974 -1900
Thế hệ 5: 1900 -nay
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy trình bày về máy tính điện tử?
Máy tính điện tử ra đời vào những năm 1940. Năm thế hệ của máy tính điện từ được đánh dấu bởi những tiến bộ công nghệ nhằm thu nhỏ các linh kiện điện tử, tích hợp chúng vào những thiết bị nhỏ, có tốc độ xừ lí lớn, độ tin cậy cao, có khả năng kết nối toàn cầu, tiêu thụ ít năng lượng và được trang bị nhiều ứng dụng thân thiện với con người.
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Máy tính thay đổi thế giới như thế nào?
Thế giới đang biến đổi nhanh chóng và sâu sắc nhờ sự phát triển của công nghệ máy tính.
Câu hỏi:
Dự kiến trả lời:
Em hãy lấy bốn ví dụ cho thấy máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người?
Bốn ví dụ cho thấy máy tính làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người:
- Ví dụ 1. Trong lĩnh vực y tế, những thiết bị nhỏ gọn như đồng hồ thông minh có thể theo dõi sức khỏe thường xuyên, phát hiện kịp thời những bất thường của cơ thể, 
- Ví dụ 2. Trong lĩnh vực giáo dục, Interner là kho thông tin khổng lồ, giúp con người có thể học mọi lúc mọi nơi, giúp các giáo viên hỗ trợ học sinh từ xa, 
- Ví dụ 3. Trong lĩnh vực kinh tế, các giao dịch tăng lên nhanh chóng trong môi trường kĩ thuật số.
- Ví dụ 4. Trong lĩnh vực quốc phòng: Những thiết bị bay thông minh có thể hỗ trợ quan sát vùng trời, vùng biển, lãnh thổ; những khí tài có tính tự động cao, nhanh và chính xác có thể giúp quân đội bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng
3. Các hoạt động dạy học 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) (Dự kiến thời lượng 5’)
a. Mục tiêu: 
-Giới thiệu nội dung cần tìm hiểu trong chủ đề/bài học.
-Các thành phần chính trong chủ đề/bài học:
+ THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
+ THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY
-Hs nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua những ví dụ cụ thể 
b) Nội dung: Ảnh in và ảnh số
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 1
Họ và tên: .. Lớp:.. Nhóm: 
Trong tập ảnh cũ, Khoa thấy bức ảnh ruộng bậc thang. Để chia sẻ ảnh với An mà không cần phải đến nhà bạn, Khoa đã dùng điện thoại thông minh chụp lại bức ảnh và gửi cho An qua thư điện tử. Em hãy cho biết:
1.An có thể nhận được ảnh bằng cách nào?
An có thể nhận được ảnh bằng cách mở thư điện tử mà bạn Khoa gửi đến và tải về máy.
2. Sau khi An nhận được ảnh, Khoa có bị mất bức ảnh gốc không?
Sau khi An nhận được ảnh, Khoa không bị mất bức ảnh gốc.
3. An có thể lưu trữ ảnh vào những thiết bị nào?
An có thể lưu trữ ảnh trên máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị nhớ, 
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm – 2hs/nhóm. 
-Cho học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 1
-Hs thảo luận và trả lời câu hỏi
-GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét kết quả của HS, từ đó đi đến hoạt động hình thành kiến thức
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC	(Dự kiến thời lượng 28’)
Hoạt động 1: Thông tin trong môi trường số (Dự kiến thời lượng 14’)
a) Mục tiêu:
- HS nhận ra những đặc điểm xã hội của thông tin qua những ví dụ cụ thể
b) Nội dung: Tìm hiểu thông tin trong môi trường số. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 2,3, 4, bài tập củng cố.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 2
Em hãy trình bày những đặc điểm chính về thông tin số?
Thông tin số có những đặc điểm chính sau:
-Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
-Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.
