Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản

- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề

- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ

- Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội

3. Phẩm chất:

 

docx 56 trang Khánh Đăng 27/12/2023 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
BÀI 1 – CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: .. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề
- Học sinh nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương, hiểu được phạm vi tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.
- Học sinh viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.
- Học sinh biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. 
- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- Năng lực nhận biết đặc điểm và cách sử dụng biệt ngữ xã hội
3. Phẩm chất:
-	Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tính thần trách nhiệm với đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu cho HS xem video về lịch sử dân tộc Việt Nam: 
Link: https://youtu.be/7xUxjPxxTbA 
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem xong video, em có suy nghĩ gì về quá trình hình thành và xây dựng đất nước từ thời Hùng Vương đến nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong video.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm dưới ách đô hộ của kẻ thù phương Bắc. Tuy nhiên, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh của kẻ thù. Lịch sử đất nước của dân tộc gắn liền với truyền thống giữ nước và bảo vệ đất nước. Và có biết bao vị anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Trước khi tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử, những vấn đề liên quan tới lịch sử nước nhà, chúng ta sẽ tìm hiểu phần Tri thức Ngữ văn về Truyện lịch sử để hiểu rõ hơn về các văn bản tiếp theo nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Câu chuyện của lịch sử và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những triều đại lịch sử ở Việt Nam ta thời xưa
- GV đặt câu hỏi thêm cho HS: Tại sao chúng ta cần phải học truyện về lịch sử
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện về lịch sử
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhanh về câu hỏi lớn của bài học: “Lịch sử có vai trò quan trọng như thế nào với cuộc sống của chúng ta?” 
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 8) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- HS thi nhau kể về các triều đại vua – chúa ở Việt Nam ta thời xưa
- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. 
- Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học. 
- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
- Chủ đề 1: Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ của đất nước và nhân loại. Chúng ta có thể trở về quá khứ bằng nhiều con đường khác nhau: qua những bài học môn Lịch sử trong nhà trường, qua những cuốn sử kí viết nên bởi các nhà sử học, qua những bộ phim hoặc cuốn truyện tái hiện các sự kiện, các nhân vật lừng danh thời xa xưa,Ở các nền văn học, luôn có những câu chuyện lịch sử được kể lại trong các tác phẩm truyện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm của truyện lịch sử, chủ đề của tác phẩm văn học, biệt ngữ xã hội
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu văn nghị luận xã hội
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về truyện lịch sử
+ Truyện lịch sử là:.
+ Các yếu tố trong truyện lịch sử là
- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 9), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:
+ Cốt truyện của truyện lịch sử thường được diễn ra như thế nào?
+ Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. 
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:
+ Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 
+ Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận: Ý kiến, lí lẽ, bằng chưng và mối liên hệ giữa các yếu tố này.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu liên kết trong văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 5) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về đặc điểm, chức năng của liên kết trong văn bản được trình bày trong mục Tri thức Ngữ Văn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
1. Truyện lịch sử
- Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;...là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.
- Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.
- Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,...những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc.
- Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữ nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.
2. Chủ đề của tác phẩm văn học
Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lãi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.
3. Biệt ngữ xã hội
Là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa) hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó. Do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. 
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. 
+ Soạn bài: Lá cờ thêu sáu chữ vàng
TIẾT: VĂN BẢN 1. LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG
(Nguyễn Huy Tưởng)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- HS nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản
- Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin ... ng nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài.
d. Tui là từ ngữ địa phương. Trong trường hợp viết biên bản phải sử dụng từ ngữ toàn dân. Thay từ “tui” bằng từ “tôi”.
Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào cần tránh dùng từ ngữ địa phương?
a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường
b. Trò chuyện với những người thân trong gia đình
c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp
d. Nhắn tin cho một bạn thân
e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách tham quan
Trả lời:
Những trường hợp cần tránh dùng từ ngữ địa phương là:
a. Phát biểu ý kiến tại một đại hội của trường
c. Viết biên bản cuộc họp đầu năm của lớp
e. Thuyết minh về di tích văn hóa ở địa phương cho khách thăm quan
TIẾT: VĂN BẢN . TA ĐI TỚI
(Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS xác định được bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,)
- HS nhận biết và phân tích được nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả
- Học sinh xác định được hình ảnh trung tâm của văn bản
- Học sinh phân tích được cách đặt nhan đề của văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ta đi tới
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhan đề của văn bản
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Ta đi tới
b. Nội dung: GV tổ chức “Talk show” với nội dung “ Chia sẻ cảm nhận của em về lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta cho đến ngày hôm nay”
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS những cảm nhận của cá nhân em
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi cho buổi “Talk show”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ta đi tới
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “ Ta đi tới”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Ta đi tới
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Là nhà cách mạng, đồng thời là nhà thơ 
- Hành trình thơ Tố Hữu sang song với hành trình cách mạng; mỗi tập thơ của ông luôn gắn với một giai đoạn của cách mạng Việt Nam. 
- Thơ Tố Hữu thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại. 
Các tập thơ tiêu biểu của ông: Từ ấy (1946),Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1971), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (2000)
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
Bài thơ Ta đi tới (in trong tập Việt Bắc) được Tố Hữu sáng tác vào tháng 8 năm 1954 – thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. 
b. Thể loại: thơ tự do
c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: 
- HS xác định được bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,)
- HS nhận biết và phân tích được nguồn cảm hứng thơ ca của tác giả
- Học sinh xác định được hình ảnh trung tâm của văn bản
- Học sinh phân tích được cách đặt nhan đề của văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Ta đi tới
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Ta đi tới
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
+ Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bối cảnh lịch sử và nguồn cảm hứng được gợi lên trong bài thơ
- Không gian: rộng được tác giả nhắc nhiều qua các địa danh trên khắp mọi miền tổ quốc. 
Thời gian: ban ngày 
Thời điểm: tháng 8 năm 1954 cuộc cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. 
=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao. 
2. Hình ảnh trung tâm của bài thơ
- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.
=> Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.
- Hình ảnh trung tâm của đoạn trích là nhân vật trữ tình "ta". Hình ảnh này có thể là Quân dân ta/ Nhân dân/ Dân tộc/ Những người dân nước Việt.
3. Nhan đề của văn bản
 Nhan đề bài thơ “Ta đi tới” thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Nhan đề thể hiện sự tự do, chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.
+ Nhan đề vừa ngợi ca chiến thắng, niềm tự hào, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.
=>  Đây là một nhan đề độc đáo, gây ấn tượng với người đọc.
III/ TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật 
Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
So sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, cao như núi, dài như sông) 
Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai”, “Đường” 
2. Nội dung
Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp câu trúc câu được sử dụng trong bài thơ
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em để góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học tổ chức hoạt động “HỌC SINH NÓI” với nội dung: Từ văn bản Ta đi tới, nêu trách nhiệm của em để góp phần vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại 4.0?
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
- Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_1_c.docx