Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 1) - Năm học 2023-2024

BÀI 4: LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC

1. Mục tiêu

• Trong bài học này học sinh sẽ được học về cách để làm việc với máy tính một cách hợp lý.

2. Phát triển năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

• Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.

• Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.

2.2. Năng lực đặc thù

• Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình. Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.

• Biết cầm chuột đúng cách và thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.

• Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi hệ thống đang chạy theo đúng cách.

• Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi sử dụng.

 

docx 5 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 1) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 1) - Năm học 2023-2024

Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7, Bài 4: Làm việc với máy tính (Tiết 1) - Năm học 2023-2024
Tuần 7
Ngày soạn: 08/10/2023
Ngày dạy: 9/10: 3B
10/10: 3A,3C,3D.
11/10: 3E.
BÀI 4: LÀM VIỆC VỚI MÁY TÍNH (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA BÀI HỌC
1. Mục tiêu 
Trong bài học này học sinh sẽ được học về cách để làm việc với máy tính một cách hợp lý.
2. Phát triển năng lực, phẩm chất
2.1. Năng lực chung 
Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm.
Hình thành năng lực giải quyết vấn đề thông qua tình huống thực tiễn.
2.2. Năng lực đặc thù
Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình. Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
Biết cầm chuột đúng cách và thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi hệ thống đang chạy theo đúng cách.
Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi sử dụng.
2.3. Phẩm chất
Bài học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất sau:
Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham học.
Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. Đồng thời phải có trách nhiệm với sự an toàn, cẩn trọng khi làm việc với máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. 	Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử,...
2. 	Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng	 học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt.
Học sinh nhận biết được cách cầm chuột và tư thế ngồi trước máy tính thế nào là khoa học.
- Năng lực
- Phẩm chất
GV tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kết quả/sản phẩm 
học tập
 - GV đưa ra nội dung tình huống: Lớp đang thảo luận rất hào hứng về buổi học đầu tiên với máy tính. Khoa có một thắc mắc về cách cầm chuột và tư thế ngồi trước máy tính thế nào là khoa học. Các em giúp bạn Khoa nhé!
- Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- GV chốt dẫn vào bài
- Học sinh lắng nghe, quan sát.
- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
- Thông qua cuộc thảo luận, học sinh nhận biết được cách cầm chuột và tư thế ngồi trước máy tính thế nào là khoa học.
Hoạt động 2: TƯ THẾ NGỒI KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH
Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt.
Học sinh biết được tư thế ngồi khi sử dụng máy tính thế nào cho hợp lý.
- Năng lực
Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình. Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
- Phẩm chất
Chăm chỉ: Học sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm khi tham gia hoạt động học.
Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. 
GV tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kết quả/sản phẩm 
học tập
- GV đưa ra nội dung tìm hiểu về tư thế ngồi khi sử dụng máy tính, thông qua hình 18, 19 SGK Tr 18 + 19.
- GV tổ chức hoạt động nhóm.
- Tuyên duyên, khen ngợi
- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)
- Câu hỏi củng cố:
- Đọc yêu cầu
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu
- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến
- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức
-Khi sử dụng máy tính cần ngồi đúng tư thế và giữ đúng khoảng cách để bảo vệ sức khoẻ.
-Khi sử dụng máy tính, em ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái. Mắt hướng ngang tầm màn hình và cách xa màn hình khoảng 50 – 80 cm. Tay đặt ngang tầm với bàn phím. Hai chân để trên mặt sàn.
Ngồi đúng tư thể giúp em tránh được các bệnh về cột sống và mắt.
- HS làm bài tập củng cố SGK Tr 19
1. Tư thế ngồi khi sử dụng máy tính đúng sẽ giúp em tránh nguy cơ mắc những bệnh nào sau đây?
A. Vẹo cột sống.
2. Tư thế nào sau đây là đúng khi sử dụng máy tính?
- C
Hoạt động 3: CHUỘT MÁY TÍNH
Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt.
Học sinh biết được cách cách sử dụng chuột sao cho đúng cách.
- Năng lực
Biết cầm chuột đúng cách và thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
- Phẩm chất
Trách nhiệm: Tham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công, thực hiện đánh giá đúng theo phiếu hướng dẫn tự đánh giá hoạt động nhóm. 
GV tổ chức hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kết quả/sản phẩm 
học tập
 - GV đưa ra nội dung và thực hành theo hướng dẫn để giúp hs tìm hiểu về chuột máy tính có cấu tạo như thế nào, các thao tác cơ bản với chuột máy tính, thông qua nội dung và hình 20, 21, 22, 23 SGK Tr 19+ 20.
- GV thu phiếu, cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chốt kiến thức (Phần chốt kiến thức giáo viên sẽ ghi bảng hoặc chiếu slide)
- Câu hỏi củng cố:
- Đọc yêu cầu
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu
- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến
- Học sinh báo cáo kết quả , nhận xét các nhóm khác.
- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức
-Cách cầm chuột: Cầm chuột bằng tay phải, ngón trỏ đặt vào nút trải chuột, ngón giữa đặt vào nút phải chuột, ngón cái và các ngón còn lại giữ hai bên thân chuột. 
-Chuột máy tính thường có: nút trái, nút phải, nút cuốn. 
Các thao tác với chuột gồm: Di chuyển chuột, nháy huột,
nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột.
HS làm bài tập củng cố SGK Tr 20
1. Khi điều khiển chuột cũng là điều khiển con trỏ chuột trên màn hình?
A. Đúng
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
1. Những điều GV đã thực hiện chưa thành công: 
– 	
2. Những điều GV muốn thay đổi: 
– 	
PHẦN KÝ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_7_bai.docx