Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Thông tin trong môi trường số

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

 Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyên đổi truyền và xử lý hiệu quả

 Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung:

 Năng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội.

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.

b. Năng lực đặc thù:

 Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).

 Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).

 Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (NLe).

3. Về phẩm chất:

 Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.

 Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không ngừng tìm tòi khám phá tri thức thông qua thông tin số.

 

docx 8 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Thông tin trong môi trường số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Thông tin trong môi trường số

Giáo án Tin học 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 2: Thông tin trong môi trường số
BÀI 2 – THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
(Số tiết: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với lưu lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyên đổi truyền và xử lý hiệu quả
Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được các ví dụ minh họa
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: thông qua qua việc nghiên cứu đặc điểm của thông tin số và cách tồn tại và khai thác trong xã hội.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (NLc).
Bước đầu hình thành năng lực khai thác thông tin số trong học tập và phát triển năng lực tự học (NLd).
Hợp tác trong môi trường số hiệu quả dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm đa dạng và độ tin cậy khác nhau của thông tin trong môi trường số (NLe). 
3. Về phẩm chất: 
Rèn luyện đức tính trung thực, xác lập thái độ trách nhiệm trong việc khai thác và sử dụng thông tin kĩ thuật số.
Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, không ngừng tìm tòi khám phá tri thức thông qua thông tin số.
Trách nhiệm: phải dần thay đổi hành vi của mình để thích nghi với môi trường số mới. Biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Phải có trách nhiệm khi chia sẻ công khai các thông tin số đúng sự thật và đáng tin cậy. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Giáo án, các đồ dùng dạy học cần thiết, máy tính và máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài tập nhóm đã được phân công.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10’)
a) Mục tiêu: 
HS nhận ra những đặc điểm của thông tin số qua tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: 
Nhiệm vụ: HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trong tình huống.
c) Sản phẩm: 
Các đặc điểm chính của thông tin số.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia nhóm – 2 HS/nhóm. GV chiếu hình ảnh và nêu tình huống, yêu cầu học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
HS cần ghi nhớ hai đặc điểm chính của thông tin số.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả
GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Câu trả lời hướng tới đặc điểm của thông tin số. Ba câu hỏi gắn với hoạt động thu nhận, nhân bản và lưu trữ dữ liệu số, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học.
Kết luận:
Câu trả lời cho ba câu hỏi:
An nhận được bức ảnh số bằng cách truy cập vào mạng xã hội. Thông tin số có thể được truy cập từ xa.
An nhận được ảnh nhưng Khoa không bị mất bức ảnh gốc. Việc nhân bản thông tin số không tốn vật liệu và dễ thực hiện.
An có thể lưu trữ bức ảnh số vào nhiều thiết bị của mình. Dữ liệu số dễ dàng được nhân bản và lan truyền.
B. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (60’)
Hoạt động 2.1: Thông tin trong môi trường số
a) Mục tiêu:
HS nhận ra những đặc điểm xã hội của thông tin số qua tình huống có vấn đề.
b) Nội dung: 	
Nhiệm vụ 1: Lấy bối cảnh là hành trình của một bức ảnh số: Khoa gửi à Mạng xã hội à An nhận à An chỉnh sửa à An gửi tiếp cho các bạn khác. Các nhóm HS nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời các câu hỏi trong tình huống.
Nhiệm vụ 2: Đọc nội dung b)Thông tin số trong xã hội để ghi nhớ năm đặc điểm của thông tin trong môi trường số. Sau đó làm bài tập củng cố:
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời cho tình huống mang nội dung của các đặc điểm xã hội của thông tin trong môi trường số.
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia nhóm 2 HS/nhóm. Chiếu hình ảnh và nêu tình huống, yêu cầu học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi trong tình huống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ. 
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trình bày kết quả của nhóm. GV nhận xét chung và chốt kiến thức cho HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau. 
Kết luận kiến thức:
Nhiệm vụ 1: Câu trả lời được khái quát hóa thành những đặc điểm xã hội của thông tin số như gợi ý sau:
Không chỉ An mà cả máy chủ của trang mạng xã hội cũng lưu trữ bức ảnh mà Khoa gửi. (Thông tin số đa dạng được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân).
Tùy theo cách Khoa gửi cho An, chỉ có những ai được Khoa hoặc An cho phép mới có thể xem được bức ảnh. 
Nếu bức ảnh không đăng kí bản quyền tác giả thì ai cũng có thể sử dụng bức ảnh theo cách của mình. (Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ). 
Nếu Khoa gửi ảnh cho An theo cách công khai thì mọi người đều có thể tìm kiếm, xem và tải bức ảnh về máy của mình. Điều đó minh họa cho nhận xét: có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lý và chia sẻ thông tin số.
Vì An có thể chỉnh sửa bức ảnh thành một bức ảnh khác và gửi cho người khác (Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau). Ảnh cá nhân cua An trên nền ruộng bậc thang có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy, thông tin số cần phải quản lý, khai thác một cách an toàn và có trách nhiệm.
Sau khi chỉnh sửa ảnh, An có thể gửi ảnh lại cho Khoa và các bạn khác.
Nhiệm vụ 2: Đáp án C
Hoạt động 2.2: Thông tin đáng tin cậy 
a) Mục tiêu:
HS nhận ra những tác hại của việc sử dụng thông tin không đáng tin cậy. Thông tin đáng tin cậy được nhận dạng qua hiện tượng độc lập: tin giả. Tình huống trong hoạt động tiếp nối kết luận từ hoạt động trước về độ tin cậy khác nhau của thông tin số.
b) Nội dung: 
Nhiệm vụ 1: HS thực hiện các yêu cầu như sau:
Em hãy kể lại một số nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả.
Tin giả đó gây tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó?
Làm thế nào để em biết đó là tin giả?
Nhiệm vụ 2: Đọc nội dung mục 2 và cho biết làm thế nào để xác nhận được thông tin đáng tin cậy hay không?
c) Sản phẩm: 
Các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia nhóm 2 HS/nhóm. Chiếu hình ảnh và nêu tình huống, yêu cầu học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi trong tình huống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 và 2.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trình bày sản phẩm và trả lời các câu hỏi. GV nhận xét chung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề đã đặt ra.
Một số cách xác nhận thông tin có đáng tin cậy hay không: Kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; Kiểm ra chứng cứ của kết luật; Đánh giá tính thời sự của thông tin.
Nhiệm vụ 1: Các thông tin không đúng về các vấn đề nóng gây ra các hành vi xấu làm ảnh hưởng đến đời sống. Dựa trên so sánh với các nguồn tin đã được kiểm chứng. 
Nhiệm vụ 2: Kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; Kiểm ra chứng cứ của kết luật; Đánh giá tính thời sự của thông tin.
C. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10 – 15 phút)
a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức cho HS, giúp luyện tập tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin.
b) Nội dung:
c) Sản phẩm: 
Bài làm của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm bài tập phần luyện tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
HS làm bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trình bày bài làm 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận.
Gợi ý: những ứng dụng thu thập rất nhiều thông tin từ người sử dụng có thể bao gồm ứng dụng gọi điện, nhắn tin, thư điện tử, mạng xã hội. Yêu cầu HS nêu tên những ứng dụng cụ thể mà không chỉ là phân loại ứng dụng. Chẳng hạn: Facebook, Youtube.
D. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 – 15 phút)
a) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức cho HS, giúp luyện tập tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và phân tích mức độ tin cậy của nguồn tin.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
Bài làm của HS 
d) Tổ chức thực hiện
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm bài tập phần Vận dụng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận
IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_2_thong.docx