Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lời sông núi - Trịnh Thị Trinh

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

 Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

 Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết

 Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại

 Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, biết vận dụng trong tiếp nhận và tạo lập văn bản,

 Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

 Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

 

docx 98 trang Khánh Đăng 27/12/2023 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lời sông núi - Trịnh Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lời sông núi - Trịnh Thị Trinh

Giáo án Ngữ Văn 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 3: Lời sông núi - Trịnh Thị Trinh
BÀI 3 – LỜI SỐNG NÚI
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 8
Thời gian thực hiện: .. tiết
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại
Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp, biết vận dụng trong tiếp nhận và tạo lập văn bản,
Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống. 
Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học. 
3. Phẩm chất:
-	Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm bài viết, bài trình bày của HS.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. 
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Để một văn bản nghị luận có tính logic, chặt chẽ chúng ta cần quan tâm vào yếu tố nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS. 
- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Lời sông núi và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân. 
b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học. 
c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thực hiện đọc phần giới thiệu bài học trng 57 – SGK
- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể tên một số nhân vật kiệt xuất – những anh hùng lịch sử của dân tộc Việt Nam mà em biết? Em có suy nghĩ gì về những đóng góp của họ cho đất nước?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Câu trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia nhiệm vụ của lớp
- GV chốt kiển thức về chủ đề bài học è Ghi lên bảng.
I. Giới thiệu bài học. 
Trong suốt chiều dài lịch sử, biết bao thế hệ người Việt Nam đã hi sinh xương máu để xây đắp và gìn giữ đất nước mình. Gia tài vô cùng quý báu trong truyền thống của người Việt Nam là lòng yêu nước, là sự gắn bó máu thịt với quê hương. xứ sở. Lòng yêu nước thể hiện ở hành động đấu tranh dựng nước và giữ nước, ở các giá trị tinh thần được tạo nên, trong đó có những áng văn sống mãi với thời gian.
Với bài học này, em sẽ đọc một số bài văn nghị luận đặc sắcđược viết nên bởi những con người kiệt xuất – những nhân vật lịch sử có trọng trách đối với đất nước, kết tinh hào khí của cha ông trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Các văn bản trong bài ra đời vào những thời đại khác nhau, nhưng vẫn đồng điệu ở tình cảm yêu nước, và đều là mẫu mực của văn bản nghị luận. Kết nối với chủ đề bài học là một bài thơ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc ra đời cách đây hơn một nghìn năm, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ của cha ông ta.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn
Mục tiêu: Cung cấp tri thức ngữ văn về luận đề, luận điểm trong văn bản, mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm và lí lẽ bằng chứng trong văn bản nghị luận.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi nhằm kích hoạt kiến thức nền về luận đề, luận điểm trong văn bản nghị luận
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm đôi để hoàn thành bài tập gợi dẫn. 
- HS nghe câu hỏi, đọc phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành trả lời câu hỏi chắt lọc ý. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.
Dự kiến sản phẩm làm nhóm đôi:
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tri thức Ngữ văn về mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS tiếp tục đọc thông tin trong mục Tri thức Ngữ Văn trong SGK (trang 58) 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chép 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- Phần ghi chép của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
II. Tri thức Ngữ văn
- Luận đề là vấn đề được luận bàn trong văn bản nghị luận. Vấn đề đó có tính chất bao trùm, xuyên suốt văn bản. Mỗi văn bản nghị luận thường chỉ có một luận đề. Luận đề có thể được nêu rõ ở nhan đề, ở một số câu hoặc có thể được khái quát từ toàn bộ nội dung của văn bản. Luận đề trong văn bản nghị luận xã hội là hiện tượng hay vấn đề của đời sống được nêu để bàn luận.
- Luận điểm là các ý triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận. Qua luận điểm được trình bàycó thể nhận thấy ý kiến cụ thể của người viết về vấn đề được bàn luận.
2. Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận
Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. Mối liên hệ này có tính tầng bậc. Như đã nêu trên, văn bản nghị luận trước hết phải có một luận đề. Từ luận đề, người viết triển khai thành các luận điểm. Mỗi luận điểm muốn có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lí lẽ và mỗi lí lẽ cần được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể. Có thể hình dung mối liên hệ này qua sơ đồ sau:
3. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung. Việc phân biệt các kiểu đoạn văn này liên quan đến câu chủ đề, tức là câu thể hiện nội dung bao quát của đoạn văn.
- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.
- Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.
- Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.
- Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố và vận dụng những kiến thức về bài Lời sông núi phần tri thức ngữ văn để giải quyết bài tập. 
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức. 
c. Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Sau khi học xong bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn, em tiếp thu được những tri thức gì? Hãy hệ thống hóa lại kiến thức đó bằng sơ đồ tư duy. 
- GV hướng dẫn HS hoàn thành sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi một vài HS trình bày sơ đồ đã hoàn thành trước lớp, các HS khác quan sát, lắng nghe và bình chọn ra sản phẩm đẹp, đủ và đúng nhất. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của cả lớp và tổng kết lại bài học. 
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập lại bài Giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ Văn. 
+ Soạn bài: HỊCH TƯỚNG SĨ
TIẾT: VĂN BẢN 1. HỊCH TƯỚNG SĨ
(Trần Quốc Tuấn)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề, phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hịch tướng sĩ
- Năng lực nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Tự hào, biết ơn những người anh hùng dân tộc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Hịch tướng sĩ
b. Nội dung: HS thể hiện hiểu biết về lịch sử dân tộc
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi phát vấn: Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Theo em, điều gì khiến quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ra đều phải chịu thất bại?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chia sẻ cảm nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận ... ức thuyết phục
+ Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, luận cứ phải chân thật, đúng đắn thì mới khiến luận điểm có sức thuyết phục
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Trả lời:
Những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Giống nhau: Dẫn chứng đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.
- Khác nhau:
+ Hịch tướng sĩ dùng dẫn chứng để khích lệ binh lính chiến đấu.
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dùng dẫn chứng để bày tỏ truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
Trả lời:
Ví dụ văn bản: Phải chăng chỉ có ngọt nào mới làm nên hạnh phúc – Phạm Thị Ngọc Diễm.
- Luận đề: Phải chăng chỉ có ngọt ngào làm nên hạnh phúc?
- Luận điểm:
+ Ngọt ngào là hạnh phúc
+ Hạnh phúc không chỉ đến từ những điều ngọt ngào ấy, nó còn có thể được tạo nên bởi những vất vả, mệt nhọc, thậm chỉ là nỗi đau. 
- Các kiểu đoạn văn:
+ Đoạn 1: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 2: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 3: Đoạn văn hỗn hợp
+ Đoạn 4: Đoạn văn diễn dịch
+ Đoạn 5: Đoạn văn quy nạp
+ Đoạn 6: Đoạn văn hỗn hợp
TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC: CHIẾU DỜI ĐÔ
(Lý Công Uẩn)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được các đặc điểm của thể chiếu
- HS chỉ ra và phân tích được hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đo từ Hoa Lư về Đại La
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu nước, tự hào dân tộc
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Chiếu dời đô 
b. Nội dung: GV cho học sinh xem video giới thiệu về nhà Lý
c. Sản phẩm: HS quan sát video
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video: https://youtu.be/Vt3MKmcPVpY
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- HS theo dõi video
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, đọc văn bản và theo dõi thông tin về tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm học tập: Bài đọc của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc văn bản và theo dõi thông tin về tác giả, tác phẩm 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi văn bản
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV đưa thông tin về tác giả tác phẩm lên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Lí Công Uẩn (974-1028), tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang (Từ Sơn, Bắc Ninh).
- Là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.
- Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.
b, Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Từ đầu → “không thể không dời đổi”: Lí do dời đô.
- Phần 2: Tiếp theo → “đế vương muôn đời”: Lí do chọn Đại La làm kinh đô.
