Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Những câu chuyện hài - Trịnh Thị Trinh

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột hành động. nhân vật, lời thoại , thủ pháp trào phúng.

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.

- Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn; giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng.

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện cười

- Năng lực nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

 

docx 85 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Những câu chuyện hài - Trịnh Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Những câu chuyện hài - Trịnh Thị Trinh

Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 5: Những câu chuyện hài - Trịnh Thị Trinh
BÀI 5 – NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: .. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột hành động. nhân vật, lời thoại , thủ pháp trào phúng.
Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ. 
Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn; giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng. 
Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. 
Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác. 
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. 
- Năng lực nhận biết được một số yếu tố của truyện cười
- Năng lực nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
3. Phẩm chất:
 -	Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hưởng đến cách ứng xử phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu cho HS xem hình ảnh một số tác phẩm truyện cười nổi tiếng
- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo em, một câu chuyện có yếu tố gây cười thường có đặc điểm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời sau khi xem xong tranh, ảnh
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn: Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười. Có tiếng cười cuộc sống sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn. Và chủ đề hôm nay chúng ta học cũng liên quan tới tiếng cười và đó là Những câu chuyện hài
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Những câu chuyện hài và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gợi dẫn HS vào bài học bằng tổ chức cho HS thi nhau kể tên những vở hài kịch, những câu chuyện cười học sinh đã nghe, đã xem, đã đọc.
- GV đặt câu hỏi thêm cho HS: “Theo em, những vở hài kịch, những câu chuyện cười mang lại điều gì cho người đọc?”
- GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc tìm hiểu truyện cười
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời, chia sẻ các câu hỏi gợi mở của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- HS thi nhau kể về các tác phẩm đã nghe, đã đọc
- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp. 
- Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiển của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá suốt các nội dung bài học. 
- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
- Chủ đề 5: Cuộc sống không thể thiếu tiếng cười.Có tiếng cười vui sảng khoái, có tiếng cười đầy sức mạnh, có thể góp phần loại bỏ những cái xấu trong đời sống. Điều gì làm chúng ta cười? Con người đã dùng những cách thức, những loại hình nghệ thuật nào để tạo nên tiếng cười trước những thói tật của chính mình? Em sẽ tìm thấy một phần câu trả lời qua bài học này
Ở bài học trước, em đã làm quen với những biểu hiện của tiếng cười qua thơ trào phúng Đường luật. Trong bài học này, em tiếp tục khám phá những cách thức tạo ra tiếng cười ở các văn bản thuộc thể loại hài kịch và truyện cười. Những bài ca dao trào phúng kết nối với chủ đề bài học sẽ cho em hiểu rõ hơn ý nghĩa phong phủ và biểu hiện đa dạng của tiếng cười trong văn học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được một số yếu tố của hài kịch và truyện cười, nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu văn nghị luận xã hội
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về những tri thức về hài kịch và truyện cười
+Hài kịch là:.
+ Truyện cười là
- GV cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100), sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS:
+ Đặc điểm của xung đột trong các tác phẩm hài kịch là gì?
+ Hài kịch sử dụng các thủ pháp trào phùng nhằm mục đích gì?
+ Các yếu tố chính trong những tác phẩm truyện cười là gì?
+ Truyện cười có phải là truyện dân gian không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. 
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về câu hỏi tu từ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về khái niệm, tác dụng của câu hỏi tu từ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 100) về liên kết trong văn bản, sau đó GV yêu cầu HS ghi chép những ý chính về khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
1. Hài kịch
- Hài Kịch là một thể loại của kịch, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu,... đối lập với các chuẩn mực và cái tốt đẹp, tiến bộ. Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bốn trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cuối. Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ... Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch. Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang: dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lùng, nhại....
2. Truyện cười
• Truyện cười là một thể loại tự sự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười nhằm chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mĩ tục của con người và còn nhằm mục đích giải trí
Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống.... Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Nhân vật chính trong truyện cuối thường là đối tượng bị chế giễu
Ngôn ngữ truyện cuối dân dã, nhiều ẩn ý.
• Truyện cười thường là truyện dân gian, tuy nhiên cũng có cả ở hình thức truyện kể của văn học viết.
3. Câu hỏi tu từ
a/ Khái niệm:
- Câu hỏi tu từ là câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định, phủ định, bộc lộ cảm xúc,...
b/ Tác dụng
Khác với câu hỏi thông thường, câu hỏi tu từ được sử dụng nhằm đạt một số hiệu quả giao tiếp như tăng sắc thái biểu cảm, biểu đạt ý nghĩa một cách tế nhị, uyển chuyển.
4. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