PHIẾU SỐ 3
Khoa gửi cho An bức ảnh ruộng bậc thang qua thư điện tử. Nhận được, An chỉnh sửa lại ảnh cho đẹp hơn và sử dụng nó làm nền cho ảnh của mình rồi đưa lên trang cá nhân trên mạng xã hội. Em hãy cho biết:
1. Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi không?
Máy chủ của dịch vụ thư điện tử có lưu trữ bức ảnh Khoa gửi.
2. Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội?
Bạn bè của An có thể xem được bức ảnh mà An đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, bức ảnh có thể được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội làm cho nhiều người dù không phải bạn bè của An vẫn xem được ảnh.
3. An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không?
An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa và các bạn khác.
PHIẾU SỐ 4
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin trong môi trường số?
*Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
-Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
-Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
-Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.
-Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 2,3,4
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, lắng nghe, nghiên cứu, suy nghĩ và thảo luận, ghi vào vở, phiếu học tập
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ HS khác nhận xét, bổ sung đáp án cho bạn.
+ HS cùng GV thảo luận nội dung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức
+HS: Nhận kết quả đánh giá của giáo viên và so sánh với phương án mẫu, tự sửa sai nếu có. Rút kinh nghiệm, bài học.
Kiến thức:
* Thông tin số có những đặc điểm chính sau:
-Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xoá bỏ hoàn toàn.
-Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.
*Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
-Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
-Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
-Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.
-Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm.
Bài tập củng cố kiến thức: 
Gợi ý đáp án: C
Hoạt động 2: Thông tin đáng tin cậy: (Dự kiến thời lượng 14’)
a) Mục tiêu: 
-Hs nhận ra những tác hại của việc sử dụng thông tin không đáng tin cậy. 
-Thông tin đáng tin cậy được nhận dạng qua hiện tượng độc lập: tin giả. Tình huống trong hoạt động tiếp nối kết luận từ mục trước về độ tin cậy khác nhau của thông tin số.
b) Nội dung: Tìm hiểu về thông tin đáng tin cậy. Học sinh nghiên cứu SGK hoặc quan sát, theo dõi bài giảng và hoàn thiện phiếu học tập số 5,6 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh.
Sản phẩm dự kiến:
PHIẾU SỐ 5
1.Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả.
Ví dụ Tin giả trên mạng: Trên mạng xã hội đang lan truyền một video về việc dùng thuốc nam của A sẽ chữa khỏi mọi bệnh
2.Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó?
Tác hại: Nhiều người mù quáng tin là thật sẽ mua thuốc về dùng dẫn đến bệnh tình càng nặng và mất tiền oan.
3.Làm thế nào để em biết đó là tin giả?
Em biết đó là tin giả vì không có bất kì loại thuốc nào có thể chữa được tất cả mọi bệnh cả.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy nêu lợi ích của thông tin đáng tin cậy và cách xác định thông tin đáng tin cậy?
-Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề được đặt ra.
-Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không: kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận; đánh giá tính thời sự của thông tin.
d) Tổ chức thực hiện:
-Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
+Hoạt động nhóm (chia từ 2hs/nhóm) hoặc cá nhân. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu học tập, bài tập
+HS điền thông tin tìm hiểu, nghiên cứu, trả lời các yêu cầu trong phiếu học tập số 5,6
+GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ HS tiếp  ...  ảnh Khoa gửi.
2. Những ai có thể xem được bức ảnh An đưa lên mạng xã hội?
Bạn bè của An có thể xem được bức ảnh mà An đưa lên mạng xã hội. Tuy nhiên, bức ảnh có thể được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội làm cho nhiều người dù không phải bạn bè của An vẫn xem được ảnh.
3. An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác được không?
An có thể gửi ảnh sau khi chỉnh sửa cho Khoa và các bạn khác.
PHIẾU SỐ 4
Em hãy trình bày những hiểu biết về thông tin trong môi trường số?
*Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
-Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.
-Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.
-Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.
-Thông tin số cần được quản lí, khai thác an toàn và có trách nhiệm.
PHIẾU SỐ 5
1.Em hãy kể lại một nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả.
