Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Thông tin và quyết định (Tiết 1) - Năm học 2023-2024

Bài 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.

- Nhận biết được thông tin và quyết định qua các ví dụ cụ thể.

- Nhận biết được 3 dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học tập, làm bài tập đúng yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với thầy cô, bạn bè về các nội dung học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc sống.

* Năng lực riêng:

- Sau khi học xong bài này em nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định và đưa ra được những quyết định kịp thời hợp lí. Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.

b. Phẩm chất:

- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.

- Trung thực: Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình, trường học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu học tập

2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập

 

doc 4 trang Khánh Đăng 28/12/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Thông tin và quyết định (Tiết 1) - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Thông tin và quyết định (Tiết 1) - Năm học 2023-2024

Giáo án Tin học 3 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 1, Chủ đề 1: Máy tính và em - Bài 1: Thông tin và quyết định (Tiết 1) - Năm học 2023-2024
TUẦN 1
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2023
TIN HỌC
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ EM
Bài 1: THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được ví dụ đơn giản minh hoạ cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
- Nhận biết được thông tin và quyết định qua các ví dụ cụ thể.
- Nhận biết được 3 dạng thông tin thường gặp: chữ, âm thanh, hình ảnh. 
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự học tập, làm bài tập đúng yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với thầy cô, bạn bè về các nội dung học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được những vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc sống.
* Năng lực riêng:
- Sau khi học xong bài này em nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định và đưa ra được những quyết định kịp thời hợp lí. Nhận biết được các dạng thông tin cơ bản.
b. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè, thầy cô; quan tâm, động viên, khích lệ bạn bè.
- Chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mở rộng hiểu biết.
- Trung thực: Không tự tiện lấy đồ vật, tiền bạc của người thân, bạn bè, thầy cô và những người khác.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình, trường học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử, phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, SBT, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động khởi động: 7 phút
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- GV nhận xét. Tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc phần khởi động SGK.
- Theo em đâu là thông tin và đâu là quyết định của bạn Hằng?
- Hôm nay, chúng ta sẽ học bài mới “Thông tin và quyết định”.
- HS sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Lắng nghe. Ghi vở.
Hoạt động hình thành kiến thức mới: 18 phút
HĐ1:Tìm hiểu thông tin và quyết định.(12 phút)
Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.
- Năng lực: Nhận biết được thông tin và quyết định trong ví dụ cụ thể.
- Phẩm chất: HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
 Cách tiến hành:
- (?) Trong Hoạt động khởi động, tiếng chuông cho bạn Minh biết điều gì? Từ những điều đó, bạn Minh đã ra những quyết định gì?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- (?) Em hãy kể một vài quyết định của em trong cuộc sống.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Cho HS đọc về sinh hoạt hằng ngày của bạn Minh.
- Đâu là thông tin? Đâu là quyết định?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc phần kết luận.
- Cho HS đọc phần nói chuyện của An và Minh.
- Em hãy cho biết câu nào sau đây là thông tin, câu nào là quyết định?
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS đọc phần 2: Mẹ chuẩn bị đi làm. Thấy trời mưa, Khoa đưa áo mưa cho mẹ. Em hãy chỉ ra thông tin và quyết định trong tình huống trên.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- HS đọc sách trả lời: Tiếng chuông báo thức mỗi sáng nhắc bạn Minh sắp đến giờ đi học. Đó là thông tin giúp bạn Minh đưa ra các quyết định thức dậy, rời khỏi giường, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học.
- HS thảo luận: kể 1 số quyết định của em hằng ngày.
- HS đọc.
- Thông tin: ra khỏi nhà đi đá bóng.
- Quyết định: Mặc bộ quần áo thể thao và đi đôi giày yêu thích.
- Thông tin: Ra khỏi nhà để đi học.
- Quyết định: Mặc đồng phục.
- HS nhận xét bạn.
- HS đọc.
- HS đọc.
- HS thảo luận trả lời: A thông tin; B quyết định
- Nhận xét bạn.
- HS thảo luận trả lời:
Thông tin: trời mưa
Quyết định: Đưa áo mưa cho mẹ.
- Nhận xét bạn.
Hoạt động 2. Vai trò của thông tin. (6 phút)
Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt: Học sinh nhận biết được thông tin trong hoạt động quen thuộc hàng ngày có vai trò như thế nào, qua đó đưa ra quyết định hợp lý.
- Năng lực: Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu nhận hằng ngày đối với việc đưa ra quyết định của con người.
- Phẩm chất: HS có ý thức ra quyết định cần dựa trên thông tin, từ đó hình thành đức tính cẩn trọng và tinh thần trách nhiệm trong việc ra quyết định trong hoạt động hàng ngày.
Cách tiến hành:
- GV đưa ra nội dung khi tiết giáo dục thể chất thì Minh sẽ quyết định thế nào?
- GV thu phiếu,cho một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- GV gọi nhóm khác nhận xét, trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV chốt kiến thức: Thông tin "hôm nay có tiết Giáo dục thể chất" đã đưa tới quyết định của Minh "đi học bằng đôi giày thể thao". Thông tin giúp Minh ra quyết định. 
- Gv y/c HS đọc nội dụng, trả lời câu hỏi: Minh có thông tin gì để rủ An lên thư viện mượn sách?
- Câu hỏi củng cố: Để ra quyết định thì cần phải có gì?
- GV chốt kiến thức củng cố.
- HS hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời hai câu hỏi và ghi kết quả vào phiếu.
- Học sinh trình bày các nội dung GV đưa ra trước lớp
- HS nhóm khác nhận xét và nêu ý kiến.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: thông tin thư viện có quyển “truyện cổ tích Việt Nam”
- HS tar lời: thông tin.
- HS ghi nhớ kiến thức trong logo hộp kiến thức.
Hoạt động luyện tập, thực hành: 5- 7 phút
- Mục tiêu: Khái quát lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn.	
- Y/c HS đọc, thảo luận theo nhóm bàn và trả lời cầu hỏi bài tập trang 7.
- GV gọi HS đại diện nhóm trả lời.
- GV gọi nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Trả lời câu hỏi SGK (trang 7)
Bài 1: Minh có hai quyết định dựa trên hai nguồn thông tin.
Ban đầu, Minh ra quyết định “mở truyện ra đọc”. Sau khi nghe mẹ nhắc nhở, Minh có quyết định thứ hai: “Minh nằm và nhắm mắt lại”.
Quyết định đầu tiên dựa trên thông tin về sự xuất hiện cuốn truyên mà Minh yêu thích. Quyết định thứ hai có được nhờ lời nhắc nhở của mẹ: “Hãy ngủ đi một lát”. 
Quyết định thứ hai đúng hơn vì có thông tin bổ sung. Đó là thông tin tốt vì đó là lời nhắc nhở của mẹ, một người đáng tin cậy
Bài 2. Em hãy nêu một ví dụ về quyết định của mình. Thông tin nào giúpem có quyết định đó?
- Trời hôm nay có mưa => Mang áo mưa.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. 3- 5 phút
HĐ 1: Vận dụng
- Ngày mai, ngoài giờ đi học, em dự kiến làm việc gì? Hãy mô tả việc em định làm và cho biết thông tin nào giúp em đưa ra quyết định đó.
- GV nhận xét chốt.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
- Yêu cầu HS về nhà xem lại nội dung đã học.
- HS trả lời.
- Nhận xét bạn.
- Ghi nhớ.
- HS về nhà xem lại nội dung đã học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_3_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_1_chu.doc