- Phần 3: Còn lại: Quyết định dời đô.
c, Thể loại: Chiếu – là thể văn được vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
Mục tiêu: HS chỉ ra và phân tích được hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đo từ Hoa Lư về Đại La
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Tìm những lí lẽ, bằng chứng Lý Công Uẩn đưa ra để thuyết phục quan lại, nhân dân dời đô
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức Ghi lên bảng.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Lí do cần dời đô
- Dời đô là việc thường xuyên xảy ra trong lịch sử và đem lại lợi ích lâu dài
   + Nhà Thương: 5 lần dời đô
   + Nhà Chu: 3 lần dời đô
- Mục đích:
   + Kinh đô được đặt ở một nơi trung tâm của đất trời, phong thủy và khẳng định vị thế
   + Thuận lợi cho sự nghiệp, mưu toan việc lớn
   + Là nơi thích hợp để có thế tồn tại đất nước, tính kế muôn đời cho con cháu
- Kết quả:
   + Vận mệnh đất nước được lâu dài
   + Phong tục, tập quán, lối sống đa dạng, phồn thịnh
- Nhà Đinh- Lê đóng đô một chỗ là hạn chế
- Hậu quả:
   + Triều đại không lâu bền, suy yếu không vững mạnh dễ dàng bị suy vong
   + Trăm họ hao tổn
   + Số phận ngắn ngủi, không tồn tại
   + Cuộc sống, vạn vật không thích nghi
⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực của nước ta lớn mạnh, ý chí tự cường
2. Nguyên nhân chọn Đại La làm kinh đô
- Các lợi thế của thành Đại La
   + Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương
   + Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt
   + Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng ⇒ Xứng đáng là nêi định đô bền vững, là nêi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh
- Bài Chiếu bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn có tính chất tâm tình khi nhà vua hỏi qua ý kiến các quần thần
⇒ Luận cứ có tính thuyết phục vì được phân tích trên nhiều mặt ⇒ Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Chiếu dời đô
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Vì sao nói việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài trắc nghiệm về văn bản Chiếu dời đô
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu ?
A.Giãi bày tình cảm của người viết.
B. Kêu gọi, cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc.
D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
Chọn đáp án: D
Câu 2: . Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua nhà Thương, nhà Chu đã nhiều lần dời đô nhằm chứng tỏ việc dời đô xưa nay không phải là việc làm tuỳ tiện mà luôn gắn liền với yêu cầu xây dựng kinh đô ở nơi trung tâm, tạo nền móng cho sự phát triển lâu dài của đất nước và phù hợp với ‘ý dân’, ‘mệnh trời’. Đúng hay sai ?
A. Đúng      B. Sai
Chọn đáp án: A
Câu 3: Câu ‘Trẫm rất đâu xót về việc đó, không thể không dời đổi’ là câu phủ định. Đúng hay sai?
A. Đúng      B. Sai
Chọn đáp án: B
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu ‘Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi’.
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đô.
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô.
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Chọn đáp án: C
Câu 5: Những lợi thế của thành Đại La là gì?
A. Ở vào nơi trung tâm của trời đất, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi.
B. Đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông, dựa núi.
C. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà lại thoáng.
D. cả A, B và C.
Chọn đáp án: D
Câu 6: Chiếu dời đô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự     C. Thuyết minh
B. Biểu cảm      D. Nghị luận
Chọn đáp án: D
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
- Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm)
TỐT
(5 – 7 điểm)
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm)
Hình thức
(2 điểm)
0 điểm 
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả
Sai lỗi chính tả 
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả 
2 điểm 
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu 
Trình bày cẩn thận 
Không có lỗi chính tả
Có sự sáng tạo
Nội dung
(6 điểm)
1 - 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm 
Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn 
Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 
4 – 5 điểm 
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn 
Trả lời đúng trọng tâm
Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao
Có sự sáng tạo 
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm 
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ 
Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 
1 điểm 
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát 
Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 
2 điểm 
Hoạt động gắn kết 
Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo 
Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động
Điểm 
TỔNG 
* Phiếu học tập 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_8_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3_loi_s.docx