Ví dụ Tin giả trên mạng: Trên mạng xã hội đang lan truyền một video về việc dùng thuốc nam của A sẽ chữa khỏi mọi bệnh
2.Tin giả đó gây ra tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó?
Tác hại: Nhiều người mù quáng tin là thật sẽ mua thuốc về dùng dẫn đến bệnh tình càng nặng và mất tiền oan.
3.Làm thế nào để em biết đó là tin giả?
Em biết đó là tin giả vì không có bất kì loại thuốc nào có thể chữa được tất cả mọi bệnh cả.
PHIẾU SỐ 6
Em hãy nêu lợi ích của thông tin đáng tin cậy và cách xác định thông tin đáng tin cậy?
-Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề được đặt ra.
-Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không: kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận; đánh giá tính thời sự của thông tin.
PHIẾU SỐ 7 . Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng 
Câu hỏi:
Đáp án:
Câu 1. Em hãy chọn phương án ghép đúng:
Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, 
a./ Được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau. 
b./ Được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy
c./ Được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau
d./ Được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy
C
Câu 2. Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở?
a./ Không tốn vật liệu b./ Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 3. Thông tin được mã hóa thành gì mới được chuyển vào máy tính, máy tính bảng?
A./ Số liệu dạng số. B./ Dãy bit C./ Hình ảnh D./ Cả ba đáp án trên đều đúng
B
Câu 4. Thông tin số là?
A. Thông tin được mã hóa thành dãy bit 	 
B. Thông tin được được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.... để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số 
C. Thông tin được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,.... để có thể lan truyền, trao đổi trong một môi trường kĩ thuật số 
D. Đáp án khác
C
Câu 5. Đặc điểm của thông tin số là?
A. Có thể trao đổi không cần mạng	 B. Có thể trao đổi dựa trên thông tin trên giấy 
C. Có thể truy cập từ xa thông qua kết nối Internet D. Đáp án khác
C
Câu 6. Đâu không phải là đặc điểm của thông tin số?
a./ Thông tin số có thể truy cập từ xa qua Internet 
b./ Thông tin số dễ dàng được nhân bản và chia sẻ
c./ Thông tin số chỉ có thể truy cập ở khoảng cách gần 
d./ Thông tin số có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau
C
Câu 7. Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu
a./ Người quản lý thông tin đó cho phép b./ Thông tin có khả năng truyền tải xa
c./ Thông tin ít dữ liệu d./ Đáp án khác
A
Câu 8. Thông tin số có thể?
a./ Được lưu trữ rất lớn bởi nhiều cá nhân, tổ chức b./ Được cấp quyền truy cập khác nhau 
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 9. Mức độ tin cậy của thông tin số phụ thuộc vào?
A./ Nguồn gốc B./ Mục tiêu thông tin 
C./ Cả hai đáp án trên đều đúng D./Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 10. Thông tin số có?
a./ Nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số b./ Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ
c./ Mức độ tin cậy khác nhau
d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 11. Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ là?
a./ Chủ động thiết lập và phát triển mối quan hệ bạn bè
b./ Kiểm soát được cảm xúc của bản thân trong các mối quan hệ
c./ Sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi hành động và quyết định của mình trong các mối quan hệ
d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 12. Đâu là thông tin không đáng tin cậy?
a./ Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối 
b./ Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ
c./ Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm
d./ Tất cả các đáp án trên đều đúng
D
Câu 13. Điều gì ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin?
a./ Thẩm quyền và uy tín của tổ chức cung cấp thông tin 
b./ Thẩm quyền và uy tín của cá nhân cung cấp thông tin
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng
d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 14. Độ tin cậy của ý kiến thấp hơn sự kiện vì?
a./ Mang nhiều cảm xúc b./ Mang định kiến cá nhân
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 15. Điều gì quyết định thông tin có còn ý nghĩa hay không?
a./ Sự chính xác của thông tin b./ Thông tin mang tính sự kiện
c./ Thời điểm công bố thông tin d./ Cả ba đáp án trên
D
Câu 16. Cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không là?