- Nghĩa hàm ẩn là nghĩa được suy ra từ nghĩa tường minh của cả câu, từ nghĩa của từ ngữ trong câu và từ ngữ cảnh cách sử dụng câu.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn để giải quyết bài tập. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. 
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. 
+ Soạn bài: Trưởng giả học làm sang 
TIẾT: VĂN BẢN 1. TRƯỞNG GIẢ HỌC LÀM SANG
(Mô – li - e)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
- Học sinh phân tích được ... về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản và theo dõi thông tin về tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm học tập: Bài đọc của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc văn bản và theo dõi thông tin về tác giả, tác phẩm 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV đưa thông tin về tác giả tác phẩm lên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Aziz Nesin, đọc là Azit Nexin hay Azit Nêxin, (tên khai sinh là Mehmet Nusret; 20 tháng 12 năm 1915 -  6 tháng 7 năm 1995) là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở Thổ Nhĩ Kỳ và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.
2.Tác phẩm
a/ Thể loại: Truyện cười
b/ Tóm tắt:
Câu chuyện kể về một anh chàng cứ trì hoãn công việc đổ lỗi cho hoàn cảnh diễn ra không thuận lợi và thu hút. Kể cả đến cuối cùng thì những con ruồi lại trở thành mối cản trở giấc mơ trở thành nhà văn của anh ta.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: 
- HS xác định được những đặc điểm của thể loại truyện cười
- HS nhận biết và phân tích được vấn đề bị đem ra phê phán
- Học sinh chỉ ra và phân tích được thủ pháp trào phúng của truyện
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu đặc điểm của truyện cười trong văn bản
+ Nêu vấn đề được đem ra phê phán
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1.Đặc điểm của truyện cười trong văn bản
- Truyện kể về một chàng trai viện cớ điều kiện không thuận lợi để trì hoãn ước mơ của mình.
- Điều nực cười rằng đến cuối cùng những con ruồi lại là thứ cản trở một “nhà văn xuất sắc”.
- Tình huống truyện xoay quanh một anh chàng lên 10 tuổi đang trên con đường thực hiện ước mơ. 
- Nhà văn đã dẫn dắt người đọc thấy được những câu chuyện đời thường đôi khi lại vô lí, buồn cười đến lạ.
2. Vấn đề đem ra phê phán
Nhà văn Azit Nexin đã xây dựng cốt truyện giản dị nhưng đầy xung đột của nội tâm nhân vật. Với biện pháp thủ thuật tài tình trong từng câu chữ, ông đã cho chúng ta thấy được hiện thực về tính cách rụt rè, e ngại trước khó khăn đáng lên án. Ta có thể thấy, ông gửi gắm sự bất mãn trong tác phẩm nhưng lại khiến trong lòng người đọng đọc lại một hy vọng rằng một ngày khi loài ruồi bị tiêu diệt thì có thể thưởng thức được một tác phẩm vĩ đại bởi chí ít cậu ta cũng đã hành động để có được những điều kiện lí tưởng cho cuộc sống.
3.Thủ pháp trào phúng trong truyện
- Tác giả xây dựng nhân vật một con người chục năm rồi không thực hiện được việc học nghiêm túc mà còn mơ trở thành một tiểu thuyết gia, thật tò mò muốn xem cậu ta thay đổi như thế nào để thực hiện hoài bão của mình.
- Cao trào khiến ta không khỏi bật cười là cậu ta lúc này lại đổ lỗi cho một loài côn trùng vô chi, vô giác, chính là loài ruồi: “Ruồi nhiều quá! Ruồi không còn làm ăn gì được nữa!...Ôi, giá mà không có ruồi!”
III/ TỔNG KẾT
1.Nghệ thuật 
- Sử dụng thủ pháp trào phúng cùng lối viết sáng tạo
2. Nội dung
Phê phán những người không có ý chí, dễ nản lòng trước khó khăn và luôn tìm lí do bao biện cho bản thân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Giá không có ruồi
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về lời nói, hành động của nhân vật trong truyện theo thời gian
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày bài làm
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật trong truyện
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để viết đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật trong truyện
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn khoảng 10 – 12 dòng nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật trong truyện
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
- Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 
* Phiếu học tập 
TIẾT: ĐỌC MỞ RỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Học sinh nhận biết được một số bài thơ trào phúng viết theo thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt Đường luật, một số hài kịch và truyện cười
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
3. Phẩm chất:
- Tích cực, tự giác trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share ” ( Nghĩ – bắt cặp - chia sẻ)
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn “Ngoài hài kịch, truyện cười có sử dụng thủ pháp trào phúng, em còn biết thể loại nào cũng có sử dụng thủ pháp trào phúng không?”
- GV gọi HS trả lời
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
a. Mục tiêu: 
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến các thể loại thơ, truyện, hài kịch sử dụng thủ pháp trào phúng
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm kiếm thông tin về thể loại trào phúng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV ôn tập lại lí thuyết cho học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức.
Trào phúng là một loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước, được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về chủ đề Những câu chuyện hài
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 123
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 123
Tìm đọc một số bài thơ trào phúng viết theo thể thất ngôn bát cú, từ tuyệt Đường luật; một số hài kịch và truyện cuối. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin đáng chú ý về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản mà em đã dọc.
 Trao đổi với các bạn về
- Chủ đề, các yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bất cú và thơ từ tuyệt Đường luật (bố cục, niêm, luật, vẫn, nhịp, đối) và nghệ thuật trào phúng của tác giả. 
- Chủ đề và các yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng được sử dụng trong văn bản.
 - Chủ đề và các yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ của văn bản đã đọc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trao đổi với bạn bè về những kiến thức đã học ở chủ đề 5
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trao đổi với bạn bè về những kiến thức đã học ở chủ đề 5
c. Sản phẩm học tập: Phần thực hiện nhiệm vụ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_5_nhung.docx