a./ Kiểm tra nguồn thông tin b./ Phân biệt ý kiến với sự kiện
c./ Kiểm tra chứng cứ của kết luận, đánh giá tính thời sự của thông tin
d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 17. Thông tin đáng tin cậy giúp?
a./ Em đưa ra kết luận đúng b./ Quyết định hành động đúng
c./ Giải quyết được các vấn đề đặt ra d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 18. Khi em đưa một bức ảnh lên trang cá nhân của mình trên mạng xã hội thì ai có quyền được xem?
a./ Bạn bè ngoài đời của em b./ Tất cả mọi người
c./ Những người có trong danh sách bạn bè trên mạng xã hội
d./ Tùy và thiết đặt tính năng của mạng xã hội và người sử dụng
D
Câu 19. Thông tin có độ tin cậy thấp là?
a./ Kết luận không có chứng cứ b./ Ý kiến mang tính cá nhân
c./ Chỉ số tin cậy, uy tín của nguồn cấp thông tin d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 20. Đâu là đặc điểm chính của thông tin số?
a./ Dễ dàng được nhân bản và lan truyền b./ Khó bị xóa bỏ hoàn toàn
c./ Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý đó cho phép
d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 21. Thông tin nào dưới đây có độ tin cậy thấp?
a./ Thông tin ở các trang web được cập nhật hàng giờ 
b./ Thông tin vừa được công bố trên thời sự
c./ Thông tin ở các trang web đã lâu không được cập nhật 
d./ Đáp án khác
D
Câu 22. Để tìm hiểu về cách sử dụng một chiếc máy ảnh mới, nguồn thông tin nào sau đây cần được tham khảo nhất?
a./ Hướng dẫn của một người đã từng chụp ảnh. b./ Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
c./ Hướng dẫn của một người gởi Tin học. d./ Câu trả lời trên một số diễn đàn về chụp ảnh.
B
Câu 23. Để tìm hiểu về một đội bóng đá ở châu Phi, nguồn thông tin nào sau đây đáng tin cậy nhất?
a./ Nguồn tin từ câu lạc bộ người hâm mộ đội bóng đó. 
b./ Nguồn tin từ câu lạc bộ của đội bóng đối thủ.
c./ Nguồn tin từ Liên đoàn bóng đá châu Phi. 
d./ Nguồn tin từ diễn đàn Bóng đá Việt Nam.
C
Câu 24. Thông tin xuất hiện trong thời gian nào dưới đây có độ tin cậy nhất?
a./ 2020 b./ 2022 c./ 2023 d./ 2021
C
Câu 25. Khi tìm kiếm các thông tin để trình bày, em cần lựa chọn?
a./ Thông tin phù hợp với nội dung trình bày b./ Thông tin có nguồn đáng tin cậy
c./ Thông tin được kiểm chứng d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 26. Loại thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?
a./ Thông tin có thời gian gần với thời gian em tìm kiếm thông tin 
b./ Thông tin đã được kiểm chứng
c./ Nguồn thông tin không rõ ràng
d./ Thông tin phù hợp với nội dung trình bày
C
Câu 27. Nguồn thông tin nào dưới đây em không nên lựa chọn?
a./ Từ người ẩn danh trên Facebook b./ Cộng đồng Cơ điện lạnh Việt Nam
c./ Tập đoàn Điện lực Việt Nam d./ Bộ Công Thương
A
Câu 28. Phương tiện kĩ thuật em có thể lựa chọn để chia sẻ bài trình chiếu là?
a./ Thư điện tử b./ Mạng xã hội
c./ Không gian lưu trữ dùng chung d./ Cả ba đáp án trên đều đúng
D
Câu 29. Muốn tìm hiểu thông tin về một phương pháp học tập hiệu quả thì em có thể tìm hiểu thông tin của?
a./ Một người lạ b./ Một người học giỏi nổi tiếng
c./ Một người ẩn danh em mới quen trên mạng xã hội d./ Cả ba đáp án trên đều sai
B
Câu 30. Để tìm hiểu thông tin về năng lượng gió, nguồn thông tin nào dưới đây đáng tin cậy nhất?
a./ Nguồn thông tin từ trang web không rõ tên 
b./ Nguồn thông tin từ trang báo đăng từ rất lâu
c./ Nguồn thông tin mới nhất từ chính phủ 
d./ Đáp án khác
C
Câu 31. Em có thể hình thành ý tưởng về một vấn đề dựa trên?
a./ Nguồn thông tin từ một người lạ b./ Nguồn thông tin được đăng tải từ rất lâu
c./ Nguồn thông tin chính xác đã được kiểm chứng d./ Đáp án khác
D
Câu 32. Bức ảnh số khác với ảnh trên giấy ở?
a./ Không tốn vật liệu b./ Khi bức ảnh được gửi đi thì người gửi vẫn có ảnh
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 33. Thông tin nào dưới đây là thông tin đáng tin cậy?
a./ Thông tin về máy tính thông tin trên một trang web lạ 
b./ Thông tin về dịch Covid 19 trên trang cá nhân của một người ẩn danh
c./ Thông tin về chế độ dinh dưỡng trên trang web của bộ y tế năm 2023 
d./ Đáp án khác
C
Câu 34. Khi tìm kiếm thông tin cần?
a./ Tìm các thông tin không có nguồn gốc rõ ràng 
b./ Tìm các thông tin có nguồn gốc rõ ràng
c./ Tìm kiếm các thông tin được đăng tải từ rất lâu 
d./ Đáp án khác
B
Câu 35. Em nên lựa chọn thông tin nào dưới đây cho bài thuyết trình?
a./ Bài viết: "Ưu nhược điểm của thủy điện" trên trang Facebook của một người ẩn danh
b./ Khái niệm chung về nguồn năng lượng trên trang web của Cộng đồng cơ điện Lạnh Việt Nam
c./ Cả hai đáp án trên đều sai d./ Cả hai đáp án trên đều đúng
B
Câu 36. Mức độ tin cậy của thông tin số phụ thuộc vào?
a./ Nguồn gốc. b./ Mục tiêu thông tin
c./ Cả hai đáp án trên đều đúng d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
Câu 37. Chúng ta không nên?
a./ Sử dụng các thông tin có độ tin cậy cao 
b./ Sử dụng các thông tin không có độ tin cậy cao
c./ Cả hai đáp án trên đều sai d./ Cả hai đáp án trên đều đúng
B
Câu 38. Các phép tính đầu tiên được con người thực hiện bằng cách?
a./ Sử dụng máy tính để bàn b./ Sử dụng máy tính cầm tay
c./ Sử dụng 10 ngón tay d./ Cả hai đáp án trên đều sai
C
PHIẾU SỐ 8
Em hãy kể một hoặc 2 ví dụ về tin đồn (trong cuộc sống hoặc trên mạng) và cho biết:
a) Tin đồn đó xuất hiện từ sự việc nào?
b) Tác hại của tin đồn đó là gì?
Ví dụ 1: Tin đồn: Cách nhanh nhất để tự nhận biết mình KHÔNG mắc Covid-19 là nín thở trong 10 giây trở lên mà không ho hay cảm thấy khó chịu.
a) Tin đồn xuất hiện vào năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng nổ.
b) Tác hại: Khiến nhiều người tin là thật và làm theo. Cách tốt nhất để xác định xem có nhiễm Covid-19 hay không là xét nghiệm. Nếu làm theo tin đồn thì sợ lây nhiễm cộng đồng sẽ xảy ra tràn lan.
Ví dụ 2
a) Tin đồn: Công ty A đang bị điều tra, ông giám đốc công ty sắp bị bắt 
b) Tác hại: Chỉ nghe phong thanh như vậy, nhưng nhiều đối tác, nhà đầu tư liên quan đến các đơn vị này lo sợ, lảng tránh và dừng các quan hệ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_chu_de_1_ma.doc